【cúp quốc gia uruguay】Làm gì để huy động nguồn lực đầu tư cho giao thông xanh?
TPHCM kêu gọi đầu tư cho tăng trưởng xanh 134 dự án giao thông nhận khoản tiền đầu tư kỷ lục 7 tỷ euro của EU Cần có bộ tiêu chí xác định lĩnh vực,àmgìđểhuyđộngnguồnlựcđầutưchogiaothôcúp quốc gia uruguay dự án xanh để khơi thông dòng vốn xanh |
3 kịch bản và 4 giải pháp để phát thải ròng về 0
Phát biểu tại tọa đàm "Phát triển giao thông xanh: Thách thức và Giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư", Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh. Thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP 26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí mê tan của ngành giao thông vận tải, với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, nhằm thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
Trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông xanh, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng được tuyến đường sắt đô thị, triển khai được hàng trăm xe buýt điện, hàng chục nghìn ô tô điện đang vận hành. Tuy nhiên, so với mục tiêu đặt ra thì đây mới là kết quả bước đầu, cần tiếp tục giành nguồn lực, các chính sách để khuyến khích người dân, doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất và sử dụng phương tiện.
Theo GS.TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội, theo số liệu năm 2021, tiêu thụ năng lượng trong ngành giao thông vận tải đứng vị trí thứ 2 (16,5%), chỉ xếp sau công nghiệp (51,4%). Trong đó, hơn 95% nhu cầu năng lượng của ngành giao thông vận tải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Do đó, mục tiêu đặt ra là xây dựng kịch bản giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải đến năm 2050 theo hướng phát thải ròng về 0, áp dụng cho 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển ven bờ và hàng không.
Cũng theo GS.TS Lê Anh Tuấn, có 3 kịch bản được đưa ra cho mục tiêu giảm phát thải bằng 0 gồm: kịch bản BAU (phát triển giao thông vận tải theo hướng phát thải thông thường), kịch bản quốc gia tự thực hiện (kịch bản NTL - giảm phát thải bằng nguồn lực trong nước) và kịch bản hướng tới phát thải ròng bằng 0 (kịch bản PTR0 - có sự hỗ trợ của quốc tế). Các kịch bản này sử dụng 4 giải pháp chính gồm: sử dụng năng lượng hiệu quả, chuyển đổi phương tiện cá nhân sang công cộng, chuyển đổi vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy, chuyển đổi nhiên liệu, năng lượng.
Dự báo kết quả giai đoạn 2025 - 2050, về luân chuyển hành khách, đường bộ luôn chiếm thị phần lớn nhất (trên 85%) và không khác biệt đáng kể giữa 3 kịch bản. Với kịch bản NLTN và PTR0, hàng không chiếm thị phần cao thứ hai, nhưng có xu hướng giảm dần và nhường thị phần cho vận tải đường sắt. Về luân chuyển hàng hóa, đường bộ, đường ven biển và đường thủy nội địa là các lĩnh vực chiếm thị phần lớn nhất trong cả 3 kịch bản. Tuy nhiên với kịch bản PTR0, có sự chuyển dịch giảm thị phần đường bộ và tăng rõ rệt thị phần đường sắt.
Chi phí đầu tư giai đoạn 2025 - 2050 cho kịch bản NLTN khoảng 1.176,17 tỷ USD. Kịch bản PTR0 có chi phí 1.225,37 tỷ USD, cao hơn NLTN nhưng cơ bản sẽ hướng tới được mục tiêu phát thải về “0” vào 2050.
“Để thực hiện các kịch bản này, cần có công tác quản lý nhà nước, phối hợp liên ngành; cơ chế huy động nguồn lực và phân bổ vốn đầu tư; phát triển khoa học công nghệ, kịp thời đáp ứng chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải; đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với chuyển đổi năng lượng xanh trong giao thông vận tải; quan hệ hợp tác quốc tế; cơ chế giám sát thực hiện; cũng như truyền thông nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng”, GS.TS Lê Anh Tuấn cho biết thêm.
Việc đưa vào hoạt động các tuyến đường sắt trên cao hiện đang tạo ra những kết quả khả quan trong việc dần thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông. Ảnh minh hoạ: XT |
Huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế
Theo ông Lưu Quang Thìn, Vụ phó Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Giao thông vận tải), định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030 tầm nhìn 2050, mục tiêu đặt ra là phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hợp lý, bảo đảm cân đối, hài hòa, tận dụng lợi thế của các phương thức vận tải, nâng cao tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ở các đô thị lớn. Cụ thể, đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc, tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế có nhu cầu vận tải hàng hóa lớn như, kết hợp đầu tư đồng bộ với hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên các tuyến cao tốc để hỗ trợ chuyển đổi phương tiện đường bộ. Ước tính theo quy hoạch, tổng mức đầu tư các dự án đến năm 2030 vào khoảng 24,8 tỷ USD; đến năm 2050 vào khoảng 33,64 tỷ USD.
Trong đó, đường sắt là loại hình giao thông có ưu thế về vận chuyển khối lượng lớn, nhanh, an toàn, thuận tiện, chi phí hợp lý, giảm ô nhiễm môi trường nên sẽ là một trong các ưu tiên đầu tư. Cụ thể, sẽ tập trung xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM để giảm ùn tắc giao thông, kết nối với tuyến đường sắt tốc độ cao để hình thành mạng lưới vận chuyển hành khách thuận tiện trong cả nước; đầu tư các tuyển đường sắt mới, điện khí hóa để kết nối cảng biển quan trọng, kết nối cảng hàng không; cải tạo, nâng cấp các tuyền đường sắt hiện có đồng bộ hạ tầng sử dụng điện, năng lượng xanh. Theo tính toán, tổng mức đầu tư các dự án đến năm 2030 vào khoảng 151,2 tỷ USD (bao gồm cả đường sắt đô thị); đến năm 2050 vào khoảng 312 tỷ USD.
Với việc sử dụng năng lượng điện, đầu tư vào lĩnh vực đường sắt là một trong các giải pháp tối ưu chuyển đổi phương thức vận tải trong bối cảnh Việt Nam đang ưu tiên phát triển nền kinh tế cacbon thấp, đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050…
Về sử dụng nguồn lực, theo Vụ phó Vụ Kế hoạch đầu tư, sẽ ưu tiên phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho các công trình, dự án kết cấu hạ tầng giao thông không có khả năng thu hồi vốn hoặc khó có khả năng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế; ưu tiên các dự án phát triển kết cấu hạ tầng để thực hiện các cam kết về mục tiêu giảm phát thải carbon (như các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị). Đồng thời, huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với các ưu đãi đầu tư tối đa. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế để đầu tư các công trình lớn có sức lan tỏa; khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng. Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phù hợp với đặc thù từng chuyên ngành giao thông, có tính cạnh tranh quốc tế; xây dựng và công bố danh mục các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đề kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP và đầu tư nước ngoài giai đoạn đến năm 2030 và sau năm 2030.
(责任编辑:La liga)
- ·Nâng cao chất lượng cuộc họp nhờ triển khai mô hình ‘phòng họp không giấy’
- ·Trang phục của đồng bào Xêtiêng xưa
- ·Triển lãm ảnh "Điện Biên Phủ
- ·Khán giả Ai Cập thích thú với múa rối nước Việt Nam
- ·Chỉ thị của Ban Bí thư: Nhanh chóng khống chế hiệu quả dịch tả lợn Châu Phi
- ·Trả lại nét đẹp văn hóa cho lễ hội
- ·Đồ nướng kiểu Nhật và đồ nướng kiểu Hàn có gì khác biệt?
- ·Về miền mộng mơ ngắm thác
- ·Để chọn trường ĐH, các thí sinh nên biết: Nghề nào dễ xin việc nhất hiện nay?
- ·Phát hiện nhiều di tích khảo cổ ở Cao nguyên đá Đồng Văn
- ·Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2019
- ·Chuyên gia Nga đề ra giải pháp "cứu" Di sản thế giới Mỹ Sơn
- ·Món ăn vặt tuyệt ngon trên đường du lịch
- ·Đà Lạt những ngày cuối tháng 4
- ·Jisoo là sao nữ đẹp nhất thế giới năm 2024
- ·Nem vuông hải sản
- ·Nức lòng kẻ phiêu lãng với biển đảo Ngọc Vừng
- ·Ngắm lại những ấn phẩm của nền báo chí cách mạng
- ·Nhìn từ khủng hoảng nước sông Đà: Cơ chế bảo vệ người tiêu dùng còn yếu, người dân khó lòng khởi kiệ
- ·Lại tự làm khổ nhau