【tỷ số bóng đá việt nam hôm qua】Nhiều bất cập trong giá dịch vụ khám chữa bệnh mới
Giá dịch vụ y tế lớn hơn nhiều so với thực tế sử dụng
Ngày 30/5/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BYT thay thế Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế - Tài chính quy định giá dịch vụ thống nhất giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, trong đó đã điều chỉnh 6 loại giá khám bệnh (giảm trung bình 17% so với mức giá có bao gồm chi phí tiền lương tại Thông tư 37).
Đồng thời, điều chỉnh 42 loại giá ngày giường bệnh, trong đó có 7 loại tăng (cao nhất 19,5%; thấp nhất 2,8%); 2 loại giường giữ nguyên mức giá; 33 loại giường giảm giá (cao nhất là 13% và thấp nhất là 0,6%).
Điều chỉnh giá 40 loại giá dịch vụ kỹ thuật chủ yếu là các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh như: Siêu âm, X quang, MRI, CT scanner, PET-CT; Nội soi tai mũi họng, y học cổ truyền, phục hồi chức năng. Trong đó có 9 dịch vụ kỹ thuật bổ sung mới, 2 dịch vụ tăng giá, 29 dịch vụ điều chỉnh giảm trung bình là 25%...
Tuy nhiên, theo BHXH Việt Nam, định mức KTKT chưa được khảo sát đầy đủ tại các cơ sở KCB, không dựa trên quy trình chuyên môn kỹ thuật, nhiều giá dịch vụ y tế (DVYT) được xây dựng cao, không phù hợp với khả năng cung cấp dịch vụ y tế của hầu hết các cơ sở KCB đã dẫn đến tình trạng tại nhiều bệnh viện, chi phí vật tư y tế kết cấu trong giá dịch vụ y tế lớn hơn nhiều lần so với thực tế sử dụng (găng tay, kim châm cứu, parafil, xà phòng rửa tay, dung dịch sát khuẩn...).
Đặc biệt, đơn giá các vật tư có trong định mức KTKT lấy giá khảo sát từ các bệnh viện tuyến Trung ương hoặc của 2-5 cơ sở KCB nhưng có giá chênh lệch lớn hoặc không có nguồn tham khảo... để tính giá trung bình, làm căn cứ xây dựng giá ngày giường trong toàn quốc.
Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cho rằng, quy định “Định mức KTKT là cơ sở để xây dựng giá dịch vụ KCB, không sử dụng làm căn cứ để thanh toán đối với từng dịch vụ KCB cụ thể” là không phù hợp vì giá dịch vụ được xác định trên cơ sở định mức. Nếu thực hiện định mức không đúng, không đảm bảo thì mức giá dịch vụ thanh toán cũng sẽ không đúng theo quy định; đồng thời không đảm bảo nguyên tắc tài chính trong thanh quyết toán chi phí KCB BHYT do nếu không sử dụng mà thực hiện thanh toán thì đó là thanh toán khống. Điều này sẽ dẫn đến việc không gắn được trách nhiệm chuyên môn của các cơ sở KCB, không đảm bảo công bằng và chưa tạo động lực thúc đẩy các cơ sở KCB nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.
Nhiều điều chỉnh chưa thỏa đáng
Về thanh toán chi phí giường điều trị nội trú theo định mức nhân lực thực tế, theo BHXH Việt Nam, thời gian qua, tình trạng kê thêm giường bệnh nội trú diễn ra tại hầu hết các cơ sở KCB; nhiều cơ sở y tế không đảm bảo được các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực y tế vẫn kê thêm quá nhiều giường bệnh để tăng cường đưa bệnh nhân vào điều trị nội trú, không đảm chất lượng điều trị người bệnh. Việc này đã làm gia tăng nhanh chi phí giường bệnh (năm 2017 chi gần 18.000 tỷ đồng).
Tại nhiều cơ sở KCB, chi phí tiền giường chiếm đến 40-50% tổng chi phí điều trị. Sự mất cân đối trong thanh toán chi phí ngày giường đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh, đồng thời đã xảy ra tình trạng lạm dụng quỹ BHYT thông qua việc kê thêm nhiều giường bệnh để đưa nhiều bệnh nhân vào điều trị nội trú khi chưa cần thiết.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng này cần phải xác định mức giá theo định mức nhân lực thực tế. Tuy nhiên, tại Thông tư số 15 vẫn đưa ra một phương thức tính toán không phù hợp, đó là căn cứ theo giường điều trị thực kê của cơ sở năm 2015, mỗi năm cho phép tăng hợp lý là 10%. Trường hợp nếu vượt quá 30% số giường bệnh thực kê (sau khi tăng 10% hàng năm) mới tính là vượt định mức và tỷ lệ thanh toán chỉ giảm từ 3-5% so với mức giá quy định.
Quy định này đã không giải quyết căn cơ được tình trạng gia tăng chi phí điều trị nội trú bất hợp lý do không có các ràng buộc về nhân lực và chất lượng giường bệnh và tỷ lệ giảm giá khi vượt định mức giường bệnh không lớn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Đóng nút giao để thi công hầm chui 830 tỷ đồng, người dân TP.HCM đi lại ra sao?
- ·Công an nhận gần 10.000 nguồn tin giá trị từ công nhân, công đoàn
- ·Nguyên nhân đường trăm tỷ dẫn vào di tích Sở Chỉ huy Điện Biên Phủ xuống cấp
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Đề xuất nhà ở riêng lẻ sử dụng cửa cuốn cần mở thêm lối thoát nạn khẩn cấp
- ·‘Để phát triển KT
- ·Hình hài đường đèo Prenn Đà Lạt được đầu tư 552 tỷ đồng sau 10 tháng thi công
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Ngày đầu nút giao Ngã Tư Sở phân luồng lại, người dân ngơ ngác tìm hướng đi
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Đại tướng Phan Văn Giang: Có đối sách xử lý các tình huống, không để bị động
- ·Bí ẩn trong căn hộ chung cư Hồ Gươm, hưởng lương 150 triệu/tháng để đi lừa đảo
- ·Làng hoa Tết lớn nhất TP.HCM tất bật dịp cuối năm
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Để 'diện mạo' đối ngoại Việt Nam xứng với 'tiềm lực, cơ đồ, vị thế và uy tín'
- ·Hàng trăm chiến sĩ cùng chó nghiệp vụ truy bắt 2 phạm nhân trong rừng
- ·Xử lý hàng loạt ô tô đón, trả khách sai quy định trước kỳ nghỉ Tết Dương lịch
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Truy tìm nam thanh niên đi mô tô gây tai nạn với phụ nữ rồi bỏ chạy ở Hà Nội