【bang xep hang 2 laliga】Khoai lang màu gì bổ dưỡng với sức khỏe nhất?
Giá trị dinh dưỡng
Khoai lang là nguồn cung cấp carbohydrate phức lành mạnh,àugìbổdưỡngvớisứckhỏenhấbang xep hang 2 laliga giúp bạn có năng lượng cần thiết để các tế bào hoạt động bình thường. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một củ khoai lang chín cỡ vừa cung cấp 23,6g carbohydrate (8% nhu cầu hằng ngày), 103 calo, không có chất béo hoặc cholesterol.
Khoai cũng cung cấp lượng chất xơ đáng kể giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón. Trong khoai có một số dưỡng chất quan trọng bao gồm vitamin A, B, C, kali, mangan, magie và đồng.
Một củ khoai lang trung bình chứa 30,8g magie. Theo tạp chí Dinh dưỡng, magie đóng vai trò thiết yếu trong việc truyền dẫn thần kinh và co cơ, có khả năng ngăn ngừa và điều trị các rối loạn thần kinh, điều trị chứng lo âu.
Sự khác biệt giữa các màu khoai
Các loại khoai màu khác nhau có thể có kết cấu, hương vị không giống nhau. Ví dụ khoai ruột cam vị ngọt hơn và bên trong khá chắc trong khi ruột trắng khô và nhạt hơn. Khoai lang tím vốn có nguồn gốc từ đảo Okinawa (Nhật) nhanh chóng phổ biến sang các nước khác. Loại khoai này có kết cấu dạng kem, vị ngọt và được cho rằng góp phần giúp người Nhật sống thọ.
Nhìn chung, theo Livestrong, hầu hết khoai lang có hàm lượng vitamin, khoáng chất tương tự. Trong khi đó, màu sắc ruột khoai thể hiện nguồn gốc và hàm lượng chất chống oxy hóa. Khoai lang có ruột cam rất giàu carotenoid, màu tím giàu anthocyanin. Các chất oxy hóa này đã tạo nên màu sắc khác biệt cho khoai.
Carotenoid là các sắc tố màu vàng và cam, là nguồn cung cấp vitamin A, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho mắt, ngăn ngừa bệnh thoái hóa thần kinh Lou Gehrig (ALS). Các carotenoid phổ biến nhất là beta-carotene, lutein, zeaxanthin và lycopene.
Anthocyanin là flavonoid tự nhiên trong các loại trái cây màu đỏ, tím và xanh. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng, không chỉ là chất chống oxy hóa mạnh, anthocyanin còn có tác dụng chống viêm, chống vi khuẩn, ngăn ngừa béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.
Các nghiên cứu đã so sánh hàm lượng chất chống oxy hóa của khoai lang trắng, kem và tím. Theo đó, khoai lang ruột tím có hàm lượng chất chống oxy hóa và tổng chất xơ hòa tan cao nhất.
Một nghiên cứu khác so sánh khoai lang có ruột trắng, vàng và tím đã xác nhận kết quả trên. Kết luận công bố trên tạp chí Dinh dưỡng phòng ngừa và Khoa học thực phẩmcho thấy các màu của khoai lang đều có hàm lượng polyphenol tương tự nhưng khoai ruột tím có hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanin cao nhất, ruột trắng thấp nhất.
Nếu bạn có thị lực tốt, khoai lang là lựa chọn phù hợp do có lượng vitamin A cao. Một củ khoai lang ruột cam sẽ cung cấp 730% nhu cầu vitamin A hằng ngày, có thể ngăn ngừa khô mắt, quáng gà và giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt. Khoai lang ruột tím chứa một loại anthocyanin có thể giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh.
Điều gì xảy ra khi bạn ăn khoai lang trong một tháng?
Những thay đổi tích cực của cơ thể sau khi ăn khoai lang khiến biên tập viên người Mỹ tiếp tục lựa chọn loại thực phẩm này.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·5 địa điểm thuê xe máy Đà Nẵng uy tín được đánh giá cao
- ·Hội Chọi trâu Hớn Quản diễn ra vào ngày 18
- ·18 năm tìm chỗ đứng cho Bảo tàng tỉnh
- ·Khám phá những khu rừng đẹp kì lạ
- ·Những giá trị mà Mialala hướng tới trên hành trình phủ sóng toàn quốc
- ·10 nước đi taxi thú vị nhất thế giới
- ·5 công trình cổ làng Đường Lâm được vinh danh
- ·Bảo tàng tư nhân trưng bày đại lễ phục triều Nguyễn
- ·Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh bồi thường, giải phóng mặt bằng
- ·Độc đáo "Chợ quê ngày hội" tại cầu ngói Thanh Toàn
- ·Patrick Eyewear và vị thế đối tác chính thức của Ray
- ·Hậu quả của việc: Văn hóa ứng xử bị xem nhẹ
- ·Miền Trung
- ·Bài cuối: Già làng hôm nay
- ·Bitcoin lần đầu cán mốc 50.000 USD sau hai năm
- ·Phát huy hiệu quả Câu lạc bộ gia đình bền vững
- ·Cần có hướng đi cho nghề chế biến rượu cần của đồng bào Xêtiêng
- ·Tuồng cổ cho du khách nước ngoài: Sáng tạo hay mạo hiểm?
- ·Giá vàng hôm nay, 10/1: Tiếp nối đà giảm
- ·Phong phú các hoạt động vui Xuân tại Bảo tàng Dân tộc học