【kết quả bóng đá miami】Cần 240.000 tỷ đồng để phát triển mạng lưới đường sắt đến năm 2030
Sẽ có 2 phân đoạn thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được đầu tưtrong 10 năm tới. |
Hôm nay (19/10),ầntỷđồngđểpháttriểnmạnglướiđườngsắtđếnnăkết quả bóng đá miami Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1709/QĐ – TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ trong Quyết định số 1709 là coi đường sắt là chuyên ngành đặc thù có vai trò quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT, được xác định là một trong ba đột phá chiến lược cần ưu tiên đẩu tư để phát triển kinh tế- xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đồi khí hậu và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, Chính phủ xác định phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá trên các hành lang vận tải chính có nhu cầu vận tải lớn; phát huy thế mạnh vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, cự ly từ trung bình đến dài; tập trung khai thác tối đa năng lực mạng đường sắt hiện có và đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt mới đồng bộ, hiện đại kết nối cảng biển cửa ngõ, các trung tâm kinh tế lớn.
Trong giai đoạn đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt Tp. HCM - Cần Thơ.
Đến năm 2050, mục tiêu tiếp theo của Chính phủ là hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối Tp.HCM, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế; duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
Trong giai đoạn 2021 – 2030, mạng lưới đường sắt gồm 19 tuyến với chiều dài 4.802 km. Ngoài 7 tuyến đường sắt hiện hữu, Chính phủ quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362 km, gồm :
- Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm: đường đôi, khổ 1.435mm, chiều dài khoảng 1.545 km.
- Tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân từ ga Yên Viên Bắc đến ga Cái Lân: đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài 129 km.
- Tuyến vành đai phía Đông Thành phố Hà Nội từ Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng: đường đôi, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài khoảng 59 km; chuyển đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên, Gia Lâm - Lạc Đạo thành đường sắt đô thị phù hợp với lộ trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội và đường sắt vành đai phía Đông.
- Tuyến Hà Nội - Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng) kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 102 km.
- Tuyến Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ từ cảng Vũng Áng đến biên giới Việt Nam - Lào (đèo Mụ Giạ): đường đơn, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 103 km.
- Tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu: chiều dài khoảng 84 km, khổ 1.435 mm; trong đó, đoạn Biên Hòa - Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải - Vũng Tàu đường đơn.
- Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - cần Thơ từ ga An Bình đến ga Cái Răng: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 174 km.
- Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray biên giới Việt Nam - Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư): khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 128 km; trong đó, đoạn Dĩ An - Chon Thành đường đôi, đoạn Chơn Thành - Lộc Ninh đường đơn.
- Tuyến Thủ Thiêm - Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành chỉ phục vụ hành khách: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 38 km.
Đến năm 2050, mạng lưới đường sắt quốc gia sẽ gồm 25 tuyến với chiều dài 6.354 km. Ngoài 19 tuyến đường sắt giai đoạn đến năm 2030, trong giai đoạn này sẽ bổ sung vào quy hoạch các đoạn còn lại của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Tp HCM - Lộc Ninh, Tp HCM - Cần Thơ, Hà Nội - Đồng Đăng.
Đồng thời, từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn: đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long), Hạ Long - Móng Cái, Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái, Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo (kết nối với Lào), Tp HCM - Tây Ninh, đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nang - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước (Chơn Thành)); khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ du lịch; hoàn thành các tuyến đường sắt tại các khu đầu mối.
Trong 10 năm tới, Chính phủ sẽ đầu tư nâng cấp, cải tạo đảm bảo an toàn 7 tuyến đường sắt hiện hữu; triển khai đầu tư 2 đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam (đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang – TP.HCM); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa -Vũng Tàu; kết nối Tp HCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn đến năm 2030 để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt khoảng 240.000 tỷ đồng được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Mức đầu tư cho đường sắt này đạt 3,5 - 4,5% GDP, bảo đảm tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn nhà nước hợp lý cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngành GTVT để thực hiện mục tiêu quy hoạch đến năm 2030 (nhất là mục tiêu triển khai đầu tư hai đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam).
(责任编辑:Thể thao)
- ·Clean Saigon
- ·Kết quả bóng đá Al Taawon 1
- ·Quỹ mở bứt phá trên thị trường chứng khoán
- ·Gỡ vướng quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu
- ·Bánh tráng nướng
- ·Tuyển Việt Nam, HLV Troussier hãy tạm quên World Cup đi
- ·Họp báo quốc tế Festival Huế 2016 tại Hà Nội
- ·MU cắn răng chi tiền tiễn Jadon Sancho khỏi Old Trafford
- ·'Quả ngọt' từ chuyển đổi cây trồng
- ·Thanh Hóa gia hạn nộp thuế hơn 162,4 tỷ đồng
- ·Đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/1/2024 mới nhất
- ·Nỗ lực để đạt mục tiêu thu ngân sách cao hơn năm trước 28,6%
- ·Công ty Nam Việt sắp chi cổ tức đợt 1 bằng tiền với tỷ lệ 10%
- ·Đẩy mạnh cho vay tín dụng tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen
- ·Xử lý thuế GTGT đối với hàng hóa NK để sản xuất XK
- ·Bị lừa đảo 200 triệu, nhờ luật sư online thì bị lừa tiếp 125 triệu
- ·Tổ chức tài chính nhỏ hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 17% từ 2016
- ·Dòng vốn FDI 'đổ bộ' Long An
- ·Điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng