【soi kèo werder bremen】Ứng dụng KHCN trong nuôi trồng thuỷ sản: Đừng “buông đuôi” các sản phẩm khoa học
Tại Cà Mau, đã qua có rất nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản được ứng dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề chuyển giao vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vẫn chưa thật sự sâu rộng.
Tại Cà Mau, đã qua có rất nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản được ứng dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề chuyển giao vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vẫn chưa thật sự sâu rộng.
Phó Giám đốc Sở KH&CN Cà Mau Phan Tấn Thanh nhìn nhận: “Trong những năm gần đây, sở tập trung triển khai thực hiện các đề tài, dự án, chủ yếu ứng dụng các tiến bộ KHKT, góp phần cùng với tỉnh trong vấn đề giảm dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản. Mặc dù đã đem lại khá nhiều hiệu ứng tích cực, tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan khiến sản phẩm khoa học chưa được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn”.
Đừng “buông đuôi”
Một trong những nguyên nhân chính được ngành chuyên môn đánh giá là do trình độ tiếp thu của người dân còn hạn chế, đồng thời nguồn vốn đối ứng trong dân bị “hụt hơi” nên hiệu quả chưa thật sự sâu rộng. Song song đó, trong quá trình thực hiện thí điểm, khi có nhân viên kỹ thuật theo dõi thì đáp ứng yêu cầu, lúc dự án kết thúc, thiếu nguồn vốn, thiếu người, đa số người dân lại quay về với thói quen ban đầu.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Khóm 1, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, được Công ty Tôm giống Việt - Úc hỗ trợ máy móc trong mô hình nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao. |
Dự án “Ứng dụng chế phẩm sinh học EMOZEO trong nuôi tôm quảng canh cải tiến” do Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau thực hiện, vừa kết thúc vào giữa tháng 6/2015. Hơn 66 hộ dân của 3 xã: Tân Trung, Tân Duyệt, Thanh Tùng thuộc huyện Đầm Dơi tham gia dự án với diện tích 42,5 ha, nhưng đến nay theo khảo sát, số hộ còn thực hiện theo quy trình chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nông dân Nguyễn Minh Chiến, 1 trong 22 hộ của Tổ Hợp tác ấp Bá Huê, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, thật thà kể: “Khoảng cuối năm 2014, chúng tôi được thí điểm nuôi tôm quảng canh cải tiến theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu rửa đầm, phơi, lấy nước, thuốc cá rồi sử dụng men vi sinh định kỳ nhằm xử lý môi trường nước tốt cho tôm nuôi. Tuy nhiên, hiệu quả ban đầu cũng chưa cao lắm, tôi là hộ đạt cao trong ấp này mà chỉ khoảng 50% thôi. Rồi từ đó đến nay cũng không thấy ai xuống hỏi thăm hay kiểm tra gì nữa”.
Được biết, theo quy định của Nhà nước, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn chỉ hỗ trợ 30-50% chi phí cho người thực hiện thí điểm về tập huấn kỹ thuật, con giống, một số thuốc phòng bệnh…, còn lại người dân tự lo. Ông Thanh chia sẻ: “Không phải dự án nào người dân cũng được hỗ trợ như vậy, chỉ chọn lọc một số hộ đủ điều kiện thực hiện và hỗ trợ mà thôi. Còn lại hộ sản xuất bình thường thì không. Vả lại, nguồn vốn có hạn nên chỉ hỗ trợ một phần để người dân học hỏi rồi tự người dân bỏ vốn ra chứ không thể hỗ trợ hết được”.
Cần chú trọng chất lượng
Chỉ vào 2 bao thức ăn còn nằm ở góc nhà, ông Nguyễn Công Danh, ấp Bá Huê, xã Tân Duyệt, một trong những thành viên thực hiện dự án, bộc bạch: “Khi đó, chúng tôi được hỗ trợ 60.000 con giống, 120 lít men vi sinh và 60 kg thức ăn cho 1 ha, nhưng chắc do điều kiện môi trường nên chỉ ít hộ thả đạt hiệu quả (cao nhất chỉ đạt 50%)".
Ông Phan Tấn Thanh, Phó Giám đốc Sở KH&CN, thông tin, mỗi năm, có 5-7 đề tài, dự án phục vụ chủ yếu lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản. Riêng về nâng cao năng suất chất lượng, từ năm 2012 đến nay cũng khoảng 30 dự án, một số quy trình về nuôi tôm, ứng dụng KHKT nuôi tôm, bảo quản sản phẩm… Kinh phí mỗi năm cho các đề tài, dự án nghiên cứu và cả những đề tài chuyển tiếp trung bình khoảng 12 tỷ đồng. |
Theo đánh giá chung của đa số hộ dân thực hiện dự án, nhìn chung men vi sinh tốt, tạo màu nước, thả giống đạt chất lượng nhưng ngặt nỗi các hộ thực hiện không liền kề nhau, vừa bị ảnh hưởng rò rỉ nước, lấy nước nên rất khó làm theo quy trình. Ngoài ra, theo quy định, trong vòng 3 tháng sau khi thả giống phải khép kín, chỉ đặt lú thưa. Tuy nhiên, một số dân đất ít, đời sống kinh tế lại khó khăn, chủ yếu dựa vào con tôm nên tới con nước, họ phải xổ bắt tôm để đảm bảo cuộc sống hằng ngày.
Không chỉ khó về điều kiện áp dụng khoa học - kỹ thuật mà có những kỹ thuật đòi hỏi vốn quá lớn khiến hộ dân khó áp dụng được. Là một trong số ít hộ thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm lót bạt công nghệ cao do Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản phối hợp với Công ty Tôm giống Việt - Úc thực hiện, ông Nguyễn Thanh Hùng, Khóm 1, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, thông tin: “Chỉ với diện tích 380 m2 nhưng tính ra chi phí đầu tư cả 100 triệu đồng. Toàn huyện chỉ có 10 ha được thực hiện thôi. Đây là quy trình khép kín hoàn toàn, hạn chế dịch bệnh, rất thích hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh tràn lan như hiện nay, nhưng hộ nào không có vốn lớn thì cũng khó áp dụng được”.
Ông Nguyễn Quốc Thống, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi, đánh giá: “Việc ứng dụng KHKT vào nuôi tôm không những giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn tạo điều kiện hạn chế tối đa sử dụng hoá chất trong xử lý môi trường, ngăn ngừa triệt để việc lưu lại các chất kháng sinh và đặc biệt là hạn chế dịch bệnh. Tuy nhiên, ngoài dự án của tỉnh, mỗi năm, huyện chỉ được rót khoảng 300 triệu đồng từ nguồn khoa học công nghệ tỉnh, vốn nhỏ giọt không đáp ứng được nhu cầu mà chỉ chọn lọc một số đối tượng để nhân rộng”.
Thiết nghĩ, để ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ đạt hiệu quả cao, các ngành chức năng nên duy trì hoạt động ứng dụng của các dự án, đề tài sau khi đã kết thúc. Có như vậy sản phẩm khoa học mới thật sự hoàn thiện./.
Bài và ảnh: Hồng Nhung
(责任编辑:World Cup)
- ·HLV Kim Sang
- ·Bộ trưởng Nội vụ: Ứng dụng công nghệ số phát huy giá trị của tư liệu quốc gia
- ·Khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
- ·Thủ tướng phê bình bộ ngành, địa phương để xảy ra nhiều vụ cháy quán karaoke
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Nền tảng tài chính vững mạnh góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn
- ·Tham gia Bảo hiểm y tế để được chia sẻ gánh nặng khi ốm đau, bệnh tật
- ·Việt Nam coi trọng Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Nga
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Tự lực, tự cường phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·'Liên kết vùng mà quy hoạch theo tỉnh rồi cộng lại thì thua'
- ·Có thể xử lý hình sự vụ cô giáo bị buộc quỳ?
- ·Các địa phương bãi bỏ ngay quy định yêu cầu người dân xuất trình sổ hộ khẩu
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đoàn người có công tỉnh Trà Vinh
- ·Bắt giữ hai thanh niên mang súng nghi đi đòi nợ mùa World Cup
- ·Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp thứ ba Ban chỉ đạo Tổng kết 40 năm đổi mới
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Mở rộng không gian chính sách tài khóa