会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq rennes】Quốc hội hiến kế phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế!

【kq rennes】Quốc hội hiến kế phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế

时间:2024-12-23 18:53:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:394次

Gỡ khó cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tuần làm việc thứ 2 (từ ngày 30/10 đến hết 3/11) của Kỳ họp thứ 6,ốchộihiếnkếphấnđấuđạtcácmụctiêukinhtếkq rennes Quốc hội khóa XV sẽ thảo luận và cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.

Quốc hội hiến kế phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội
Các đại biểu Quốc hội sẽ tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

Theo đó, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao 3 chương trình mục tiêu quốc gia; nghe các báo cáo tiếp thu giải trình, thảo luận nội dung còn ý kiến khác nhau của 3 dự án luật; thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, dự kiến năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025; kết quả thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;...

Quốc hội dành cả ngày 30/10 để giám sát tối cao, thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Kéo giảm nợ công là thành công hết sức quan trọng

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao, trong 3 năm khó khăn khi nước ta phải đối phó với đại dịch Covid-19 nhưng thu ngân sách không giảm, nợ công lại kéo giảm rất tốt (dưới 40% GDP trong khi trần 60% GDP). Việt Nam được đánh giá là một trong số quốc gia nợ công giảm. Đây là yếu tố quan trọng và là dư địa thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, cho dù chúng ta có thể chấp nhận mức bội chi cao hơn.

Tại phiên họp tổ vào tuần trước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề cập đến việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Theo Thủ tướng, đây là những chương trình rất đúng, cần thiết nhưng do bước đầu chưa hình dung hết, quá nhiều thủ tục rườm rà, không phân cấp, nên việc triển khai chậm trễ, vướng mắc. “Chúng tôi rất đau đáu, nhưng một rừng thủ tục thì vướng là phải, do mình thôi” - Thủ tướng nói.

Để giải quyết vấn đề này, vừa qua Chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm phân cấp trọn gói cho cấp huyện, cấp tỉnh chịu trách nhiệm điều phối. Thủ tướng đề nghị phải thí điểm ít nhất mỗi tỉnh là 1, 2 huyện, phân cấp trọn gói cả vốn sự nghiệp và vốn đầu tư. Trong đó quan trọng nhất là giao vốn, giao mục tiêu, quy trình, cách làm rồi đi giám sát kiểm tra. Từ thực tiễn sẽ dần điều chỉnh cho khả thi, hiệu quả, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Để tháo gỡ các vướng mắc, Thủ tướng đề cập đến việc sửa đổi các quy định pháp luật và cho rằng kinh nghiệm là phải tôn trọng thực tiễn khách quan, phục vụ yêu cầu phát triển. Thực tế, không có văn bản nào bao phủ hết các góc cạnh cuộc sống, dự báo được hết mọi việc. Do đó, không ngại việc phải sửa đổi văn bản. “Phê phán cũng được, miễn là công việc suôn sẻ, người dân được hưởng thụ… Mình chưa làm được, chê là đúng, mình nhận khuyết điểm và sửa. Sợ nhất là thấy mà không sửa” - Thủ tướng chia sẻ.

Coi đầu tư công là động lực cho tăng trưởng

Đáng chú ý, chiều 31/10 và cả ngày 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025; kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Quốc hội hiến kế phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội
Kỳ họp này dự kiến sẽ thông qua nhiều dự án luật quan trọng trong đó có Luật Đất đai (sửa đỏi) đã cho ý kiến tại 3 kỳ họp.

Ngoài ra, Quốc hội sẽ thảo luận về: Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; báo cáo của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Trước đó, thảo luận tại hội trường và cho ý kiến vào tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều hành, kinh tế tăng trưởng kinh tế năm 2023 dù khó khăn, nhưng quý sau cao hơn quý trước, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% là hết sức trân quý.

Đại biểu đánh giá, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong đó, nổi bật là thực hiện các chính sách tài khóa, miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất .

Nỗ lực vào cuộc, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thường xuyên chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách; đã thành lập 26 tổ công tác của thành viên Chính phủ, Thường trực Chính phủ trực tiếp làm việc với các địa phương để nắm bắt tình hình thực tiễn, tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc và hướng dẫn, động viên, khích lệ kịp thời.

Mặc dù vẫn còn chỉ tiêu chưa đạt được, tuy nhiên đặt trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, biến động, những kết quả đạt được là đáng ghi nhận; thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực cao của Chính phủ thời gian vừa qua.

Đại biểu cũng đánh giá cao, trong 3 năm khó khăn khi nước ta phải đối phó với đại dịch Covid-19 nhưng thu ngân sách không giảm, nợ công lại kéo giảm rất tốt (dưới 40% GDP trong khi trần 60% GDP). Việt Nam được đánh giá là một trong số quốc gia nợ công giảm. Đây là yếu tố quan trọng và là dư địa thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, cho dù chúng ta có thể chấp nhận mức bội chi cao hơn.

Tại cuộc thảo luận ở tổ của Quốc hội, nhiều ý kiến cho rằng, để thực hiện cho đạt các mục tiêu đề ra của năm 2023 cũng như của nhiệm kỳ, cần bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra các mục tiêu phấn đấu và triển khai 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm giải pháp.

Trong đó, 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện đồng bộ thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn giá trị hiện hữu...

Về thể chế, Quốc hội và Chính phủ đã và đang rất nỗ lực và có bước tiến khi xây dựng và xem xét thông qua bình quân 8 - 9 dự án luật và nhiều nghị quyết ở mỗi kỳ họp. Trong đó có những cơ chế, chính sách đặc thù để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Về hạ tầng cơ sở, năm 2023, vốn đầu tư phát triển tăng 40% so với năm 2022, quyết tâm trong kỳ trung hạn sẽ triển khai hết 2,87 triệu tỷ đồng.

Trong bối cảnh hiện tại, đầu tư công là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết điểm nghẽn, làm bệ phóng tăng tốc cho kế hoạch 2026-2030. Để tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện môi tường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, giảm logistic... thì nên cần tăng nguồn lực đầu tư cho hạ tầng./.

Sáng ngày 2/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về: đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; tình hình thực hiện NSNN năm 2023, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 (trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2023, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2024 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý; việc bổ sung dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2023 cho các bộ, cơ quan ở trung ương, các địa phương).

Đặc biệt, Quốc hội dành nguyên ngày 3/11 để thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là dự án luật đặc biệt quan trọng có tác động ảnh hưởng sâu rộng tới toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp. Dự án luật được xem xét theo quy trình 3 kỳ họp và dự kiến sẽ hoàn thiện trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp này./.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Bloomberg: Xe máy điện VinFast hướng tới tương lai của giao thông xanh tại Việt Nam
  • Nam Đông: Triển khai chốt chặn kiểm soát dịch tại cao tốc La Sơn
  • Tỷ giá hôm nay (10/10): Đồng USD đồng loạt giảm nhẹ
  • Con tin Israel kể lại quãng thời gian bị Hamas bắt giữ
  • S&P Global dự báo sản lượng công nghiệp Việt Nam tăng 6,6%
  • Tỷ giá hôm nay (6/9): USD trung tâm quay đầu tăng vọt tới 32 đồng
  • Tỷ giá USD hôm nay 13/6/2024: Đồng USD trong nước tiếp đà tăng nhẹ, thế giới đảo chiều giảm mạnh
  • Tỷ giá hôm nay (16/10): Đồng USD có tăng trong tuần mới?
推荐内容
  • Túi giấy Toàn Tâm
  • Nga tăng lực lượng quanh Bakhmut, ông Zelensky cảm thấy bị phương Tây 'phản bội'
  • Bệnh viện Trung ương Huế hỗ trợ Gia Lai điều trị bệnh bạch hầu
  • Giá tiêu được nhận định rất khó dự báo thời điểm này
  • Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của VN đạt 7,2% năm 2023
  • Thêm 34 ca mắc COVID