【bxh indonesia】Chứng khoán tuần: Đầu tàu nào sẽ thay thế?
VHM,ứngkhoántuầnĐầutàunàosẽthaythếbxh indonesia cổ phiếu dẫn sóng VN-Index vượt 1.000 điểm, ngày cuối tuần đã quay đầu giảm 1% nhưng vẫn ghi nhận mức tăng cả tuần 3,5%, chưa kể tuần liền trước tăng 10,7%.
Tính từ ngày 1/11, phiên giao dịch vượt 100 điểm, VHM tăng giá 10,67%, VN-Index tăng 23,67 điểm thì VHM đóng góp 9,74 điểm. Còn lại VCB tăng 4,33% đóng góp 4,3 điểm, BID tăng 5,21% đóng góp 2,3 điểm, VIC tăng 1,26% đóng góp 1,6 điểm, TCB tăng 5,91% đóng góp 1,5 điểm.
Như vậy 5 cổ phiếu dẫn sóng đã đóng góp tổng cộng khoảng 19,5 điểm trong tổng 23,67 điểm tăng của VN-Index. Có thể thấy rất rõ vai trò không tránh được của nhóm cổ phiếu Vingroup và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đây là các mã vốn hóa lớn nhất và đang trong giai đoạn tăng tốt nhất.
Với sự suy yếu của VHM và VIC, tình hình của thị trường khả năng rất lớn sẽ đổi khác. Đầu tiên là VHM, động lực tăng giá chủ yếu đến từ thông tin mua cổ phiếu quỹ. Cho đến cuối tuần vẫn chưa có thông tin chi tiết về đợt mua này. Diễn biến giá của VHM cơ bản không ăn nhập gì với kết quả kinh doanh vì sau khi ra tin, giá không có nhiều chuyển biến rõ ràng, chỉ khi có tin mua 60 triệu cổ phiếu quỹ, giá mới đột biến.
Mức tăng giá mạnh nhất chỉ là phiên ngày 1/11 với mức tăng 7%, 4 phiên kế tiếp chỉ tăng 4,52% và phiên cuối tuần qua giảm 1,01%. Khối lượng giao dịch 6 phiên đầu tháng 11 của VHM đạt gần 1,76 triệu cổ/ngày, cao gấp 3,4 lần mức bình quân tháng 10. Như vậy đã có một lượng tiền rất lớn đổ vào giao dịch VHM. Khối ngoại là động lực quan trọng khi tuần qua mua ròng VHM 142,2 tỷ đồng giá trị cổ phiếu.
VIC là tiêu biểu cho cổ phiếu không có thông tin hỗ trợ mà chỉ tăng dựa theo biến động của cả nhóm. Nhà đầu tư nước ngoài cũng không giao dịch nhiều ở VIC và sau tuần cuối tháng 10 tăng 4,5%, tuần qua VIC đã giảm 1,6%.
Trong nhóm ngân hàng, quan trọng nhất là VCB và BID, hai cổ phiếu vốn hóa lớn nhất. Điểm chung của cả hai mã này là chỉ tăng đột biến hôm hỗ trợ VHM. Tại phiên 1/11 – ngày VHM tăng quyết định, đưa VN-Index vượt 1.000 điểm, cả VCB lẫn BID đều chỉ tăng nhẹ khoảng 1%. Đến phiên đầu tuần qua (4/11), hai mã này mới phối hợp đưa VN-Index lên trên 1.020 điểm: BID tăng 2,9%, VCB tăng 3,6%. Cả 4 phiên còn lại của tuần, hai mã này tăng rất ít.
Nhìn vào diễn biến của 3 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường tuần qua là VHM, VCB và BID thì có thể thấy sự luân phiên ở thời điểm mang tính quyết định: Thời điểm vượt 1.000, VHM tăng đủ mạnh để tạo đột biến. Phiên kế tiếp VHM yếu đi, VCB và BID tăng bổ sung. Khi BID và VCB yếu đi những ngày cuối tuần, VHM lại tăng mạnh. Chỉ đến phiên cuối tuần, khi cả VHM lẫn VCB, BID đều suy yếu thì VN-Index mới quay đầu giảm rõ.
Việc luân phiên tăng giá ở các cổ phiếu chi phối giúp chỉ số diễn biến tăng liên tục và tạo điều kiện cho khá nhiều cổ phiếu khác tăng. Không giống với tuần vượt 1.000 điểm, tuần qua cổ phiếu tăng giá khá tốt, HSX có 152 mã tăng giá và hơn 100 mã trong số này tăng vượt 1%. VN30 có 17 cổ phiếu tăng giá và 16 mã tăng trên 1%.
Như vậy, từ chỗ đột biến quá nhanh và quá bất ngờ, ban đầu nhà đầu tư còn nghi ngại, nhưng những phiên tuần qua thể hiện sự tin tưởng đã tăng lên. Bằng chứng là cổ phiếu tăng giá đã nhiều hơn chứ không còn chỉ kéo trụ.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/11 | Giá đóng cửa ngày 1/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/11 | Giá đóng cửa ngày 1/11 | Mức tăng (%) |
TCO | 10.25 | 12.68 | -19.17 | NVT | 9.49 | 6.78 | 39.97 |
SGT | 5.01 | 6.14 | -18.4 | CLG | 3.94 | 2.83 | 39.22 |
PTL | 3.94 | 4.67 | -15.63 | MCG | 2.48 | 1.8 | 37.78 |
YBM | 4.6 | 5.45 | -15.6 | CDC | 16.1 | 12.85 | 25.29 |
PDN | 66.8 | 74 | -9.73 | PXS | 6.2 | 5.24 | 18.32 |
HTL | 18.1 | 20 | -9.5 | HVG | 6.36 | 5.45 | 16.7 |
SRF | 13.55 | 14.85 | -8.75 | APG | 10.1 | 8.76 | 15.3 |
UDC | 4.55 | 4.97 | -8.45 | PXI | 2.18 | 1.9 | 14.74 |
C47 | 11 | 12 | -8.33 | TIX | 30.6 | 27 | 13.33 |
TTB | 17.7 | 19.3 | -8.29 | BRC | 11 | 9.8 | 12.24 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/11 | Giá đóng cửa ngày 1/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/11 | Giá đóng cửa ngày 1/11 | Mức tăng (%) |
KSK | 0.2 | 0.3 | -33.33 | DPS | 0.3 | 0.2 | 50 |
PPP | 10 | 13.7 | -27.01 | DNC | 24.2 | 19.6 | 23.47 |
SD4 | 3.9 | 5 | -22 | TIG | 5.5 | 4.5 | 22.22 |
CKV | 13.3 | 16.1 | -17.39 | VNT | 38.8 | 32.1 | 20.87 |
SDG | 33.2 | 40 | -17 | PSE | 7.2 | 6.1 | 18.03 |
CAN | 20.3 | 24.3 | -16.46 | SGD | 11.9 | 10.5 | 13.33 |
TTZ | 2.2 | 2.6 | -15.38 | VC3 | 17.7 | 15.79 | 12.11 |
VCR | 15.3 | 18 | -15 | MAC | 6.2 | 5.6 | 10.71 |
PBP | 8.4 | 9.8 | -14.29 | BLF | 4.4 | 4 | 10 |
HKB | 0.6 | 0.7 | -14.29 | MBG | 46.4 | 42.3 | 9.69 |
Vấn đề là liệu sự tự tin đó có giúp duy trì được mặt bằng giá tăng nếu không còn trụ hay không? VHM, VCB, BID đã tạo điểm nổ như một thao tác “đề” cho cỗ máy. Không thể trông cậy mãi vào các trụ vì giá tăng nhanh và cao sẽ khiến lực chốt lời tăng vọt, chưa kể thông tin hỗ trợ nhạt dần đi. “Cỗ máy” thị trường có tự chạy được hay không là câu hỏi khó lúc này.
Ngoài một số ít các cổ phiếu trụ lớn, đa phần cổ phiếu vẫn đang ở vùng giá khá thấp, nói cách khác là không được hưởng lợi nhiều từ việc đột phá 1.000 điểm. Theo lẽ thường, đây sẽ là thời điểm các mã này “lên tiếng”. Điểm bất lợi là liệu dòng tiền có quyết định điều đó?
Một thống kê khá khó chịu là tuần qua tỷ trọng giá trị giao dịch (khớp lệnh) dồn vào 5 cổ phiếu thanh khoản nhất HSX lại chiếm tới trên 38%. Tuần trước nữa tỷ trọng này khoảng 37%. Đây là mức độ tập trung giao dịch quá lớn. Rõ ràng là nhà đầu tư chỉ dồn tiền vào giao dịch ở số rất ít cổ phiếu. Nói theo ngôn ngữ thị trường là dòng tiền không lan tỏa. Chỉ đến khi dòng tiền được phân bổ đều hơn thì các cổ phiếu khác mới hưởng lợi.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
28.10.2019 | 3,027.8 | 217.3 | 221.7 |
29.10.2019 | 3,200.2 | 187.2 | 312.4 |
30.10.2019 | 3,501.9 | 275.0 | 330.5 |
31.10.2019 | 3,652.1 | 481.8 | 669.4 |
1.11.2019 | 4,320.7 | 729.5 | 447.7 |
4.11.2019 | 4,752.0 | 441.0 | 384.7 |
5.11.2019 | 4,058.7 | 514.2 | 443.3 |
6.11.2019 | 3,981.9 | 369.3 | 441.2 |
7.11.2019 | 3,678.0 | 384.3 | 312.9 |
8.11.2019 | 3,749.1 | 366.3 | 351.3 |
Trọng Nghĩa
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Chủ cơ sở Bánh mì
- ·Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện nhái thương hiệu
- ·Tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc tại Thái Bình
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·WHO cảnh báo gia tăng tình trạng thanh thiếu niên nghiện mạng xã hội
- ·Xử lý nghiêm tình trạng buôn bán, vận chuyển lợn lậu qua biên giới Tây Nam
- ·Cảnh báo: Băng vệ sinh chứa kim loại nặng, chất diệt cỏ nguy cơ gây ung thư
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Vụ ngộ độc thực phẩm tại Lào Cai, chủ cơ sở bị phạt 83 triệu đồng
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Thịt heo rừng rẻ hơn thịt heo thường bán tràn lan trên mạng: Chất lượng khó đảm bảo
- ·Tiền Giang xử phạt 3 cơ sở vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
- ·Lâm Đồng tiêu hủy gần 2 tạ thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Mối nguy tiềm ẩn từ đồ ăn vặt gắn mác nội địa Trung Quốc
- ·Sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô đúng cách để tránh gây hiểu nhầm dẫn tới tai nạn
- ·Ninh Thuận xử phạt 5 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Thu hồi 7.300 hộp bánh quế của Công ty Kodiak Cakes do nguy cơ nhiễm nhựa