【kết quả bóng đá của anh】Sau kết luận đường Lê Văn Lương Hà Nội thận trọng điều chỉnh quy hoạch
Quy trách nhiệm người đứng đầu công tác quy hoạch
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND về tăng cường sự lãnh đạo,ếtluậnđườngLêVănLươngHàNộithậntrọngđiềuchỉnhquyhoạkết quả bóng đá của anh chỉ đạo, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trên địa bàn thành phố.
Theo UBND TP Hà Nội, bên cạnh kết quả đạt được, công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn thành phố còn một số tồn tại, bất cập cần phải khắc phục như: Tiến độ triển khai các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc… còn chậm.
Bên cạnh đó, chất lượng một số đồ án quy hoạch còn có bất cập về cập nhật hiện trạng dự án, sử dụng đất, tính đồng bộ trong quy hoạch, kiến trúc, tính khả thi… dẫn đến việc điều chỉnh quy hoạch.
Ngoài ra, việc phát triển đô thị và nông thôn theo quy hoạch còn thiếu công cụ kiểm soát, hạn chế về chất lượng, thẩm mỹ; thiếu nguồn lực và các điều kiện thực hiện quy hoạch.
UBND TP Hà Nội cũng chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên do sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp có lúc, có nơi chưa kịp thời, sâu sát, quyết liệt. Thể chế quản lý còn hạn chế, bất cập; năng lực, nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức ở một số nơi còn chưa cao.
Các quy định quản lý chưa đồng bộ, chồng chéo, kém hiệu quả, chậm được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung. Công tác kiểm tra, giám sát, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành thành phố với địa phương chưa chặt chẽ. Việc kiểm tra, xử lý sai phạm ở một số nơi chưa thường xuyên, còn có tình trạng nể nang, né tránh, chậm xử lý hoặc chưa xử lý quyết liệt, dứt điểm.
Trước thực tế trên, UBND TP Hà Nội giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QHKT) chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện, thị xã thực hiện những giải pháp tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc gắn với từng đồ án quy hoạch, giữ đúng định hướng, mục tiêu ban đầu của quy hoạch.
“Việc điều chỉnh quy hoạch phải được xem xét một cách thận trọng, khách quan, khoa học việc điều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ quy hoạch, hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch làm tăng mật độ dân cư so với quy hoạch được duyệt; không xem xét đối với việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công viên cây xanh, ao, hồ, công cộng phục vụ dân sinh” – UBND TP chỉ đạo.
Cùng với đó, UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ cụ thể đối với các Sở, ngành, đơn vị, UBND quận huyện trong thực hiện chương trình, đề án, rà soát việc thực hiện các quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc; hoàn thiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý quy hoạch kiến trúc từ thành phố đến cấp huyện; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn.
Nâng từ 6 lên 39 tầng, “xẻ thịt” đất cây xanh
Liên quan đến vấn đề quy hoạch, mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng ban hành kết luận thanh tra hàng loạt “điểm nóng” về quy hoạch tại tại KĐT Trung Hòa - Nhân Chính, tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình (Hà Nội). Trong đó chỉ rõ, việc điều chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, lập, điều chỉnh bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc, UBND TP Hà Nội, Sở QHKT điều chỉnh quy hoạch sai quy định của pháp luật.
Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, quy hoạch chi tiết phê duyệt lần đầu đã cơ bản nghiên cứu tính toán sự đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Song khi thực hiện triển khai quy hoạch lại theo đề xuất chủ đầu tư, đã nhiều lần điều chỉnh đồ án hoặc điều chỉnh cục bộ hoặc chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kiến trúc rồi tiếp tục điều chỉnh cho từng dự án theo xu hướng: Chuyển đổi công năng thành nhà ở, tăng thêm tầng cao, tăng thêm diện tích sàn có dự án điều chỉnh 5 lần, nhiều dự án chuyển chức năng từ văn phòng, từ công cộng thành hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và căn hộ chung cư để bán, có dự án điều chỉnh tăng từ 5 tầng thành 30 tầng.
Theo kết luận thanh tra, tại Dự án HACC1 (tên thương mại Times Tower) của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, UBND TP 2 lần điều chỉnh, Sở QHKT 1 lần điều chỉnh quy hoạch sai quy định đã điều chỉnh tăng tầng cao từ trung bình 7,2 tầng thành 25 tầng, mật độ xây dựng từ 56,7% thành 59,5%, tăng thêm dân số (tạm tính) 680 người.
Tại dự án khu hỗn hợp văn phòng cho thuê – nhà ở tại ô đất 3.10-NO (tên thương mại Handi Resco Lê Văn Lương) do liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) và Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội (HandiResco) là chủ đầu tư, UBND TP Hà Nội điều chỉnh quy hoạch 3 lần; Sở QHKT điều chỉnh 1 lần sai quy định.
4 lần điều chỉnh đã điều chỉnh từ đất ở thành văn phòng, thương mại (năm 2008), thành hỗn hợp văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (năm 2012); 1 khối văn phòng lại thành tổ hợp văn phòng dịch vụ thương mại, nhà ở và nhà trẻ (năm 2017); đã làm tăng tầng cao trung bình từ 6,5 tầng lên 25 tầng khối văn phòng, 27 tầng khối nhà ở, phát sinh tăng dân số 754 người, diện tích sàn xây dựng tăng thêm hơn 10.790m2.
Hay tại dự án tổ hợp dịch vụ thương mại, văn phòng và nhà ở tại ô đất 4.5-NO (tên thương mại The Golden Palm) do Công ty CP Phát triển đầu tư Hà Nội – Sunrise (HDIS) là chủ đầu tư, UBND TP 2 lần điều chỉnh, Sở QHKT 1 lần điều chỉnh sai quy định, đã điều chỉnh từ đất ở thành dịch vụ, thương mại văn phòng và nhà ở, mật độ xây dựng từ 51,7% thành khối đế 64,3%, khối tháp 47,3%, tầng cao trung bình 7,8 tầng thành 9-23-25 tầng, 25 tầng thành 27 tầng làm tăng thêm dân số (tạm tính) khoảng 914 người.
Dự án trụ sở Tổng Công ty HUD kết hợp văn phòng cho thuê (tên thương mại Hud Tower) do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư, TP điều chỉnh 1 lần, Sở QHKT điều chỉnh 1 lần sai quy định, đã điều chỉnh chức năng từ đất ở thành văn phòng, khách sạn, thương mại rồi thành toà nhà văn phòng Hud Tower, làm tăng hệ số sử dụng đất từ 3,1 lần thành 10,92 lần, tầng cao tối đa từ 16 tầng thành 32 tầng.
Trong khi nhiều ô đất liên tục được điều chỉnh nhiều lần theo hướng nâng tầng, tăng mật độ xây dựng “nhồi” thêm cao ốc thì tại nhiều dự án, đất cây xanh lại bị “xẻ thịt”
Tại khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính, kết quả thanh tra, Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra rằng, Sở QHKT trình, UBND TP chấp thuận nhiều lần làm giảm diện tích đất cây xanh ô CX2 từ 5.324m2 xuống còn 2.682m2, giảm chỉ tiêu đất cây xanh xuống mức 0,64m2/người là “vi phạm nghiêm trọng Quy chuẩn xây dựng” (quy định chỉ tiêu cây xanh đơn vị ở tối thiểu 2m2/người).
Không những thế, Sở QHKT tiếp tục đề xuất, UBND TP đồng ý về nguyên tắc lại bố trí thêm nhà sinh hoạt cộng đồng tại phần diện tích 2.682m2 ô CX2-A, mật độ xây dựng 5% là sai so với điều chỉnh cục bộ được duyệt năm 2010 (ô đất CX2-A có chức năng đường dạo, cây xanh, mật độ xây dựng 0%), tiếp tục làm tăng mật độ xây dựng toàn ô đất CX2, vi phạm nghiêm trọng Quy chuẩn xây dựng.
Trong số 13 dự án nhà chung cư được thanh tra có 12 dự án không bố trí cây xanh, một dự án thiếu diện tích cây xanh, chỉ đạt 10%.
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu nhà ở Him Lam Vạn Phúc do UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2014 không bố trí diện tích đất trồng cây xanh tối thiểu 30% đối với lô đất trường học.
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính do Vinaconex làm chủ đầu tư phê duyệt năm 1998, điều chỉnh năm 2001, Thanh tra chỉ rõ: Chỉ tiêu cây xanh 0,85m2/người đã thiếu so với quy chuẩn xây dựng mà còn nhiều lần điều chỉnh giảm xuống chỉ còn 0,64m2/người.
Thanh tra quy hoạch hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, quy định tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh cho các lô đất xây dựng nhà ở chung cư là 20%. Tuy nhiên, có 12/17 dự án được thanh tra không bố trí đất cây xanh, 2/17 dự án thiếu diện tích cây xanh; 2/17 dự án bãi đỗ xe, cây xanh nhưng thực tế đã thi công sai quy hoạch.
Có 2/17 là dự án đầu tư bãi đỗ xe, cây xanh nhưng thực tế thời điểm phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết hai bên đường Lê Văn Lương, thực tế đã thi công sai quy hoạch. Cụ thể, dự án bãi đỗ xe, trạm cung cấp nhiên liệu, cây xanh đô thị và dịch vụ công cộng do Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Sông Hồng làm chủ đầu tư; Dự án bãi đỗ xe và khu dịch vụ tại khu đất 11.5 HH đường Lê Văn Lương do Công ty TNHH Phương Đông làm chủ đầu tư.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tiến độ thi công
- ·Bộ Công Thương khuyến cáo phô mai sữa dê nhập khẩu nhiễm khuẩn
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tiến độ giải ngân đầu tư công đang chậm
- ·Cua đồng hút hàng, tăng giá
- ·Công ty TNHH May Đăng Linh Hải Dương sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị 'sờ gáy'
- ·Đẩy mạnh phát triển đô thị
- ·Nhộn nhịp chợ tết
- ·Tiêu hủy 1,5 tấn heo bốc mùi hôi, nhiễm bệnh
- ·Hà Nội với mục tiêu 1000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào năm 2025
- ·Tăng cường phối hợp xử lý nợ xấu
- ·Chủ động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… để phục hồi và phát triển kinh tế
- ·Trên 2,7 tỷ USD vốn ODA đầu tư vào thủy lợi
- ·Thủy sản thiệt hại lớn từ 'thẻ vàng' EC
- ·Tích cực tái cơ cấu nông nghiệp
- ·Chiến lược tăng trưởng xanh thông qua Quản lý chất lượng chuỗi cung ứng tuần hoàn
- ·Thị xã Ngã Bảy: Giá trị sản xuất các lĩnh vực tiếp tục tăng mạnh
- ·Triển khai hợp nhất các Chi cục Thuế tại 9 tỉnh thành
- ·Trên 26 tỉ đồng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay
- ·Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, làm rõ về giá kit xét nghiệm
- ·Thị trường mùa nóng “tăng nhiệt”