【kêt qua bong da net】Bộ Công Thương cho ra “lò” dự thảo quy định hàng “Made in Vietnam”
Chặn gian lận xuất xứ hàng Trung Quốc mượn “Made in VietNam” lừa người tiêu dùng | |
Tăng cường kiểm tra hàng giả mạo nhãn mác “Made in Vietnam” | |
Nhập nhèm thời trang “Made in Vietnam” |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Thế nào là hàng hóa của Việt Nam?lòkêt qua bong da net
Dự thảo Thông tư nêu rõ, hàng hoá được coi là hàng hóa của Việt Nam trong các trường hợp sau đây.
Thứ nhất,hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Theo Điều 8, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam; động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam; các sản phẩm từ động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam; các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại Việt Nam.
Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Việt Nam; các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, nơi Việt Nam có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam; các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất từ các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam.
Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở Việt Nam hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế; các hàng hoá thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm như đã nêu toàn bộ phía trên.
Thứ hai là, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Theo Điều 9, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam sẽ được coi là hàng hóa của Việt Nam nếu đáp ứng tiêu chí thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Các tiêu chí nêu tại Phụ lục I được xác định như sau: Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC), là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó; tiêu chí “Hàm lượng giá trị gia tăng” (gọi tắt là VAC).
Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng vẫn được coi là hàng hóa của Việt Nam nếu: Đối với hàng hóa có mã HS không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% giá xuất xưởng (EXW) của hàng hóa.
Đối với hàng hóa có mã HS thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% tổng trọng lượng hàng hóa, hoặc trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% giá xuất xưởng (EXW) của hàng hóa.
Không phát sinh thêm chi phí cho DN
Bộ Công Thương nêu rõ: Dự thảo Thông tư được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ hiện đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó có Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Các phương pháp xác định xuất xứ chủ yếu của thế giới như xuất xứ thuần túy (WO), hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hay chuyển đổi mã sản phẩm theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa (Hệ thống HS) của Tổ chức Hải quan Thế giới đều được áp dụng trong dự thảo Thông tư.
Về nguyên tắc, Thông tư sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp bởi ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa đã từ lâu là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nghị định 43. Thông tư chỉ giúp các tổ chức, cá nhân có căn cứ để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị định 43, giúp loại bỏ các trường hợp vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về nước xuất xứ.
Dự thảo Thông tư không quy định bất kỳ một thủ tục hành chính mới nào mà người dân và doanh nghiệp phải tuân thủ.
Các doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc gian lận xuất xứ, tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng. Ngoài ra, kết hợp với việc thực thi nghiêm túc Nghị định 43 tại cửa khẩu, Thông tư cũng sẽ giúp loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu nhập nhèm "đội lốt" hàng Việt Nam như đã rải rác xảy ra trong thời gian qua.
Theo nội dung dự thảo, hàng hóa được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó khi đáp ứng quy định tại Chương III Thông tư. Tùy thuộc vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn và chỉ sử dụng một trong các cụm từ sau đây để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó: Sản phẩm của Việt Nam hoặc sản phẩm Việt Nam; hàng hóa của Việt Nam hoặc hàng hóa Việt Nam hoặc hàng Việt Nam; sản xuất tại Việt Nam hoặc Việt Nam sản xuất; chế tạo tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tạo; chế tác tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tác. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quên giàu sang, gái Thủ đô về làm dâu nông thôn
- ·Đẩy mạnh tinh gọn bộ máy để cải cách lương thành công
- ·Ngành Giao thông đã hoàn thành 16 dự án lớn đưa vào khai thác
- ·Kiện toàn nhân sự 3 địa phương
- ·Sốc vì vợ trốn chồng đi làm ngực
- ·Hơn 5 triệu hộ kinh doanh không thể tiếp tục đứng ngoài Luật
- ·Giảm văn bản hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT
- ·Việt Nam ủng hộ Chiến lược của LHQ nhằm hỗ trợ khu vực Các hồ Lớn châu Phi
- ·Con bệnh nặng và ước mơ có một “con bò”
- ·Cuộc tín chấp bằng tính mạng trước Khmer Đỏ của ông Hun Sen
- ·Sôi nổi phong trào thi đua Dân vận khéo
- ·Hình ảnh Thủ tướng thăm, chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân
- ·Thủ tướng ‘đặt hàng’ ngành hàng thuộc tốp đầu thế giới
- ·Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Australia trong triển khai CPTPP
- ·Người yêu bắt cá 2 tay
- ·Thủ tướng: Thời cơ rất lớn nhưng tuyệt đối không được chủ quan
- ·Thủ tướng: Thời cơ rất lớn nhưng tuyệt đối không được chủ quan
- ·Miễn kiểm tra an ninh với đoàn Tổng thống Mỹ Donald Trump
- ·Chồng giàu…đánh vợ thành quen tay
- ·Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp đông máu, huyết khối sau tiêm vắc xin của AstraZeneca