会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【top nhà cái khuyến mãi】Sự tích giáo viên dạy giỏi!

【top nhà cái khuyến mãi】Sự tích giáo viên dạy giỏi

时间:2024-12-27 11:15:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:197次

Nguồn gốc giáo viên dạy giỏi

Trước những năm 1970,ựtíchgiáoviêndạygiỏtop nhà cái khuyến mãi chưa thấy có ai nói tới giáo viên dạy giỏi. Mỗi bộ môn trong một trường, có nhiều giáo viên, tất nhiên năng lực, trình độ không như nhau, đánh giá thường không chính thức. Có thể đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, có thể Hiệu trưởng đánh giá sau khi có dự giờ, thăm lớp, cũng có thể do học sinh đánh giá. Nhưng để giữ uy tín cho nhau, những đánh giá này thường kín đáo. Học sinh thường bảo nhau: Thầy này dạy dễ hiểu, thầy kia nghiêm lắm, thầy nọ vui tính.

Giáo viên dạy giỏi đừng biến học sinh thành những

Giáo viên dạy giỏi đừng biến học sinh thành những "con vẹt"

Chỉ vài nhận xét như thế cũng khiến các thầy suy nghĩ. Vì có lòng tự trọng, nên từng người luôn có ý thức tự nhìn lại bản thân mình. Ai thấy yếu kém thì chú ý tự học, học hỏi ở đồng nghiệp trường mình và cả trường bạn. Chẳng có “thi đua thi đeo” gì nhưng ai cũng chuyên tâm với nghề nghiệp, luôn luôn nỗ lực tự nâng cao trình độ của bản thân. Hình như không thấy ai nói “tất cả vì học sinh…” mà thường thì do lòng tự trọng. Cũng là người thầy mà kém đồng nghiệp, bị học sinh chê thì “ế người” lắm. Thế thôi. Còn thi đua thì chỉ có lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua thì có khi hàng chục năm chẳng thấy ai được.


Từ khoảng đầu những năm 80, giáo dục sa sút ghê gớm. Thấy tình cảnh thê thảm quá, một vị lãnh đạo đã phải lên tiếng kêu gọi làm sao để “thầy ra thầy, trò ra trò” (chỉ cần nghe thế đã đủ biết thực trạng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ra sao). Để góp phần lên dây cót tinh thần, ngoài những việc như đặt ra ngày Nhà giáo Việt Nam, trong ngành có thêm danh hiệu “giáo viên dạy giỏi” để mọi người phấn đấu, mong từ đó, nhà trường cũng có phong trào thi đua sôi nổi, hy vọng có thể khỏa lấp được những điều chẳng ra sao nhan nhản khắp nơi. Thế là từ đó, có danh hiệu “giáo viên dạy giỏi” để ban thưởng cho giáo viên các trường, để các cấp có cái động viên mỗi khi tổng kết năm học...

Việc làm này lập tức được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu thi đua giao cho các trường. Hàng năm, muốn đạt trường tiên tiến xuất sắc, mỗi trường phải có số lượng giáo viên dạy giỏi nhất định ở từng môn. Vì thế, Hiệu trưởng là người đầu tiên phải lo lắng sao cho đạt và vượt chỉ tiêu. Chuyện hậu trường dù có hậu hĩnh đến mấy cũng không thể tính công khai trong chuyện đề bạt. Phải có bằng chứng xác thực này để so tài cao thấp mỗi khi muốn ngoi lên cái ghế cao hơn.

Khổ nỗi những người tử tế, đứng đắn, những giáo viên coi trọng danh dự của người thầy, có tâm huyết với nghề nghiệp thì chẳng cần có thi đua họ cũng vẫn hết lòng với việc giảng dạy, cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất những tác động của đời sống khó khăn để thực hiện tới mức cao nhất có thể trách nhiệm với học trò. Họ cũng là những con người rất dị ứng với đám đông, với những sự ồn ào, với những phong trào thi đua mà trong đó hàm lượng gian dối thường chiếm tỷ lệ cao một cách bất ngờ. Những giáo viên dạy các môn chuyên ở trường chuyên, thường xuyên có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế, chưa thấy ai có danh hiệu “giáo viên dạy giỏi”. (Xin giới hạn ở Hà Nội, các nơi khác, mình không có điều kiện kiểm chứng).

Cũng phải nói thêm, người trong ngành giáo dục thường ít có cơ hội thăng tiến. Mỗi trường khoảng trăm giáo viên, trình độ ngang nhau, “cá mè một lứa” cả. Hiệu trưởng, hiệu phó cũng chỉ dăm người là cùng, muốn thay thế vào đó chờ bao giờ đến lượt? Cho nên phần lớn đều an phận. Người tử tế thì làm sao cho tròn trách nhiệm, lấy việc dạy dỗ, chăm chút cho học trò làm niềm vui. Phần lớn đều chỉ cần không có ai phải nhắc nhở, chờ “đến hẹn lại lên” lương...

Đạo diễn và diễn viên

Muốn tham gia vào cuộc đua này phải đăng ký. Tức là đầu năm học phải ghi vào giấy nói rằng “năm học này, tôi sẽ là giáo viên dạy giỏi”. Tới cuối năm học, lại phải tự tay làm hồ sơ xin công nhận “giáo viên dạy giỏi”, hồ sơ dĩ nhiên trong đó chủ yếu phải kể lể thành tích sao cho giàu sức thuyết phục các cấp quản lý. Ngay cái việc này đã khiến những người tử tế phải quay lưng. Người có giáo dục, ngay khi còn nhỏ đã được Ông Bà, Cha Mẹ ở nhà, Thầy ở trường dạy và nêu gương về chữ “Khiêm”.

Làm việc tận tụy là việc của mình, là bổn phận của viên chức khi nhận đồng lương từ tiền thuế của dân, phải luôn luôn coi những việc mình làm được là chưa đủ, cần làm tốt hơn nữa, đừng nói lại tự cho là tốt, là giỏi, lại còn kể lể công lao cho người khác đọc. Việc đánh giá, bình phẩm là của mọi người. Nghe họ khen “tốt”, khen “giỏi” cũng chỉ coi đó là lời động viên chứ bản thân không bao giờ dám nhận...

Vì trình độ tỷ lệ nghịch với tham vọng nên trước khi dạy để cấp trên về dự công nhận, họ phải dạy trước vài ba lần một bài đã chọn trước tập dượt nhờ giáo viên trong tổ góp ý. Sau khi đã “hòm hòm” (nghĩa là tạm được rồi) thì bản thân người ấy phải “tự thân vận động”. Lúc này không có ai dự, thầy cô trở thành tác giả kịch bản, đạo diễn kiêm diễn viên chính.

Bản thân họ phải học thuộc lời thoại (giáo án) đã được mọi người thêm bớt, bổ sung. Rồi cũng có “bảng phân vai”. Thầy dặn trò khi nghe thầy hỏi ai cũng phải giơ tay để cho lớp học có khí thế (làm như thầy trò sắp ra trận), cho học trò chép những câu hỏi sẽ đặt ra trong bài giảng, chép luôn những câu trả lời sao cho đủ ý, chính xác; dặn cách giơ tay có ám hiệu nếu chưa thuộc câu trả lời, gọi riêng mấy học trò vẫn được ưu ái căn dặn và nói những lời tin cậy để giành được sự ủng hộ tuyệt đối…

Kịch bản đã thống nhất, được diễn thêm vài ba lần nữa cho trơn tru. Để có thời gian tập luyện, học sinh phải tới trường vào buổi khác thậm chí vào ngày nghỉ nếu nhà trường thiếu phòng học. Nhiều khi do không mấy tin tưởng vào giáo viên (vì còn ai biết rõ trình độ của giáo viên hơn ông ta), Hiệu trưởng thường cử tổ trưởng bộ môn làm cố vấn “chỉ đạo nghệ thuật” để vở diễn thêm phần hoàn hảo.

Hồ sơ, giấy tờ chắc chẳng ai xem. Cái quan trọng nhất là việc dự giờ dạy mà người ấy đăng ký. Bài dạy đã được thầy cùng trò thực hiện năm sáu lần, tất nhiên khi có cấp trên về dự giờ để đánh giá, phải thành công rực rỡ (có khi giờ giảng chán phèo, nhưng làm sao có thể để cách đánh giá cảm tính ấy xen vào được!). 

Sau đó là một bữa liên hoan mừng thắng lợi cùng với mấy cái phong bì với các “quan thanh tra”. Tất nhiên, chủ chi và chủ trì đều là Hiệu trưởng, người có quyền ký duyệt chi mọi khoản tiền từ ngân sách. Những khuôn mặt tưng bừng và những cái cười mãn nguyện cùng tiếng chạm cốc lanh canh của chủ và khách xác nhận và chào mừng sự ra đời thêm một “giáo viên dạy giỏi” của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.

12 năm trên ghế nhà trường, năm nào cũng chứng kiến và tham gia vào những vở diễn như thế, người học sinh sẽ học được những gì? 12 năm học qua đi, những người làm thầy xứng đáng nhận cái gì ở học sinh? Lòng biết ơn hay sự căm giận và coi thường?

Bộ Giáo dục trong công cuộc đổi mới sắp tới chủ trương chuyển mạnh từ chỗ chỉ chú ý dạy chữ sang việc dạy người liệu có giữ cách dạy người như thế này?

Nhà giáo Dương Đình Giao

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • VASEP tố quảng cáo kiểu 'gây hại' cho ngành tôm: Dược phẩm Nhất Nhất gỡ bỏ clip, VTV lặng thing
  • Cục An toàn thông tin khuyến nghị về bảo vệ trẻ em khỏi các nội dung xấu độc trên mạng
  • Thương hiệu thời trang CAESA vươn tới sự khác biệt
  • Tại sao nhiều người chi hàng triệu USD mua đất ảo?
  • Tạm giữ hơn 31.000 sản phẩm bánh trung thu không bảo đảm an toàn thực phẩm
  • Thiện Nữ 2 tặng tiền mặt, iPhone 13 Pro Max cho game thủ
  • Thành phố thông minh thực sự là thành phố như thế nào?
  • Chủ quán tố blogger đòi ăn miễn phí để đổi bài đăng
推荐内容
  • Tóm gọn lô hàng đường cát không có hóa đơn nguồn gốc hợp pháp
  • Giận dỗi Twitter, Elon Musk lộ ý định xây dựng mạng xã hội riêng
  • Xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng thế nào đến không gian mạng Việt Nam?
  • iPhone 13 màu mới sẽ xuất hiện cùng iPhone SE 3 trong sự kiện 8/3
  • Hơn 40 tấn thịt gà, heo đông lạnh bốc mùi hôi thối được phát hiên tại cơ sở sản xuất giò chả
  • Logo thương hiệu gạo Việt Nam ẩn chứa thông điệp về phát triển bền vững