会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq uefa champions league】Cơ quan quản lý chuyên ngành nên áp dụng quản lý rủi ro!

【kq uefa champions league】Cơ quan quản lý chuyên ngành nên áp dụng quản lý rủi ro

时间:2024-12-23 20:08:58 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:862次

co quan quan ly chuyen nganh nen ap dung quan ly rui ro

Địa điểm KTCN tập trung tại cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: H.Nụ.

Đề xuất QLRR trong KTCN

Tổng cục Hải quan đã triển khai thí điểm 9 địa điểm KTCN tập trung tại các tỉnh,ơquanquảnlýchuyênngànhnênápdụngquảnlýrủkq uefa champions league thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh theo Đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK.

Thời gian qua, cơ quan Hải quan nhận được nhiều phản ánh vướng mắc của cộng đồng DN liên quan đến hoạt động quản lý kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa XNK. Các DN cho rằng, thủ tục và quy trình kiểm tra vẫn rườm rà, nhiêu khê, thường đến từ các bộ, ngành liên quan. Theo Tổng cục Hải quan, hiện nay Hải quan đang áp dụng quản lý rủi ro đối với DN XNK, vậy các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng nên áp dụng hình thức này nhằm hỗ trợ DN thông quan hàng hóa nhanh, giảm chi phí. Đồng thời, những DN chấp hành tốt về KTCN nên cho áp dụng cơ chế quản lý rủi ro để khuyến khích DN thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của mình.

Một trong những vấn đề DN “bức xúc” thời gian qua liên quan nhiều đến việc thực hiện kiểm dịch hàng hóa XNK. DN nêu, từ 1-1-2015, cơ quan Kiểm dịch thực vật yêu cầu hàng XK, bao gồm cả hàng nông, lâm sản như hạt điều, tinh bột sắn, cà phê… phải kiểm dịch thực vật mới được XK, kể cả trường hợp phía đối tác nước ngoài không yêu cầu phải kiểm dịch. DN nhấn mạnh, việc này đã làm tăng thời gian thông quan hàng hóa, tăng chi phí cho DN, bên cạnh đó, thời gian làm thủ tục kiểm dịch dài. Do đó, DN kiến nghị bãi bỏ việc kiểm dịch hàng XK đối với trường hợp phía đối tác không yêu cầu hàng phải kiểm dịch tại nước XK.

Giải quyết “bức xúc” này của DN, Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 1-10-2015, đơn vị đã có công văn số 8960/TCHQ-VP hướng dẫn thủ tục hải quan liên quan đến hàng hóa XK phải kiểm dịch. Theo đó, cơ quan Hải quan không yêu cầu DN phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Trước kiến nghị của cộng đồng DN về việc thời gian qua, một số đơn vị Hải quan, công chức Hải quan vẫn áp dụng máy móc các quy định như yêu cầu kiểm tra chất lượng vải giả da trên một số chỗ bọc vải giả da của xe đẩy người tàn tật.

Làm sáng tỏ vấn đề này, một lần nữa cơ quan Hải quan nhấn mạnh, việc kiểm tra chất lượng vải giả da trên một số chỗ bọc vải giả da của xe đẩy cho người tàn tật thực hiện theo quy định tại Thông tư 32/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may. Tuy nhiên, Thông tư 32/2009/TT-BCT không hướng dẫn cụ thể phương thức lấy mẫu đối với những trường hợp này. Do đó, cũng gây không ít khó khăn cho cơ quan Hải quan cũng như DN.

Trước những khó khăn này của DN, Bộ Công Thương đã tháo gỡ tại Thông tư 37/2015/TT-BCT (thay thế Thông tư 32/2009/TT-BCT) theo hướng DN cung cấp mẫu vật liệu, chi tiết phụ kiện, chi tiết trang trí do nhà sản xuất cung cấp kèm theo văn bản xác nhận (bản chính có đóng dấu và chữ ký của đại diện nhà sản xuất hoặc bên bán hàng), các mẫu được lấy là vật liệu dùng để sản xuất các sản phẩm trên.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho DN, Tổng cục Hải quan cũng kiến nghị Bộ Công Thương rà soát, quy định lại Danh mục hàng hóa phải kiểm tra theo hướng loại trừ các sản phẩm phục vụ cho mục đích đặc biệt như hàng hóa an ninh quốc phòng, hàng hóa phục vụ vì mục đích y tế, cho người tàn tật…

Thời hạn doanh nghiệp nộp kết quả chất lượng

Nhiều DN cũng cho rằng, quy định về thời hạn nộp kết quả kiểm tra chất lượng chưa phù hợp với mặt hàng máy móc thiết bị nặng, lô hàng lớn.

Tổng cục Hải quan cho biết, tại Khoản 6, Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK, người khai hải quan có trách nhiệm nộp kết quả KTCN cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản trừ trường hợp việc kiểm tra kéo dài theo xác nhận của cơ quan KTCN. Do đó, Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, trường hợp chậm trễ kéo dài do cơ quan KTCN, người khai hải quan sẽ không bị phạt chậm nộp nếu có xác nhận của cơ quan KTCN.

Cụ thể, Công ty Samsung Display Viet Nam Co., Ltd phản ánh, theo Điều 93 của Thỏa thuận phát triển dự án với UBND tỉnh Bắc Ninh có ghi: Chất lượng máy móc thiết bị NK tạo tài sản cố định và thực hiện dự án không chịu sự kiểm soát về chất lượng của các cơ quan Nhà nước Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào. Công ty tự chịu trách nhiệm đối với chất lượng máy móc tự NK này. Công ty được tự đảm bảo chất lượng hàng hóa NK đối với các hàng hóa NK sau: Thiết bị máy móc, nguyên liệu, vật tư, phụ tùng, linh kiện và các hàng hóa khác NK để triển khai hoạt động đầu tư (phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng nội bộ Công ty, không trực tiếp lưu thông trên thị trường). DN đang lúng túng bởi, theo Thỏa thuận trên thì DN có thể khai báo hải quan mà không cần phải xin giấy phép NK hay giấy kiểm tra chất lượng của bất kỳ cơ quan nhà nước nào, có đúng hay không. Tất cả các mặt hàng chịu điều chỉnh của các ban, ngành đều phải xin giấy phép NK trước khi thông quan. Hồ sơ chỉ được hoàn thiện khi hàng hóa bắt đầu khởi hành nhưng thời gian cấp giấy phép từ các ban, ngành rất lâu. Theo chế độ ưu tiên của DN, DN có thể giải phóng hàng hóa thông quan hàng hóa trước, khai bổ sung thông tin giấy phép NK sau được không?

Trả lời DN trong trường hợp này, Tổng cục Hải quan cho biết, thỏa thuận phát triển dự án với UBND tỉnh không phải là căn cứ pháp lý để DN thực hiện việc kiểm tra chất lượng, xin giấy phép đối với hàng hóa DN. Tổng cục Hải quan cho biết, việc thực hiện kiểm tra chất lượng, xin giấy phép NK đối với hàng hóa trong đó bao gồm máy móc, thiết bị thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn. Do vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị DN đối chiếu với các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để thực hiện.

Theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ, đối với hàng hóa NK theo giấy phép, DN phải có giấy phép NK trước khi thông quan, không có quy định giấy phép được hoàn thiện sau khi thông quan kèm theo cam kết của DN.

Một DN có hoạt động XNK qua địa bàn Hải quan Đà Nẵng nêu, theo quy định của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT hàng quá cảnh trong danh mục phải kiểm dịch và danh mục phải phân tích nguy cơ dịch hại phải xin giấy phép của Cục Kiểm dịch mới có thể kiểm dịch tại cửa khẩu. DN cho rằng, đây là quy định không cần thiết, tốn chi phí và thời gian cho DN, do đó, DN kiến nghị sửa đổi, bỏ việc xin giấy phép của Cục Kiểm dịch, hàng quá cảnh không cần giấy phép vẫn có thể kiểm dịch tại cửa khẩu.

Về vấn đề DN nêu, Tổng cục Hải quan ghi nhận nội dung vướng mắc của DN. Tổng cục Hải quan cho rằng, cần kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét sửa đổi Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT theo hướng bãi bỏ quy định cấp phép kiểm dịch đối với hàng quá cảnh để giảm bớt thủ tục hành chính, giảm phiền hà và tạo thuận lợi cho cả DN lẫn các cơ quan chức năng tại cửa khẩu quản lý hàng quá cảnh.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu thời gian tới
  • Trái phiếu: Lãi suất kỳ hạn chuẩn 5 năm ‘thủng’ mốc 5%/năm
  • Mưa Huế, lụt Huế
  • Người chết bất ngờ tỉnh lại ngay trước khi bị lấy nội tạng 
  • GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05%
  • 10 triệu cổ phiếu TTH lên niêm yết trên HNX
  • ATA: Chủ tịch đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu
  • Hơn 121 triệu cổ phiếu Vocarimex lên sàn UPCoM
推荐内容
  • Dự thảo Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng cho cụm máy bơm động cơ nước sạch và máy bơm
  • Cận cảnh nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh
  • DC4 phát hành 20 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi
  • Thiếu hụt nghiêm trọng tên lửa đánh chặn, Israel đối mặt nguy hiểm gia tăng
  • SagoGifts
  • Hiện đại hóa cùng VNACCS/VCIS