【damac vs】Nhiều người Mỹ từ bỏ quốc tịch vì luật thuế mới
Nhiều người Mỹ không hài lòng với những yêu cầu công bố thông tin nghiêm ngặt mới, đặc biệt những người Mỹ sống ở nước ngoài cảm thấy mệt mỏi với những thủ tục kê khai thuế quá phức tạp.
Không như ở hầu hết các nước khác, Mỹ đánh thuế tất cả các thu nhập của công dân nước mình không phân biệt nơi cư trú hay nơi tạo ra thu nhập. Đối với người sống ở nước ngoài, họ phải vật lộn với một núi thủ tục giấy tờ để nộp thuế cho cả hai nơi.
Chỉ riêng nửa đầu năm nay, khoảng hơn 1.800 công dân Mỹ đã từ bỏ quốc tịch của mình, tăng gấp đôi so với con số 932 người cho cả năm 2012.
Mỹ đang chuẩn bị thực thi Đạo luật về việc tuân thủ thuế đối với các chủ tài khoản nước ngoài (Đạo luật FATCA) được Quốc hội phê chuẩn năm 2010. Đạo luật này ra đời nhằm mục đích giảm thiểu những trường hợp trốn thuế đã khiến nước Mỹ mất đi hàng trăm tỷ USD mỗi năm.
Đạo luật FATCA yêu cầu các tổ chức nước ngoài báo cáo toàn bộ tài sản thuộc “quốc tịch” Mỹ cũng như yêu cầu các cá nhân có tài sản ở nước ngoài phải kê khai bổ sung.
Theo quan điểm của Eugene Chow, Giám đốc Công ty luật Chow King & Associates ở Hồng Kông, hầu hết những người từ bỏ quốc tịch không phải là những người giàu có sống tha hương trốn thuế.
Chow cho rằng, những người từ bỏ hầu hết là những người bình thường, họ cảm thấy khó khăn trong việc kê khai các thủ tục thuế thường xuyên thay đổi.
Ngoài yếu tố giấy tờ, một số người giàu Mỹ cũng muốn từ bỏ quốc tịch để “giữ gìn” tài sản của mình.
Eduardo Saverin, một trong bốn thành viên sáng lập Facebook, năm ngoái đã từ bỏ tấm thẻ xanh và lựa chọn sống ở Singapore. Mặc dù Saverin khăng khăng rằng, hành động của mình không dính dáng gì đến vấn đề thuế má, nhưng việc lựa chọn từ bỏ quốc tịch trước khi Facebook IPO cũng khiến anh này bị la ó.
Tuy nhiên những người không đóng thuế sẽ không dễ dàng gì từ bỏ được quyền công dân. Chính phủ vẫn có quyền truy đuổi và đòi thuế những cựu công dân nếu có bằng chứng họ trốn thuế.
Ngoài ra, những người có tài sản trên 2 triệu USD sẽ phải nộp một khoản thuế lớn để có thể “ra đi”, Scott Michel, giám đốc công ty luật thuế quốc tế Caplin & Drysdale cho biết.
Ngay cả những người thừa kế của những người đã từ bỏ quốc tịch cũng có thể phải chịu thuế trên tài sản thừa kế, nếu họ vẫn là công dân Mỹ. Eugene Chow cho rằng điều luật này được thiết kế để người Mỹ không có động cơ để bỏ đi.
Tình hình thật đúng với câu nói cửa miệng của người Mỹ: Trên đời có hai thứ chắc chắn là bạn sẽ chết và phải nộp thuế!
Mai Hương (Theo CNNMoney)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủy Tạ: Điểm lý tưởng và lãng mạn nhất để ngắm pháo hoa chào năm mới 2021
- ·Đà Nẵng hạn chế xây dựng nhà cao tầng khu vực trung tâm
- ·Thực đơn tiệc cưới khiến khách mời 'đau đầu vì dịch không ra'
- ·Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2018
- ·Ai phải chịu trách nhiệm vụ thanh sắt công trình xây dựng rơi khiến một người tử vong?
- ·Những điều cấm kỵ khi ăn khoai môn
- ·Trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình: Cần tạo cơ chế để nhân rộng
- ·Mưa lớn gây nhiều thiệt hại tại các địa phương khu vực miền Trung
- ·Nông sản Việt khi gia nhập EVFTA cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- ·Tự chủ tài chính phải gắn với trách nhiệm giải trình
- ·Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII đối với đồng chí Tất Thành Cang
- ·Sẽ chấm dứt tình trạng “3 không” ở các công ty chứng khoán
- ·Thanh khoản bùng nổ
- ·SEM Asia: Hướng tới sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- ·Xuất khẩu tôm sẽ vượt mốc 4 tỷ USD trong năm 2021
- ·Thường xuyên ăn đồ chiên rán, chàng trai 26 tuổi bị đột quỵ
- ·Có tiếp tục "hạ phao" cho doanh nghiệp NK ô tô?
- ·Bảo đảm lưu thông trong thời gian sửa chữa cầu Hồ
- ·CMCN 4.0 sẽ tạo sự đột phá về năng suất trên 5 ngành công nghiệp lớn
- ·Bảo mật website của các cơ quan Nhà nước còn lỏng lẻo