【soi kèo as monaco】Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật tại Kỳ họp thứ 6
Thống nhất ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tỉnh Bình Định trước kỳ họp Quốc hội thứ 6 Trình Quốc hội bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 2.508 tỷ đồng |
Quang cảnh họp báo. Ảnh: H.D |
Chiều 19/10, thông tin tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội cho biết, Kỳ họp sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào ngày 23/10/2023, dự kiến bế mạc vào ngày 28/11/2023 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Hà Nội.
Kỳ họp thứ 6 được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 (15 ngày) từ ngày 23/10 đến ngày 10/11/2023; Đợt 2 (7 ngày) từ ngày 20/11 đến ngày 28/11/2023. Dự kiến tổng thời gian làm việc của Kỳ họp là 22 ngày.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật bao gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua 1 dự thảo nghị quyết: Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 8 dự án Luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và xem xét, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024 (trong đó có xem xét tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023 và quyết định kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024; xem xét Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026).
Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ: kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.
Ngoài ra, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo công tác tư pháp như báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2023... cùng với đó là xem xét một số báo cáo và vấn đề quan trọng khác.
Cũng như các kỳ họp trước, Quốc hội kỳ họp này sẽ chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành trong việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4.
Đặc biệt, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Trả lời thêm về vấn đề này tại họp báo, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Quốc hội đã nhận đầy đủ báo cáo của những cá nhân lấy phiếu tín nhiệm và đã gửi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến và chuẩn bị. Sau khi Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và có thông tin kết quả chính thức thì Văn phòng Quốc hội sẽ thực hiện công bố thông tin công khai.
Liên quan đến vấn đề về thuế tối thiểu toàn cầu và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp công nghệ cao, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, các quy định về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đề xuất và sẽ áp dụng từ năm 2024, nên các quốc gia trong đó có Việt Nam cần ban hành cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp nước ngoài thực hiện kê khai. Nhưng trên thực tế, việc nộp thuế sẽ thực hiện từ năm 2025 nên Kỳ họp thứ 6 tới chưa đưa vào nội dung họp và thảo luận.
Ông Vũ Tuấn Anh nêu, đây là các chính sách thuế quan trọng và chưa có tiền lệ nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và thấu đáo, vừa giữ chân nhà đầu tư, vừa không vi phạm các nguyên tắc quốc tế và không ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của đất nước. Do đó, Quốc hội đã giao Chính phủ hoàn thiện tờ trình các văn bản liên quan, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định ở thời điểm thích hợp, đáp ứng thời gian thực thi.
Về vấn đề cải cách tiền lương, ông Đinh Ngọc Quý, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, nguồn kinh phí đã được chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn từ 2024-2026.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 12/11/2023: Xăng trong nước sẽ giảm bao nhiêu đồng một lít?
- ·Tự chủ sẽ khiến các trường nghề vận động theo cung
- ·Phú Quốc Express khai trương tàu cao tốc tuyến Cần Thơ
- ·Ðề nghị đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu đô thị tái định cư
- ·Người chăn nuôi lao đao vì giá thấp
- ·JEBO xin lỗi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung
- ·Fubon ETF tiếp tục giải ngân 5 triệu USD mua cổ phiếu Việt Nam
- ·Nhận định Copa America 2024
- ·Giá vàng hôm nay (13/3): Tăng mạnh đầu tuần
- ·Ðề nghị lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch
- ·Kỹ sư bỏ việc lương cao để khởi nghiệp, quyết tâm thành ‘vua cá koi’ miền Tây
- ·Ðề nghị lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch
- ·Huawei, ZTE đều
- ·Châu Âu đón giao thừa lặng lẽ do dịch bệnh hoành hành
- ·Sớm đưa kim ngạch thương mại Việt Nam
- ·Mỹ giảm quân ở Afghanistan, Iraq xuống mức thấp nhất trong gần 20 năm
- ·Bỏ phiếu miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: 424 phiếu Đồng ý, 30 phiếu Không đồng ý
- ·OCB kỳ vọng dẫn đầu xu hướng với LioBank trong cuộc đua công nghệ số
- ·Xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp ứng dụng công nghệ WebGIS mã nguồn mở
- ·Việt Nam chịu cơ cấu định giá mới cho các khoản vay từ ADB