【nhân đinh】Có tiếp tục "hạ phao" cho doanh nghiệp NK ô tô?
Hai lần gỡ vướng chưa xong
Năm 2011, Bộ Công Thương đã dựng lên "hàng rào" là Thông tư 20/1011/TT-BCT nhằm lành mạnh hóa thị trường, tăng chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng và đời sống nhân dân, đồng thời thực thi những biện pháp cần thiết để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cho việc đảm bảo an toàn giao thông. Bằng các điều kiện, thủ tục bắt buộc, khắt khe như giấy tờ ủy quyền của chính nhà sản xuất và hệ thống bảo hành, bảo dưỡng đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Bộ Giao thông Vận tải, Thông tư 20 khi đi vào thực hiện, nhiều DN đã không đủ điều kiện NK xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi. Điều đáng nói, tại thời điểm Thông tư 20 có hiệu lực, nhiều lô hàng đã xếp lên tàu, đã về đến cảng; hay DN đã “lỡ” ký hợp đồng, đã chuyển tiền thanh toán nhưng hàng chưa kịp về cảng, chưa làm thủ tục hải quan đã bị “tắc”.
Để tháo gỡ vướng mắc của DN, Bộ Công Thương đã ban hành công văn cho phép các lô hàng đã xếp hàng lên tàu trước ngày 26-6-2011 (ngày Thông tư 20 có hiệu lực) và hàng về đến cảng Việt Nam trước ngày 24-7-2011 (ngày đến cảng Việt Nam là ngày ghi trên dấu của cơ quan Hải quan đóng lên bản khai hàng hóa trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh) được làm thủ tục nhập khẩu theo quy định, không phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2011/TT-BCT.
Động thái này cũng đã phần nào giải quyết “bức xúc” của những DN ở vào tình huống nhập vào không được, chuyển đi không xong. Nhưng có điều, công văn 7860/BCT-XNK đã không giải quyết hết những tình huống phát sinh của DN. DN vẫn phải ôm đầu bế tắc khi nhiều hợp đồng đã ký, đã chuyển tiền thanh toán cho đối tác nhưng chưa có hàng.
Ngày 25-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo xử lý vướng mắc trên theo hướng, các lô hàng NK theo các hợp đồng đã ký trước ngày ban hành Thông tư 20 và có chứng từ thanh toán trước ngày 12-5-2011 được làm thủ tục NK, không phải thực hiện theo quy định tại Thông tư 20. Ngày 7-9-2012, Bộ Công Thương ban hành công văn 8415/BCT-XNK, cho phép các lô hàng xe ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống, chưa qua sử dụng, NK theo các hợp đồng đã ký trước ngày ban hành Thông tư 20 và có chứng từ thanh toán trước ngày 12-5-2011, được làm thủ tục NK theo quy định với điều kiện “Hàng về đến cảng Việt Nam chậm nhất trước ngày 7-12-2012”.
Tuy nhiên, đã hơn một năm sau khi công văn trên được “mở” cho DN đến nay, vướng vẫn vướng. Có 9 DN NK ô tô đã tiếp tục gửi công văn kiến nghị đến Chính phủ, Bộ Công Thương, các DN này cho rằng, chỉ với 3 tháng (từ 7-9 đến 7-12-2012) để DN đưa hàng về đến cảng Việt Nam là không đủ. Trong thời gian thực hiện quy định tại công văn 8415, lượng xe NK về chưa bằng 1/3 số xe đã ký hợp đồng NK và thanh toán, thậm chí có DN chưa thực hiện NK do đối tác không thể cung cấp kịp thời hàng như hợp đồng đã ký kết (về chủng loại, số lượng, model và năm sản xuất của xe). Tổng hợp số xe theo hợp đồng đã ký và chuyển tiền nhưng chưa được NK về của 9 DN trên vào khoảng 1.500 chiếc với trị giá khoảng 17 triệu USD. Để giải quyết vấn đề này, các DN đề nghị được gia hạn thời gian NK để hoàn tất việc NK các lô hàng đã thanh toán trước ngày 12-5-2011 nhưng không về kịp trong thời gian quy định tại công văn 8415.
Sẽ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN?
Theo Công ty cổ phần thương mại Kylin-GX668, sau những văn bản tháo gỡ của Bộ Công Thương đối với trường hợp hợp đồng đã thanh toán trả trước, công ty vẫn gặp quá nhiều vướng mắc. Công ty đã liên tục gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan quản lý cho phép gia hạn thêm thời gian để NK với lý do: Văn bản 8415 cho phép các DN NK trong vòng 3 tháng, nhưng với DN ký hợp đồng và thanh toán trả trước cho đối tác nước ngoài với kế hoạch giao hàng trong năm được quy định trong hợp đồng thì 3 tháng không thể đưa hết hàng về. Chưa kể đến những thay đổi trong quy định đăng kiểm xe ô tô NK cũng làm kéo dài thời gian làm thủ tục cho DN. Gần đây nhất, công ty này đã kiến nghị lên Chính phủ đề nghị tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện các hợp đồng NK ô tô.
Trước những khó khăn, vướng mắc của DN, các Bộ (Công Thương, Tài chính) đều đồng thuận quan điểm nên xem xét, tháo gỡ khó khăn cho DN. Bộ Công Thương cho rằng, trong bối cảnh kinh doanh của các DN nói chung và các DN kinh doanh ô tô nói riêng đang có nhiều khó khăn, việc đưa ra giải pháp tháo gỡ có thể xem xét. Bộ này đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo.
Về phía Bộ Tài chính cũng đồng ý với quan điểm của Bộ Công Thương, có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN kinh doanh ô tô. Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng nên tiếp tục cho phép DN được NK những lô hàng đã ký hợp đồng và thanh toán trước ngày Thông tư số 20/2011/TT-BCT có hiệu lực được làm thủ tục NK theo quy định, không phải thực hiện theo quy định tại Thông tư 20 của Bộ Công Thương, tương tự hướng dẫn tại công văn 8415/BCT-XNK. Tuy nhiên, để các DN có đủ thời gian chuẩn bị, phối hợp với phía đối tác nước ngoài thực hiện NK, đề nghị xem xét cho gia hạn thời gian hàng về đến cảng Việt Nam.
Với những ý kiến như vậy, các DN có thể hy vọng một lần nữa các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục có những động thái tháo gỡ vướng mắc.
Châu Anh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bi kịch vì không được đăng kí kết hôn
- ·A Roàng xa vẫn có sức hút
- ·Tổng thống Ukraine nêu tác dụng bước đầu của chiến dịch đột kích vùng biên Nga
- ·Thời gian và đôi mắt ấy
- ·Đề xuất giảm phí sử dụng đường bộ
- ·Giá heo hơi hôm nay 18/12/2024: Miền Bắc tiếp đà tăng giá
- ·IPO gần 2 triệu cổ phần của Giống cây trồng Hải Dương
- ·Dự báo giá vàng ngày mai 18/12/2024: Giữ giá hay bật tăng?
- ·Xây dựng gia đình văn hóa: hạn chế từ đâu?
- ·Khơi nguồn sáng tạo trẻ
- ·Đức “còi”
- ·Ảnh vệ tinh hé lộ Israel định hiện diện quân sự lâu dài ở Gaza
- ·Khai mạc Liên hoan Dân ca Việt Nam khu vực Bắc Trung bộ
- ·Dự báo giá tiêu ngày mai 18/12/2024: Giá tiêu ngày mai trong nước biến động tăng
- ·Trao hơn 9 triệu đồng đến bé Hạnh ở bản Rào Tre
- ·Cửu Long CIPM sẽ thoái vốn theo lô tại Công ty cổ phần cầu Cần Thơ
- ·Hải quan Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị tăng cường hợp tác với Hải quan Vùng III (Lào)
- ·Dựa vào văn hóa truyền thống mà bước tới
- ·Đừng phá núi non dọc di sản Chùa Hương
- ·Chứng khoán tuần: Thủng 550 điểm