【công an hà nội vs hà nội fc】Trên quê hương Tân Hưng
(CMO) Có dịp trở lại thăm xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, chúng tôi không khỏi vui mừng vì những mô hình kinh tế mang lại hiệu quả, những cây cầu, con lộ giao thông… đang vực dậy đời sống kinh tế, văn hoá của người dân nơi đây.
Nói về bộ mặt nông thôn hôm nay, Chủ tịch UBND xã Tân Hưng Nguyễn Văn Hắng phấn khởi: “Năm nay toàn xã đã đạt 17 tiêu chí về xây dựng NTM, chỉ còn 2 tiêu chí cần thêm nguồn vốn đầu tư, lộ nông thôn và điện, là xã sẽ về đích NTM. Đó là sự đồng lòng của người dân, của tất cả những người con xa quê hướng về xứ sở”.
Nối dài những con đường
Đến ấp Cái Rô, xã Tân Hưng vào những ngày này, không khí làm việc trên con lộ sắp hoàn thành hết sức tất bật và nhộn nhịp. Bên cạnh những người đàn ông là phụ nữ, trẻ nhỏ phụ ban đất, làm bề mặt đất đen cho chắc để thợ đổ bê-tông. Ông Nguyễn Việt Hoà, người dân tại ấp Cái Rô, vui vẻ: “Con lộ ngang 3 m, dài gần 4 cây số này nối liền với UBND xã. Trước đây nó là con lộ 1 m thôi, mà xuống cấp nữa. Có con lộ mới, bà con ở đây mừng lắm”.
Cùng với ấp Cái Rô, một số tuyến đường khác của xã Tân Hưng cũng đang được duy tu, sửa chữa và mở rộng thêm mặt lộ. Mặc dù lộ giao thông nông thôn là tiêu chí đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng xã đã huy động mọi nguồn vốn và sự hỗ trợ, mang những công trình giao thông nông thôn đến sớm nhất có thể cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Hắng cho biết thêm: “Tân Hưng là xã có diện tích lớn nhất huyện Cái Nước. Địa bàn rộng, cộng thêm hệ thống sông ngòi chằng chịt nên việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ hết sức khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, xã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư, gắn với thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như hệ thống cầu, lộ giao thông nông thôn liên ấp, hệ thống thuỷ lợi, trường học, chợ… Đặc biệt, kêu gọi những người con quê hương kết nối mọi nguồn lực, đóng góp với quê hương từ gạo, gói mì đến những cây cầu có giá trị hàng trăm triệu đồng”.
Những cây cầu nông thôn giúp việc đi lại của người dân thuận tiện hơn. |
Kết quả, đến nay toàn xã Tân Hưng đã xây dựng được 25 km đường trục xã, 165 km đường trục ấp. Bên cạnh những con lộ, từ năm 2016 đến nay, xã Tân Hưng đã vận động những mạnh thường quân xây dựng gần 70 cây cầu nông thôn.
Tập trung giảm hộ nghèo
Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn xã. Năm 2016, toàn xã Tân Hưng còn trên 8% hộ nghèo, tương đương 300 hộ. Với chỉ tiêu mỗi năm giảm 1,5% hộ nghèo, địa phương đã đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế.
Không chỉ chuyên canh tôm, cua, nhiều bà con nông dân phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá các loại hình vật nuôi. Nhân rộng các mô hình đa cây, con trên cùng diện tích như nuôi cá chình, cá bống tượng, kết hợp với cải tạo vườn tạp trồng hoa màu, cây ăn trái để tạo thêm thu nhập kinh tế cho gia đình.
Bên cạnh đó, những hộ nghèo còn được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội, khuyến khích người dân đi lao động tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Một số hộ nghèo được tạo việc làm ở các tổ hợp tác ráp lưới, lú... tại địa phương. Trung bình thu nhập ổn định mỗi ngày của lao động tại các tổ hợp tác này trên 100.000 đồng, giúp họ cải thiện đời sống.
Gia đình bà Nguyễn Thị Phương, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng là một trong những hộ nghèo vươn lên với mô hình cải tạo vườn tạp trồng hoa màu. Tuy là vùng đất mặn, song do chăm sóc cẩn thận nên hoa màu của gia đình bà Phương lúc nào cũng xanh tốt. Từ diện tích chưa đầy 3 công đất thuê mướn khi còn nghèo, đến nay gia đình bà Phương đã mua được đất nuôi tôm, xây dựng nhà cửa khang trang, trở thành hộ có thu nhập khá trong xóm.
Bà Phương phấn khởi: “Mặc dù mua được đất nuôi tôm nhưng nhà tôi vẫn đang phát triển thêm diện tích vườn rau màu, chứ không trông chờ vào một nguồn thu. Mỗi ngày tôi cắt rau đem ra chợ bán, chồng con ở nhà thì làm cỏ, xới đất để xuống giống. Đều đặn như vậy hơn chục năm qua, trung bình mỗi tháng vườn rau cho tôi thu nhập trên 15 triệu đồng, nhờ vậy mà nhà tôi đã thoát nghèo”.
Nhờ sự đoàn kết hỗ trợ, cũng như ý thức vươn lên của chính mỗi người dân, đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã Tân Hưng đạt gần 50 triệu đồng, hộ nghèo chỉ còn 1,87%, tương đương 70 hộ. Ông Nguyễn Văn Hắng cho rằng: “Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, một trong những giải pháp hiệu quả giảm nghèo thời gian qua là ý chí, quyết tâm của chính người dân. Nhờ sự chịu khó, không ỷ lại, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững”.
Mặc dù không phải là xã điểm xây dựng NTM, các nguồn lực đầu tư thực hiện các tiêu chí đều có hạn, song, con số 17/19 tiêu chí đạt được là kết quả từ sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân xã Tân Hưng./.
An Kỳ
(责任编辑:World Cup)
- ·Quốc gia nào có lượng khách du lịch ghé thăm Việt Nam nhiều nhất?
- ·Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xử lý tình huống trong đấu thầu
- ·Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chính thức khai thác 2 đường băng mới nâng cấp
- ·Cửa “sáng” trong thu hút FDI
- ·Hà Nội chủ động ứng phó với cơn bão số 3
- ·“Đây là cơ hội để U23 Việt Nam trưởng thành hơn”
- ·NSH Petro đầu tư nhà máy pha chế xăng dầu sinh học 100.000 tấn/năm
- ·Gỡ rào cản pháp lý để hút vốn FDI vào logistics
- ·Thái Lan: Tinh vi thủ đoạn buôn lậu 100kg ma túy đá bằng ô tô hỏng
- ·Hà Nội: Không cấp phép đầu tư xây dựng nhà máy khai thác nước ngầm mới
- ·Vinh danh học sinh xuất sắc trên đấu trường Olympic quốc tế năm 2020
- ·Chủ tịch Quốc hội tán thành đầu tư công cao tốc Bắc Nam, giai đoạn 2021
- ·Hateco đề xuất điều chỉnh bến số 5, số 6 cảng Lạch Huyện để đón tàu 18.000 Teus
- ·Hải Dương sẽ khởi công 2 nút giao mới cao tốc Hà Nội
- ·Bảo đảm an toàn cho người dân, Ban chỉ đạo tiền phương trực tiếp vào tâm bão số 9 chỉ đạo ứng phó
- ·Đề xuất chuyển 38,2 ha đất lúa sang đất xây dựng Sân bay Quảng Trị
- ·Bạc Liêu triển khai nhiều giải pháp thích ứng với tình hình mới
- ·Bộ trưởng Bộ Công thương: Kéo dài ưu đãi giá FIT cho điện gió là không hợp lý
- ·Bão số 3 đang di chuyển vào đất liền: Vùng ảnh hưởng rộng lớn, tăng cường phòng chống bão
- ·Cần 240.000 tỷ đồng để phát triển mạng lưới đường sắt đến năm 2030