【ketqua u23 chau a】Sửa đổi Luật Khám, chữa bệnh: Đưa Việt Nam bắt kịp thế giới
Toàn cảnh cuộc họp |
Ngày 21/11 đã diễn ra Cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế về tham vấn Dự thảo Luật Khám bệnh,ửađổiLuậtKhámchữabệnhĐưaViệtNambắtkịpthếgiớketqua u23 chau a chữa bệnh (sửa đổi). Cuộc họp có sự tham dự của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương; TS. Kidong Park - Trưởng đại diện WHO Việt Nam, cùng các đối tác phát triển như EU, WB, UNICEF, JICA…
Tiệm cận hơn thông lệ quốc tế
PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế |
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua vào ngày 23/11/2009. Luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, và góp phần đưa hoạt động khám chữa bệnh của Việt Nam bước đầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, Luật cũng đã phát sinh những hạn chế, bất cập như một số quy định chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, cũng như một số nội dung chưa thật sự phù hợp với pháp luật quốc tế.
Với mục tiêu thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 20 về công tác chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Bộ Y tế đã tiến hành xây dựng dự ánLuật Khám bệnh, chữa bệnh(sửa đổi).
Đến nay, dự án Luật đang trong giai đoạn hoàn thiện, trong đó tập trung vào một số nội dung thay đổi mang tính căn bản, có tác động lớn đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của ngành y tế, phù hợp với thông lệ quốc tế.
TS.Annie Chu, chuyên gia WHO chia sẻ kinh nghiệm quốc tế |
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, TS.Annie Chu, chuyên gia WHO ủng hộ việc thay đổi từ chứng chỉ hành nghề suốt đời thành chu trình cấp phép/cấp lại chứng chỉ hành nghề y tế. WHO khuyến nghị tổ chức Kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề; cơ quan cấp phép quốc gia trực thuộc Bộ Y tế.
Nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Thụy Điển, Mỹ, New Zealand,… đã áp dụng kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề. TS.Annie Chu cho biết, việc cấp phép cho cơ sở y tế mới cần củng cố cơ sở cấp phép dựa trên cơ sở rõ ràng, cần có kế hoạch chăm sóc y tế, cả công và tư. Phải lập kế hoạch y tế, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn. Đây là điều kiện tiên quyết trên rất nhiều quốc gia.
Các đại diện từ World Bank, UNICEF, JICA,… cũng tham vấn về các vấn đề liên quan tới khám chữa bệnh qua nền tảng E-health (online, y tế từ xa) đối với các cơ sở công lập, gắn cơ chế tài chínhvới chất lượng bệnh viện (chấm điểm các bệnh viện dựa theo 83 tiêu chí. Các bệnh viện chấm điểm cao hơn sẽ được mức giá dịch vụ cao hơn), dinh dưỡng,….
Các đối tác phát triển hiện song hành cùng với Bộ Y tế trong quá trình này, áp dụng kinh nghiệm quốc tế để rút ngắn cách biệt so với các nước trên khu vực và trên thế giới.
Những nội dung sửa đổi lớn
Tại cuộc họp, TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế trình bày tổng quan và một số điểm chính trong Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh(sửa đổi), trong đó lấy người bệnh làm trung tâm, đảm bảo quyền được bảo vệ, nâng cao và chăm sóc sức khỏe của người dân.
“Định hướng xây dựng luật theo hướng tập trung đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế với sự tham gia tích cực của các Hội nghề nghiệp, người hành nghề và người bệnh; bảo đảm công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnhnhà nước và tư nhân”, ông Quang nhấn mạnh.
Một số nội dung sửa đổi lớn của dự thảo luật:
- Đổi mới đào tạo chuyên khoa đặc thù gắn với tổ chức thi đánh giá năng lực trước khi cấp chứng chỉ hành nghề và quy định thời hạn của chứng chỉ hành nghề.
- Đổi mới việc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo 3 cấp và chuyển giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ tính theo hạng bệnh viện sang tính theo chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cũng như quyền của người hành nghề, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh.
- Cải cách thủ tục hành chính trong cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động trên cơ sở giảm bớt thủ tục hành chính và phân cấp triệt để cho địa phương thực hiện.
- Thay đổi đột phá về phương thức bảo vệ thầy thuốc, nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đang cung cấp các dịch vụ y tế.
Dự kiến, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ được trình Chính phủ trước khi trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 5/2020.
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng sẽ đi đâu trong tuần này?
- ·Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho 1.900 doanh nghiệp SME tại Hậu Giang
- ·URC sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- ·Bất chấp nở rộ ứng dụng OTT, chuyển vùng quốc tế vẫn hút khách
- ·Lãi sau thuế quý IV ngành ngân hàng dự báo đạt 14,5% nhờ tín dụng tăng tốc
- ·iPhone 13 Pro thiết đặc biển có giá 1,1 tỷ đồng
- ·Saigon Co.op đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế
- ·Cô gái bất tỉnh vì hứng trọn cửa kính rơi từ tầng cao
- ·Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng SJC
- ·Quy định “cản trở” DN thủy sản nhập khẩu nguyên liệu
- ·Giá vàng hôm nay 20/9/2024: Vàng nhẫn lập kỷ lục mới lên gần 80 triệu đồng
- ·DN thủy sản kiến nghị được sử dụng nguyên liệu đông lạnh khi chờ thông quan
- ·Doanh nghiệp "đau đầu" vì thiếu nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu
- ·FPT Cloud và Cloudian hợp tác ra mắt sản phẩm lưu trữ trên nền tảng VMware lần đầu tiên tại Việt Nam
- ·Việt Nam xuất khẩu 230.000 tấn càphê trong tháng Một, gấp đôi cùng kỳ
- ·Apple để tồn tại hai lỗi bảo mật trên iPhone suốt nhiều tháng
- ·Tranh cãi việc người dân phải trả phí để lấy mật khẩu app Bảo hiểm xã hội
- ·Alibaba giao hơn 1 triệu gói hàng bằng robot
- ·Kho bạc Nhà nước Long An công bố quyết về công tác cán bộ
- ·Alibaba có thêm đại lý ủy quyền tại Việt Nam