【kqbd đêm qua va rang sang nay】Toàn quân hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024
Năm 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,ànquânhoànthànhtốtnhiệmvụquânsựquốcphòngnăkqbd đêm qua va rang sang nay Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, toàn quân thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện chính trị - xã hội của đất nước cơ bản ổn định, kinh tế tiếp tục đà phục hồi tăng trưởng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng; quốc phòng, an ninh được tăng cường; đối ngoại thực chất, sâu rộng, hiệu quả, vị thế, uy tín của đất nước tiếp tục được nâng cao.
Đại tướng Phan Văn Giang cùng các đại biểu thăm quan khu trưng bày trang thiết bị kỹ thuật tại Hội nghị quân chính toàn quân năm 2023.(ảnh: Mạnh Hùng)
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi và thời cơ, nước ta tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức; các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng vấn đề phức tạp, nhạy cảm, những hạn chế, khuyết điểm của ta để đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội. Thời tiết, khí hậu bất thường, mưa lũ, sạt lở đất, hỏa hoạn, cháy rừng gây thiệt hại nghiêm trọng ở một số địa phương. Việc điều chỉnh tổ chức Quân đội đặt ra yêu cầu mới ngày càng cao về công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ, chính sách,... Trong bối cảnh đó, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023; trong đó, nhiều lĩnh vực có bước đột phá. Nổi bật là:
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn quán triệt, nắm vững và tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quân sự, quốc phòng. Toàn quân duy trì nghiêm chế độ SSCĐ, nắm chắc tình hình, tham mưu với Đảng, Nhà nước xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Chủ động nghiên cứu, đề xuất nhiều chủ trương, chính sách lớn về quân sự, quốc phòng, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn; tham mưu hoàn thành có chất lượng tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI), ban hành Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; sơ kết 05 năm thực hiện các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị (khóa XII) về chiến lược quân sự, quốc phòng. Báo cáo Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện các chủ trương, kết luận về hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng; về tăng cường quốc phòng, an ninh kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên hướng chiến lược, trọng điểm. Trình Quốc hội thông qua dự án Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; cho ý kiến dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; trình Chính phủ 07 nghị định; ban hành theo thẩm quyền 158 thông tư, văn bản quy định chi tiết và thực hiện biện pháp quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,...
Quân đội tiếp tục giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” và khu vực phòng thủ vững chắc; hoàn thành tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất; luôn tiên phong, nòng cốt, xung kích trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; bảo đảm an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước; phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, uy tín của Quân đội và cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn được giữ vững và nâng cao. Triển khai đồng bộ công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành; đẩy mạnh giáo dục quốc phòng và an ninh; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Tập trung thực hiện tốt ba đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và nhiệm vụ, giải pháp “Năm điều chỉnh tổ chức lực lượng”; giải thể, sáp nhập, điều chuyển, thành lập mới trên 1.400 tổ chức; sắp xếp, kiện toàn đủ 100% đầu mối đơn vị dự bị động viên theo đúng kế hoạch đề ra. Chất lượng huấn luyện có nhiều tiến bộ, sát nhiệm vụ, tình huống, đối tượng tác chiến, bộ đội sử dụng thành thạo, làm chủ trang bị, vũ khí, nhất là vũ khí, trang bị mới, hiện đại; tổ chức tốt các cuộc diễn tập, luyện tập ở các cấp và tổ chức bắn kiểm tra các loại vũ khí trang bị, hỏa lực; đặc biệt, tổ chức thành công các cuộc diễn tập quy mô lớn với nhiều nội dung, phương pháp mới. Đến nay, có thể khẳng định sức mạnh, trình độ chỉ huy, hiệp đồng tác chiến của các quân, binh chủng; năng lực sản xuất, sử dụng các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật; khả năng cơ động, SSCĐ của Quân đội và dân quân tự vệ ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật, pháp luật có nhiều tiến bộ; cải cách hành chính quân sự, xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số trong Bộ Quốc phòng đạt kết quả tích cực.
Công tác hậu cần, kỹ thuật được triển khai thực hiện toàn diện, bảo đảm kịp thời yêu cầu nhiệm vụ; chủ động nghiên cứu, sản xuất thành công một số loại nhiên liệu đặc chủng và vật tư kỹ thuật, giảm phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Triển khai hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án về công nghiệp quốc phòng, trọng tâm là nghiên cứu sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí, trang bị mới, hiện đại và các công trình, sản phẩm lưỡng dụng, góp phần tự chủ bảo đảm vũ khí, trang bị, từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Công tác kế hoạch và đầu tư, tài chính, kinh tế quốc phòng, cơ yếu, khoa học quân sự được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đúng pháp luật. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, thực chất, trở thành điểm sáng trong những trụ cột của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước và Quân đội. Tham gia tích cực, có trách nhiệm các hoạt động đối ngoại quốc phòng đa phương, song phương, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả chiến tranh, xử lý chất độc đi-ô-xin, rà phá bom, mìn,...
Quân ủy Trung ương có nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn quân tổ chức tốt việc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW, ngày 28/12/2022 của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới”. Chủ động triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Quân đội được tăng cường. Bản chất, lập trường giai cấp công nhân của Quân đội được giữ vững; tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên kiên định, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong mọi tình huống, Quân đội luôn thể hiện bản lĩnh vững vàng, là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN.
Năm 2024, tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, xu hướng hình thành cục diện đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc ngày càng rõ nét hơn, tác động sâu rộng và toàn diện đến cục diện thế giới, khu vực, quan hệ quốc tế và sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Xung đột quân sự Nga - U-crai-na, tình hình Trung Đông, châu Phi, eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, Mi-an-ma và một số khu vực tác động sâu sắc đến hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển toàn cầu. Trong nước diễn ra nhiều sự kiện lớn, trong đó có kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Các thế lực thù địch, phản động tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội, thúc đẩy hình thành “xã hội dân sự”, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thách thức an ninh phi truyền thống có xu hướng gia tăng cả về quy mô và tính chất phức tạp. Quân đội tiếp tục điều chỉnh tổ chức lực lượng, đặt ra những yêu cầu mới về tư tưởng, tổ chức và chính sách; công tác bảo đảm cho một số loại vũ khí, trang bị hiện đại vẫn khó khăn,...
Trước tình hình đó, toàn quân cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Quân ủy Trung ương; tăng cường đoàn kết, thống nhất, đề cao trách nhiệm, chủ động, sáng tạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tạo bước đột phá mạnh mẽ, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024; trong đó, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, thường xuyên nắm chắc tình hình, thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.Toàn quân chủ động nắm chắc, đánh giá, dự báo đúng tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước hoạch định chủ trương, sách lược đúng đắn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài; xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; chuẩn bị các phương án, lực lượng, phương tiện, ứng phó thắng lợi các thách thức an ninh phi truyền thống,... Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, đề án về quân sự, quốc phòng, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XIII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và Chính phủ về nhiệm vụ năm 2024; xây dựng các dự án luật, văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng bảo đảm tiến độ, chất lượng. Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 689-NQ/QUTW, ngày 10/10/2014 của Quân ủy Trung ương về “Phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và cứu hộ, cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Đây là những vấn đề rất quan trọng, có liên quan trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của đất nước, cần được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ, với tinh thần trách nhiệm cao.
Hai là, phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc.Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị, được xây dựng từ tổng thể các yếu tố, mang tính toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường và từng bước hiện đại, nhằm tạo sức mạnh toàn diện, cân đối, đồng bộ; trong đó, sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Theo đó, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân cần phối hợp chặt chẽ với các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả các chiến lược, nghị quyết, kết luận của Đảng và hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng. Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng; tích cực huy động hiệu quả các nguồn lực, tạo sức mạnh tổng hợp, xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, trọng tâm là xây dựng thế trận phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ các cấp vững chắc. Tiếp tục triển khai hiệu quả chủ trương kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội theo các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên các vùng và địa bàn chiến lược. Trên cơ sở đó, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị cho quốc phòng, nhất là hệ thống công trình chiến đấu, hệ thống phòng thủ dân sự đồng bộ, thống nhất; ưu tiên công trình phòng thủ trên tuyến biên giới, biển, đảo, địa bàn chiến lược, trọng điểm. Đồng thời, quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với kinh tế - xã hội trên từng vùng, miền và cả nước gắn với bổ sung, điều chỉnh thế bố trí chiến lược; điều chỉnh, bổ sung quyết tâm, kế hoạch, phương án tác chiến, phù hợp với tiến trình điều chỉnh tổ chức Quân đội, đặc điểm địa phương và biểu tổ chức biên chế mới của các cơ quan, đơn vị.
Tổ chức triển khai chặt chẽ công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành, địa phương; chú trọng nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh. Chủ động kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ quân sự cấp xã; xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, nhất là dân quân thường trực, chốt chiến đấu dân quân thường trực tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình cụ thể địa bàn nơi đóng quân đẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các lực lượng liên quan sẵn sàng xử lý tốt các tình huống về quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên từng địa bàn và cả nước. Đồng thời, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; tiến hành công tác dân vận, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo; phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa môi trường, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc.
Ba là, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội.Đây là nội dung cơ bản, cốt lõi nhất để bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào, Quân đội cũng luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội và sự nghiệp quốc phòng; tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu.
Toàn quân tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và chủ đề năm 2024 “Năm cơ bản hoàn thành điều chỉnh tổ chức lực lượng theo hướng tinh, gọn, mạnh”. Tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, bảo đảm chặt chẽ, đúng phương châm, quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp; tăng cường huấn luyện đêm, huấn luyện theo tình huống nâng cao, huấn luyện sử dụng, làm chủ vũ khí, trang bị có trong biên chế, nhất là vũ khí, trang bị mới, hiện đại gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng. Chỉ đạo tổ chức các cuộc diễn tập, luyện tập, hội thi, hội thao bảo đảm an toàn, hiệu quả, sát thực tế. Tiếp tục thực hiện có chất lượng các đề án, dự án về giáo dục, đào tạo và phương châm: “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng SSCĐ của đơn vị”. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” gắn với xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu; duy trì nghiêm nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật, chấp hành pháp luật, bảo đảm an toàn cơ quan, đơn vị; phấn đấu tỷ lệ vi phạm kỷ luật phải xử lý dưới 0,2%, hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính quân sự, triển khai Chính phủ điện tử và chuyển đổi số trong các cơ quan, đơn vị.
Cùng với đó, tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, quy hoạch về hậu cần, kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng. Bảo đảm tốt hậu cần cho các nhiệm vụ; chủ động khắc phục khó khăn, bảo đảm tốt, đồng bộ trang bị kỹ thuật; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng và cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù huy động nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng; tập trung sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật, nhất là vũ khí chiến lược mang thương hiệu Việt Nam.
Bốn là, tiếp tục mở rộng, nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, tạo thế và lực bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Trên cơ sở quán triệt nghiêm túc Nghị quyết số 34-NQ/TW, ngày 09/01/2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 53-KL/TW, ngày 28/4/2023 của Bộ Chính trị và chủ trương, giải pháp của Quân ủy Trung ương lãnh đạo thực hiện hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo, các cơ quan, đơn vị tích cực, chủ động triển khai nhiều biện pháp nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này và coi đó là định hướng chiến lược, kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy bằng biện pháp hòa bình. Theo đó, toàn quân cần tăng cường nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại quốc phòng; trên cơ sở đó, triển khai đồng bộ, sáng tạo hợp tác quốc phòng song phương, đa phương thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Chủ động giải quyết tốt quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng, các nước lớn, đối tác chiến lược, các nước ASEAN, các nước bạn bè truyền thống trên cơ sở kiên định chính sách quốc phòng “bốn không”, tạo thế cân bằng chiến lược trong quan hệ với các đối tác, đáp ứng mục tiêu chiến lược và đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Quá trình thực hiện cần nhạy bén, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ đối đầu, xung đột, chiến tranh; tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để tăng cường tiềm lực quốc phòng đất nước; đồng thời, thúc đẩy và đa dạng hóa đối tác hợp tác về kỹ thuật quân sự, thương mại quốc phòng. Tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả chiến tranh. Tổ chức tốt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai.
Năm là, coi trọng xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.Toàn quân tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trước hết, cấp ủy, chỉ huy các cấp tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của trên về xây dựng Đảng, đáp ứng nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW, ngày 28/12/2022 của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới”; tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội và phòng, chống hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Tiếp tục kiện toàn cấp ủy, tổ chức đảng gắn với điều chỉnh tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là cấp cơ sở và những đơn vị thành lập mới, sáp nhập, tổ chức lại; thực hiện nghiêm quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo các mặt trọng yếu của cấp ủy các cấp; xây dựng, triển khai Đề án “Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài đối với Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên; đặc biệt, cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Rà soát, bổ sung quy hoạch, kiện toàn cán bộ chỉ huy, quản lý gắn với chuẩn bị nhân sự cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Hoàn thành tổng kết thực hiện Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; đề xuất nội dung kiến nghị bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thực tiễn. Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng; kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch về công tác chính trị, tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, báo chí, tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý chí quyết tâm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng. Thực hiện tốt các quy chế, quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; chủ động ngăn ngừa các hoạt động cài cắm, móc nối, phá hoại nội bộ. Nâng cao hiệu quả công tác dân vận, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào, cuộc vận động do Trung ương và các địa phương phát động; thực hiện tốt chính sách đối với Quân đội, hậu phương Quân đội và các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”. Chăm lo xây dựng các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân vững mạnh. Đồng thời, triển khai chặt chẽ, hiệu quả các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và các hoạt động hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025; tổ chức tốt đại hội thi đua quyết thắng các cấp giai đoạn 2019 - 2024 và Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ XI.
Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI. Toàn quân phấn đấu cơ bản hoàn thành điều chỉnh tổ chức lực lượng theo hướng tinh, gọn, mạnh, tạo sức mạnh mới, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, với kết quả cao hơn năm 2023.
Đại tướng, TS Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thi tuyển sinh lớp 6: Lênh cấm đưa ra nhanh đến 'chóng mặt'
- ·Hải quan TPHCM khởi tố vụ nhập lậu thiết bị y tế
- ·Giá thép hôm nay ngày 2/11/2023: Giá thép trong nước dự báo có thể chấm dứt đà giảm
- ·Thu giữ số lượng lớn thực phẩm, đồ chơi nhập lậu
- ·3 cách đơn giản luộc rau xanh ngon không bị đỏ
- ·Ukraine nói bị tấn công tên lửa tầm xa, đại sứ Nga cảnh báo giao tranh kéo dài
- ·Cơ hội học cùng lúc hai chương trình
- ·Khuyên Thủ tướng Johnson từ chức, Bộ trưởng Anh bị sa thải ngay sau đó
- ·Cơ phó máy bay Đức từng tập hạ độ cao trước khi tự tử
- ·Lysychansk thất thủ, tổng thống Ukraine quyết giành lại từ tay Nga
- ·Việt Nam: 3 trường hợp nghi ngờ nhiễm MERS
- ·Trường ĐH Nông Lâm đón thí sinh trúng tuyển phương thức xét học bạ nhập học
- ·22 tỷ đồng chi bồi thường thiệt hại do bão số 10
- ·Mỹ thử thành công một cặp tên lửa siêu vượt âm
- ·Tập đoàn Keangnam: Cựu chủ tịch lên núi tự sát
- ·Có 925.792 thí sinh đủ điều kiện dự thi THPT quốc gia 2018
- ·Tùy viên quốc phòng Trung Quốc bị trục xuất khỏi cuộc họp của PIF
- ·An Truyền tổ chức ngày hội “Tân sinh viên”
- ·Vụ máy bay rơi ở Pháp: Các công ty bảo hiểm tạm đền bù 300 triệu USD
- ·Sáng nay, thí sinh biết điểm thi THPT Quốc gia năm 2018