【nice vs marseille】Nghi vấn vi phạm về xuất xứ: 6 doanh nghiệp gỗ vi phạm thế nào?
Điểm danh các vụ việc nổi cộm nhập hàng Trung Quốc gắn xuất xứ Việt Nam | |
Mở rộng hợp tác với cơ quan Hải quan các nước để xác minh gian lận xuất xứ | |
Doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nghiêm xuất xứ khi xuất hàng sang Mỹ | |
Chặn gian lận xuất xứ: Điều tra 6 doanh nghiệp trong lĩnh vực gỗ |
Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Nguyễn Phi Hùng phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: T.Bình. |
Tại buổi Họp báo chuyên đề “công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ của ngành Hải quan” diễn ra ngày 19/7, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu thông tin chi tiết.
Tâm điểm- Công ty TNHH VT
Theo đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu, trên cơ sở số liệu rà soát và thông tin nắm được về các hành vi phạm của các Công ty trong việc sản xuất mặt hàng gỗ dán xuất khẩu, Cục Điều tra chống buôn lậu và các đơn vị liên quan lập kế hoạch xác minh thông tin liên quan đến các hoạt động sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép của 6 Công ty có sản lượng gỗ sản xuất, xuất khẩu lớn, có dấu hiệu tăng đột biến.
Đối với các dấu hiệu sai phạm liên quan đến các vụ việc nêu trên, Cục Điều tra chống buôn lậu đang tiếp tục xác minh làm rõ thêm tính chất, mức độ của các hành vi vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật về C/O như dấu hiệu không trung thực, dấu hiệu làm giả hồ sơ, giấy tờ, dấu hiệu chiếm đoạt thuế Giá trị gia tăng (nếu có)… |
Kết quả điều tra, xác minh cho thấy, Công ty TNHH VT có trụ sở tại Hà Nội (tên các doanh nghiệp liên quan được viết tắt do đang quá trình điều tra-PV) là doanh nghiệp thương mại.
Năm 2018 đến hết tháng 3/2019, Công ty đã xuất khẩu 27.051,73 m3, các mặt hàng gỗ dán, tấm gỗ dán trị giá 405,7 tỷ đồng.Công ty đã được hoàn thuế Giá trị gia tăng hơn 32,5 tỷ đồng.
Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp bán hàng cho Công ty TNHH VT.
Trong đó, Công ty TNHH VM (Hưng Yên), từ khi thành lập tháng 1/2018 đến 31/3/2019, đã sản xuất và bán cho Công ty TNHH VT để xuất khẩu với số lượng 5.499,22 m3, trị giá hơn 64 tỷ đồng. Trong đó lô hàng sản xuất từ ván bóc được nhập khẩu từ Trung Quốc, sản xuất ra thành phẩm 8.425 tấm, trị giá gần 3,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty trực tiếp xuất khẩu 79,9 m3gỗ ván ép, trị giá 935 triệu đồng.
Công ty Cổ phần AA (Nam Định), từ khi thành lập tháng 6/2018 đến tháng 3/2019, sản xuất và bán cho Công ty TNHH VT để xuất khẩu 5.709 m3, để xuất khẩu trị giá hàng hóa hơn 60,4 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần GR (Lạng Sơn) thành lập tháng 6/2018. Đến tháng 3/2019, Công ty đã sản xuất và bán cho Công ty TNHH VT 24.078 m3khối gỗ ván ép để xuất khẩu, trị giá 112,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, cơ quan Hải quan xác định Công ty TNHH FN (Phú Thọ) nhập khẩu nguyên liệu gỗ ván bóc/ván ép bán thành phẩm từ Trung Quốc 2.087m3 gỗ ván bóc từ cây gỗ phong trắng/ gỗ bạch dương và 28.935m3gỗ ván ép/ gỗ dán.
Công ty này đã xuất khẩu gỗ ván ép/gỗ dán thành phẩm cho 7 đối tác với tổng lượng xuất khẩu là 15.542m3và được hoàn thuế Gia trị gia tăng hơn 12 tỷ đồng.
Công ty TNHH Go (Hà Nội), năm 2018 mở 80 tờ khai xuất khẩu 12.600m3trị giá trên 120 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Công ty không xin Giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam (C/O) cho các lô hàng xuất khẩu này.
Theo giải trình của Công ty, do đối tác mua hàng tại không yêu cầu cung cấp C/O. Nội dung này Cục Điều tra chống buôn lậu đã xác minh và đang chờ trả lời của hải quan các nước đối tác nhập khẩu gỗ của Công ty.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn: Tội phạm ma túy và gian lận xuất xứ phức tạp trong 6 tháng đầu năm | |
Chặn gian lận về xuất xứ cần sự vào cuộc đồng bộ | |
Hải quan kiên quyết đấu tranh ngăn chặn hành vi lợi dụng xuất xứ hàng hóa Việt Nam |
Có hay không việc tiếp tay cho doanh nghiệp gian lận C/O?
Qua xác minh đối với 6 công ty và kết quả làm việc với các hộ dân, chính quyền địa phương, Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện một số vấn đề nổi lên liên quan đến vi phạm trong việc doanh nghiệp lập hồ sơ xin cấp C/O.
Đối với doanh nghiệp, cơ quan Hải quan xác định hồ sơ xin cấp C/O của Công ty TNHH VT, Công ty TNHH VM, Công ty Cổ phần Gr và Công ty Cổ phần AA vi phạm quy định pháp luật.
Cụ thể, doanh nghiệp thừa nhận không mua nguyên liệu gỗ bạch đàn, gỗ keo từ các hộ dân ghi trong hợp đồng.
Các công ty sử dụng hợp đồng mua bán nguyên liệu ký khống, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong một số bộ hồ sơ xin cấp C/O là giả, mục đích hợp thức hồ sơ đầu vào để làm thủ tục xin Giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam cho các lô hàng mà công ty sản xuất để bán cho Công ty khác xuất khẩu hoặc trực tiếp xuất khẩu.
Sử dụng hóa đơn thuế Giá trị gia tăng mua keo, bột mỳ dùng cho nhiều tờ khai để làm hồ sơ xin cấp C/O mà tổng số lượng keo và bột mỳ trong các tờ khai vượt quá số lượng so với số lượng keo, bột mỳ trên hóa đơn đầu vào.
Đáng chú ý, một số doanh nghiệp nhập khẩu ván bóc, bán thành phẩm từ Trung Quốc về để sản xuất gỗ ván bóc xuất khẩu nhưng không khai báo trong hồ sơ xin cấp C/O.
Đối với Công ty TNHH VT, một số hồ sơ xin cấp C/O cho các lô hàng xuất khẩu của Công ty (do các Công ty sản xuất cung cấp), có sử dụng các giấy tờ không hợp pháp, một số giấy tờ có dấu hiệu làm giả.
Về trách nhiệm chính quyền địa phương trong công tác quản lý lâm sản, Cục Điều tra chống buôn lậu nhận thấy có dấu hiệu buông lỏng quản lý trong xác nhận hồ sơ lâm sản.
Cụ thể, UBND một số xã không mở hồ sơ theo dõi khai thác lâm sản, không kiểm tra thực tế trước khi xác nhận hồ sơ lâm sản. Có nhiều hồ sơ lâm sản, số lô, số thửa trên bảng kê lâm sản không có trên thực tế hoặc không đúng với số lô, số thửa mà hộ dân đang trồng và khai thác rừng.
Cá biệt, có trường hợp lãnh đạo UBND xã ký, đóng dấu sẵn vào một số đơn đề nghị cấp phép khai thác, bảng kê lâm sản khai thác, bảng kê lâm sản rồi đưa cho hộ dân về tự điền thông tin vào các giấy tờ trên.
Quá trình điều tra, cơ quan Hải quan cũng xác định những bất thường trong việc cấp C/O của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Cụ thể, một số bảng kê lâm sản, bảng kê lâm sản khai thác không ghi ngày tháng, không có chữ ký của chủ rừng, chữ ký của chính quyền xã, không có chữ ký của người dân trong hợp đồng mua nguyên liệu nhưng vẫn được cấp chứng nhận C/O.
Thậm chí, trong nhiều Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “CTC” (liên quan đến xuất xứ-PV) có mẫu thuẫn, trùng lắp về hóa đơn, số liệu nhưng vẫn được cấp C/O.
Hay hóa đơn nguyên liệu keo, bột mỳ, gỗ ván mặt được các công ty sử dụng nhiều lần trong các tờ khai xin C/O vượt quá số lượng keo, bột mỳ, ván mặt trong hóa đơn đầu vào để sản xuất gỗ dán xuất khẩu không được kiểm tra phát hiện.
Theo đánh giá của Cục Điều tra chống buôn lậu, việc quy định về xuất xứ theo tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 6 số đối với một số trường hợp là tương đối lỏng lẻo.
Đơn cử, đối với các mã hàng việc chuyển đổi mã số từ 4412.39 (nguyên liệu nhập khẩu) sang mã 4412.33/4412.34 chỉ cần qua công đoạn rất đơn giản. Đó là từ mã hàng 4412.39 (nhập khẩu) có thể ép chồng thêm ít nhất 1 lớp ván ép mã 4412.94 (nhập khẩu) hoặc sản phẩm có dán mặt bằng lớp ván bóc mã 4408.90/10 (nhập khẩu) hoặc dán lớp gỗ ván ép có nguồn gốc Việt Nam (không phải là gỗ thông hoặc cây lá kim) thì sản phẩm đầu ra sẽ được khai báo vào mã 4412.33/ 4412.34.
Như vậy, hàng hóa đã được xác định là xuất xứ Việt Nam vì đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa ở cấp 6 số (CTSH).
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chị Đặng Thị Hiền đã được phẫu thuật
- ·AIPA: VN proposes building AEC with equal development
- ·Overseas diplomatic staff may get a long overdue pay bump
- ·President Quang welcomes new foreign ambassadors to Việt Nam
- ·“Điện Biên Phủ
- ·PM backs co
- ·Laos PM starts official visit to Việt Nam
- ·PM hosts outgoing Slovak ambassador
- ·Nụ cười hiếm hoi của bé mắc bệnh ruột hẹp
- ·Man arrested for propaganda against State
- ·Hơn 46 triệu đồng đến với bé Nguyễn Trương Phi Hoàng
- ·PM urges Hà Nội to build green, smart city
- ·Đà Nẵng People’s Council member responsible for violations: report
- ·PM warns on slow disbursement
- ·Anh đến quê em
- ·Overseas diplomatic staff may get a long overdue pay bump
- ·Việt Nam elected WIPO General Assembly Chairman
- ·VN, Laos clarify border to strengthen ties
- ·Cha làm 50 ngàn/ngày chưa đủ mua 1 viên thuốc của con
- ·Deputy PM asks Slovakia to promote VN