【soi kèo paraguay】Xuất khẩu chè: Muốn “lột xác" phải dựng xây được thương hiệu
Giảm cả lượng lẫn giá trị
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, XK chè ước đạt 67 nghìn tấn, tương đương 109 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính của chè Việt Nam trong nửa đầu năm tiếp tục là Pakistan (chiếm 32,8%), Đài Loan (chiếm 13,8%), Nga (chiếm 12,1%), Trung Quốc (chiếm 7,9%)...
Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay: Điểm nhấn của XK chè thời gian qua là sự khởi sắc trở lại của thị trường Pakistan, thị trường NK chè lớn nhất của Việt Nam. Cụ thể, lượng XK chè sang Pakistan trong tháng 6 tăng tới 62,6% so với tháng 5 và tăng 62,5% so với tháng 6/2017. Do đó, lũy kế XK 6 tháng đầu năm sang thị trường Pakistan tăng đến 1,3 nghìn tấn (tương đương 10,9%) so với cùng kỳ năm 2017. Các thị trường có mức tăng trưởng mạnh tiếp theo trong nửa đầu năm là Đài Loan (tăng 6,7%), Hoa Kỳ (tăng 14,9%), Trung Quốc (tăng 7,9%)... Ngoài các thị trường trên, điểm đáng chú nhất trong XK chè từ đầu năm đến nay là sự tăng trưởng mạnh tại thị trường mới nổi Philippines. Tổng XK chè sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm tăng đến 8,4 lần về lượng và 21,7 lần về giá trị.
Dù có sự khởi sắc tại một số thị trường XK, thậm chí còn có cả tăng trưởng XK đột biến tại thị trường Philippines song tại sao tính chung lượng và giá trị XK 7 tháng đầu năm nay đều giảm so với cùng kỳ năm trước? Đáp lại câu hỏi này, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phân tích: Sự tăng trưởng từ các thị trường trên không đủ bù đắp cho sự suy giảm liên tục tại các thị trường chính khác. Cụ thể, trong nửa đầu năm nay, XK chè sang Nga, thị trường lớn thứ 2 của XK chè Việt Nam, chiếm 13% thị phần, giảm đến 1,23 nghìn tấn (tương đương 14,3%); Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất giảm 1,19 nghìn tấn (tương đương 57,0%) và Indonesia giảm 427 tấn (tương đương 8,7%) so với cùng kỳ năm 2017.
Trên thực tế, nhiều năm nay, dù nằm trong các nước có sản lượng chè XK lớn nhất thế giới, song chè Việt chưa khi nào khẳng định được vị thế của mình, thể hiện đúng tiềm năng của đất nước. Chè chủ yếu XK dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp. Về mặt thị trường, chè hầu hết XK sang các thị trường dễ tính, chưa đủ sức thâm nhập sâu vào những thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Nói như ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, suốt nhiều năm qua, việc thiếu vắng thương hiệu, sản phẩm có phẩm cấp thấp chính là yếu tố chủ chốt khiến chè Việt thiếu sức cạnh tranh, chưa khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế.
Tập trung dựng xây thương hiệu
Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam cho rằng, hiện nay, các nhà sản xuất chè Việt Nam vẫn được khách hàng quốc tế biết đến với khả năng cung cấp khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng trung bình và giá rẻ. Muốn thâm nhập được vào các thị trường khó tính, nâng cao giá trị XK chè, điều quan trọng là sản phẩm chè phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và độ an toàn cao, đáp ứng đủ tiêu chuẩn mà các nước XK đặt ra. Việc thay đổi hình ảnh là một thách thức rất lớn không chỉ với các DN sản xuất, XK mà còn với toàn bộ ngành chè.
Một số chuyên gia nêu quan điểm: Muốn thực sự "lột xác", ghi dấu trên thị trường quốc tế, chè Việt cần phải xây dựng được thương hiệu. Quá trình xây dựng thương hiệu này cần lưu ý cho cả chè XK thô dạng container lẫn chè đóng gói. Ví dụ, với DN XK sản phẩm thô, chưa có thương hiệu sản phẩm, các DN nên tập trung xây dựng thương hiệu DN. DN XK chè cần đảm bảo tạo dựng hình ảnh đối tác chuyên nghiệp, tin cậy, khả năng cung ứng tốt, thông thạo thị trường quốc tế.
Với sản phẩm chè đóng gói, để XK sản phẩm thành phẩm mang thương hiệu Việt Nam tới tận tay người tiêu dùng quốc tế là cả chặng đường dài, yêu cầu sự nỗ lực, đầu tư kinh phí của DN XK cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng chè. Trong đó, mấu chốt là phải có sự đầu tư nghiêm túc, quản lý tốt vấn đề dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè. Khi đã có những nguyên liệu tốt, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, DN chế biến, XK cần đáp ứng được công nghệ sản xuất để tạo ra thành phẩm chất lượng với bao bì đóng gói đẹp mắt, phù hợp văn hóa tiêu dùng của từng thị trường XK.
(责任编辑:La liga)
- ·Thay thế Thông tư 21 nhằm ‘tháo gỡ’ bất cập trong xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
- ·Cứu sống bé sơ sinh bị thoát vị màng tủy hiếm gặp
- ·Giới thiệu các tiến bộ, kỹ thuật mới nhất trong điều trị ung thư tại Việt Nam
- ·Hương Trà loại trừ bệnh phong ra khỏi cộng đồng
- ·Nỗ lực phục hồi sản xuất
- ·Các đối thủ của Donald Trump tranh luận trực tiếp trước bầu cử sơ bộ Mỹ
- ·Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/5: Chỉ số hàng hoá MXV
- ·Quảng Ninh: Kiểm soát hoạt động kinh doanh vật tư, thiết bị y tế phòng Covid
- ·Tai nạn giao thông ngày 15/5: Bị kẹp giữa xe container và xe tải, xe biển xanh bẹp rúm
- ·Nhóm tài chính tiêu dùng lo lắng về trật tự văn minh trong thu nợ
- ·Hoàn tất đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc
- ·Ngân hàng đau đầu trong việc quản lý tình trạng “bán bia kèm lạc”
- ·Đổi mới đào tạo nhân lực ngành y tế
- ·Thị trường tiền tệ tuần 13 – 17.2: Lãi suất hạ nhiệt, tỷ giá tiếp tục đà tăng nhẹ
- ·In thẻ cào trúng thưởng, bước đi khôn ngoan của doanh nghiệp
- ·Tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm mới đạt khoảng 11% chỉ tiêu
- ·'Cánh tay phải' của trùm Wagner được an táng gần Moscow
- ·Cưỡng chế Công ty Song Phát nợ thuế hơn 1 tỷ đồng
- ·Bảo hiểm xã hội
- ·Con người là yếu tố cốt lõi trong các “điểm chạm” của ngân hàng với doanh nghiệp SME