【dabet vip】Hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính thu hút đầu tư vào chuyển đổi năng lượng
Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tếViệt Nam 2024 với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh”. |
Cần 134 tỷ USD vốn đầu tư phát triển mạng lưới truyền tải và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo
Trao đổi tại Hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam tổ chức sáng 20/6,ànthiệnchínhsáchcơchếtàichínhthuhútđầutưvàochuyểnđổinănglượdabet vip các chuyên gia của VEPR cho rằng, xu hướng chuyển dịch năng lượng tái tạo trên thế giới mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội.
Việc thực hiện các mục tiêu về môi trường khiến các nước phát triển phải tăng trưởng chậm lại, thậm chí suy thoái kinh tế - xã hội, tạo cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam rút ngắn khoảng cách phát triển. Đồng thời, việc thực hiện các mục tiêu toàn cầu về môi trường buộc các nước phải xích lại gần nhau và hỗ trợ nhau, mở ra cơ hội cho Việt Nam nhận được các nguồn tài trợ và đầu tư từ các tổ chức quốc tế và các quốc gia phát triển.
Việt Nam cũng có thể khai thác những nguồn năng lượng tái tạo sẵn có như điện gió và điện mặt trời do lợi thế về vị trí địa lý để tăng cường sản xuất và xuất khẩu năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các cam kết giảm phát thải khí CO2 sẽ thúc đẩy tốc độ chuyển dịch năng lượng tái tạo, nâng cao trình độ công nghệ và tạo ra hàng triệu việc làm mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, chuyển dịch năng lượng tái tạo cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam. Đầu tiên, quá trình này đòi hỏi đầu tư lớn, có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong ngắn và trung hạn. Việt Nam cần khoảng 134 tỷ USD để đầu tư vào phát triển mạng lưới truyền tải và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo, điều này đòi hỏi phải tăng cường thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư xã hội cả trong và ngoài nước.
Tiếp theo, hạn chế về công nghệ khiến Việt Nam phải hợp tác với đối tác nước ngoài để sản xuất năng lượng tái tạo, tạo ra nguy cơ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Ngoài ra, việc thiếu kỹ năng và rào cản gia nhập công nghệ cũng là những trở ngại đáng kể cho việc áp dụng công nghệ nhanh hơn.
Cuối cùng, biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai là thách thức lớn đòi hỏi các biện pháp ứng phó hiệu quả và đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững để giảm thiểu tác động tiêu cực.
Các chuyên gia của VEPR đánh gía, chính sách giá mua bán điện (FiT) là một công cụ quan trọng để thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Cùng với chính sách giá FiT, chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính đã tạo ra một khung pháp lý và môi trường đầu tư thuận lợi cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Các biện pháp này không chỉ giúp giảm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh của các dự án năng lượng tái tạo mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành năng lượng quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường và tăng cường an ninh năng lượng. Sự phối hợp giữa các chính sách và biện pháp hỗ trợ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh, các chuyên gia tại Hội thảo cho rằng, Nhà nước cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Chính phủ cũng cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Phát triển các tiêu chuẩn và dán nhãn chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho một số sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn.
Đặc biệt, Chính phủ nên tăng cường thực hiện một số dự án kỹ thuật - công nghệ sử dụng nhiên liệu, nhiệt và điện cụ thể, thích hợp cho từng đối tượng thực tế, chú trọng việc trang bị dây chuyền công nghệ tận dụng nhiệt thừa từ khói thải các lò hơi công nghiệp, tiết kiệm năng lượng trong sử dụng động cơ điện, điều hòa và thông gió, chế biến nông, thủy sản...
Bên cạnh đó, cần có cơ sở pháp lý và quy chế rõ ràng làm cơ sở cho điều tra, thăm dò, khảo sát, khai thác sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo theo hướng khuyến khích sử dụng và sản xuất năng lượng từ các nguồn này trong cộng đồng cư dân nông thôn, miền núi.
Cụ thể, cần sửa Luật Điện lực, xây dựng luật về năng lượng tái tạo theo chỉ đạo của Bộ Chính trị; giải quyết việc giải phóng năng lượng tái tạo của các nhà đầu tư; cho phép cơ chế mua bán điện trực tiếp, đặc biệt là dự án điện mặt trời.
Bên cạnh đó là xây dựng cơ chế tài chính hiệu quả nhằm giúp cho các hộ nông thôn và miền núi, các nhà đầu tư, các hợp tác xã hoặc chính quyền địa phương có thể nhận được những khoản đầu tư ban đầu cho năng lượng tái tạo dưới hình thức tín dụng trợ cấp hoặc các khoản vay ưu đãi thích đáng, nhằm giúp họ vượt qua những chi phí ban đầu thường là lớn để phát triển ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo và đối phó với những rủi ro trong quá trình ứng dụng này.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chủ tịch Quốc hội: 'Chủ doanh nghiệp chết không có nghĩa là được xoá nợ thuế'
- ·Dấu ấn hệ sinh thái ‘Gia đình thẻ SHB’
- ·Nhiều bất cập trong giá dịch vụ khám chữa bệnh mới
- ·Mỗi năm lao động Việt Nam gửi về nước hơn 76.000 tỷ đồng
- ·Thủ tướng: Liên kết kinh tế của Việt Nam thực sự chuyển sang giai đoạn mới
- ·Gần 9.000 vụ tai nạn giao thông, hơn 4.000 người tử vong trong 6 tháng
- ·Cảnh báo tình trạng tuyển nhân viên giả danh bác sĩ để tư vấn bán hàng qua mạng
- ·Hoàn thiện dự thảo Nghị định về công cụ quản lý nợ công
- ·Phát hiện hai kháng thể tiêu diệt cả virus corona đột biến
- ·Giá USD tự do quay đầu tăng mạnh
- ·Gấp rút ứng phó với bão 12 và hoàn lưu sau bão, sớm lên phương án ứng phó với cơn bão số 13
- ·Cú huých để ngành logistics tăng tốc trong cuộc đua hội nhập
- ·Thị trường điện máy chờ "hốt cú chót" theo bản quyền World Cup 2018
- ·“Chốt” thời hạn di dời nhà hàng, bãi xe sai phép tại mương Phan Kế Bính
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn mới
- ·Kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn
- ·Thị trường hồi phục, dệt may “nhắm đích” 39 tỷ USD
- ·Thông qua quy định về đặt cược thể thao
- ·Phát hiện ca bệnh tại bệnh viện rất quan trọng
- ·Tội phạm về thuế có chiều hướng gia tăng