【đức hạng 2】Lãi suất tiết kiệm khó giảm sâu do sức ép cạnh tranh với trái phiếu doanh nghiệp
Bộ Tài chính: Không nên mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao | |
Bộ Tài chính khuyến nghị nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Lãi cao rủi ro cao! |
Lợi tức trái phiếu doanh nghiệp đang hấp dẫn hơn so với kênh gửi tiết kiệm |
Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo cập nhật nhanh tác động của kênh trái phiếu doanh nghiệp tới lãi suất tiền gửi vừa được Công ty chứng khoán SSI phát hành.
Nhộn nhịp thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng lượng TPDN phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Thậm chí, con số tăng trưởng quy mô phát hành 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước có thể sẽ còn cao hơn do các thông tin phát hành vẫn đang được công bố.
Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp TPDN cũng sôi động hơn rất nhiều. Cụ thể, lượng TPDN niêm yết trên sàn TPHCM (HSX) đã tăng từ 14.200 tỷ đồng (2017) lên gần 36.000 tỷ đồng (30/6/2020), tương ứng tỷ lệ tăng trưởng bình quân 45%/năm; thanh khoản thị trường đang cải thiện với giá trị giao dịch tăng trung bình 80%/năm từ 2017 đến nay nhưng hiện vẫn ở mức khá khiêm tốn, bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/tháng.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt quy mô, tính thanh khoản và khả năng tiếp cận đã khiến TPDN từ chỗ là kênh đầu tư dành riêng cho tổ chức đã dần trở thành một lựa chọn đầu tư mới cho khách hàng cá nhân.
Tại báo cáo thường niên của Công ty chứng khoán TCBS, công ty chiếm 82,4% thị phần giao dịch TPDN trên HSX, cho biết đã phân phối bán lẻ ra thị trường cho nhà đầu tư cá nhân hơn 30.000 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 47% so với 2018. SSI ước tính lượng TPDN nhà đầu tư cá nhân mua vào năm 2019 trên cả thứ cấp và sơ cấp khoảng 66.000 tỷ đồng, tương đương 1,4% tổng lượng tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng.
Dù nhỏ bé nhưng mức độ tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường TPDN đang tăng khá nhanh. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỷ đồng TPDN trên sơ cấp – tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019. Các doanh nghiệp phát hành nhiều trong nửa đầu 2020 như Sovico, Vinfast, Vincommerce, Masan Group… đang được phân phối mạnh cho các khách hàng cá nhân trên thứ cấp.
Cạnh tranh với kênh tiền gửi
Theo SSI, tổng quy mô thị trường TPDN hiện tại tương đương khoảng 8,6% tổng tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng - xấp xỉ quy mô tiền gửi của Vietinbank, tương đương 9,3% dư nợ tín dụng và 19,5% tổng vốn hóa 3 sàn chứng khoán Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, số TPDN mà các ngân hàng đang nắm giữ tại thời điểm 31/3/2020 là khoảng 398.000 tỷ đồng. Nếu loại trừ số này, lượng trái phiếu doanh nghiệp do các tổ chức phi tín dụng, cá nhân nắm giữ là khoảng 385.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng tiền gửi toàn hệ thống và gần bằng quy mô tiền gửi của Sacombank.
Nhìn lại, lượng TPDN các tổ chức phi tín dụng và cá nhân nắm giữ đã tăng khoảng 153% trong năm 2019 và tăng khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm 2020. Rõ ràng TPDN đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi do có cùng tính chất là các khoản đầu tư có thu nhập cố định.
Báo cáo của SSI chỉ ra rằng, so với lãi suất tiền gửi, lợi tức TPDN cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất. Bản thân mức giãn cách của lãi suất tiền gửi giữa các nhóm ngân hàng thương mại cũng rất rộng, các ngân hàng thương mại nhỏ huy động với lãi suất cao hơn nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước từ 1%-2%/năm. Bởi vậy, nếu so với lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại lớn, lợi tức TPDN có thể cao hơn từ 1,8%-4%/năm tùy từng kỳ hạn.
Tuy nhiên, mức lãi suất cao hơn hẳn này thường đi kèm với rủi ro. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về năng lực của tổ chức trung gian phân phối trong việc thực hiện cam kết mua lại trước hạn trái phiếu và mức phí phải chịu.
SSI nhận định, sự gia tăng mạnh lượng phát hành TPDN thời gian gần đây có thể là bước tăng tốc trước khi dự thảo sửa đổi Nghị định 163 theo hướng siết chặt việc phát hành riêng lẻ TPDN đi vào hiện thực. Sau 2 năm tăng tốc, lượng TPDN lưu hành hiện đã tương đối lớn và có thể là một trong những yếu tố khiến lãi suất tiền gửi khó có thể giảm nhiều trong nửa cuối năm 2020.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngọc Thanh Tâm ủng hộ cá hộp phòng chống Covid
- ·Một thập niên với những phong trào an sinh nổi bật
- ·Những người ăn tết muộn
- ·Nghề may áo dài giữ nét truyền thống
- ·XUÂN TÂN SỬU
- ·Nhiều giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm
- ·An cư từ những đồng vốn nghĩa tình
- ·Bão giật cấp 13 đang tiến vào khu vực Nam Trung Bộ
- ·Kịch bản Libya khó tái diễn ở Syria
- ·Đồng bằng sông Cửu Long: Dễ tổn thương do “hai gọng kẹp” !
- ·Quy định xử phạt đối với hành vi bạo lực học đường
- ·Phát hiện rác thải y tế trộn với rác thải sinh hoạt
- ·Tiêu hủy hơn 100 lít rượu có chứa methanol
- ·Phát sinh gần 12.500 hộ dân sau Tổng điều tra dân số
- ·Công tác xã hội là điểm tựa của bệnh nhân nghèo
- ·Nỗ lực giải quyết nơi chứa rác
- ·Nhiều hoạt động về công tác gia đình năm 2018
- ·Nơi đó quê mình...
- ·Trao gần 100 triệu đồng tới hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh
- ·Ô nhiễm từ lò hỏa táng