【bóng đá kết quả liverpool】Ký ức tuổi trẻ trong mùa xuân lịch sử
');this.closest('table').remove();"> |
Ký ức về những năm tháng hào hùng vẫn sống mãi trong lòng ông Lê Hữu Dũng |
Nhân Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Báo Thừa Thiên Huế có dịp trò chuyện cùng ông Lê Hữu Dũng (sinh năm 1949), cán bộ hưu trí từng trực tiếp tham gia vào Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tại Thừa Thiên Huế.
Theo chia sẻ của ông Lê Hữu Dũng, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, trong suốt 26 ngày đêm (1/2/1968 - 26/2/1968), thanh niên, sinh viên và học sinh (TN, SV&HS) Huế đã thể hiện đúng khí phách tuổi trẻ; cùng với Nhân dân TP. Huế anh dũng phát huy tính sáng tạo, năng động, tích cực cùng với lực lượng vũ trang, bộ đội tấn công địch trên nhiều mặt trận đường phố, làm chủ thành phố. Bản thân ông Dũng vô cùng tự hào được trực tiếp tham gia vào sự kiện trong đại này khi đang còn là một sinh viên.
Cuối tháng 12/1967, khi còn đang theo học tại Sài Gòn, cậu thanh niên 18 tuổi Lê Hữu Dũng bỗng nhận được bức thư từ người bố Lê Hữu Trí (chủ một hãng gỗ, đồng thời là cơ sở cách mạng trung kiên nuôi giấu cán bộ Thành ủy từ thời chống Pháp cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ). Nội dung thư viết: “Ba mẹ muốn con ra Huế ăn tết cùng gia đình. Sự có mặt của con là niềm vui lớn của nhà mình chào mừng năm mới. Chúng ta sẽ đón một cái tết đoàn viên đầy ý nghĩa. Con nhớ mua cho được một cái máy ghi âm do Nhật sản xuất mang về cho ba!”.
Vâng lời bố, ông Dũng mua vé máy bay rời Sài Gòn về Huế ngay trong chiều hôm đó. Vừa quây quần đoàn viên cùng gia đình thì ngay trong tối hôm đó, ông được cậu Cảm (tức Phan Nam, Thành ủy viên Huế hoạt động bí mật nội thành Huế, trú ẩn trong nhà bấy lâu nay) giục thức dậy để lên chiến khu cùng với nhiều TN, SV&HS khác học tập, huấn luyện một thời gian theo chủ trương của Thành ủy Huế.
Trong thời gian học tập tại chiến khu, ông Dũng đã được phổ biến đường lối, chính sách của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và chủ trương, đường lối của Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam; tiếp thu được phương hướng hoạt động đối với phong trào TN, SV&HS trong thời kỳ mới. Đó là giương cao ngọn cờ đấu tranh chính trị công khai, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng, đi sâu vào các phường, xã, các xí nghiệp, trường học... để phát động quần chúng đứng lên giành quyền làm chủ, phá tan sự kìm kẹp của địch, bảo vệ thành quả cách mạng. Từ phương hướng đó, công tác chuẩn bị Tết Mậu Thân 1968 đã được diễn ra hết sức khẩn trương, sôi nổi và ông cũng được đưa trở lại Huế sau một tuần tham gia học tập, huấn luyện để sẵn sàng chiến đấu.
Theo lời kể của ông Lê Hữu Dũng, việc đưa đại quân vào TP. Huế mà vẫn giữ được bí mật, bảo toàn được lực lượng trước giờ nổ súng là hết sức khó khăn, phức tạp. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà bản thân được trên giao là làm hoa tiêu cho Quân giải phóng tiến vào chiếm lĩnh thành phố khi chiến dịch mở ra. Do đó, ngay khi mới về Huế, ông đã dành nhiều thời gian đi trinh sát các tuyến đường vào thành phố, kiên trì bám sát các địa bàn để tìm ra lộ trình an toàn cho cuộc tiến quân.
Vấn đề này cũng được PGS.TS. Lê Thành Nam, công tác tại Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm Huế mô tả sinh động trong bài viết “Thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn, Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968”:
“Tại Huế, TN, SV&HS tham gia Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đúng 2 giờ 33 phút sáng ngày 1/2/1968 (tức mồng 2 Tết Mậu Thân), hai thanh niên Toàn và Tùng (sống F2 trong vùng địch tạm chiếm, nhưng sớm giác ngộ cách mạng và đã được đưa ra vùng giải phóng từ năm 1966 để được trang bị lý luận chính trị, huấn luyện quân sự và những hiểu biết cần thiết đối với một cơ sở hoạt động nội thành) đã cùng bộ đội đặc công dùng thuốc nổ tiêu diệt đại đội lính gác ở cửa Chánh Tây, mở đường cho Quân giải phóng tiến vào chiếm lĩnh Thành Nội. Từ cửa Chánh Tây, một cánh quân, do sinh viên Lê Hữu Dũng (con trai cụ Lê Hữu Trí, một cơ sở cách mạng trung kiên từ thời chống Pháp. Lê Hữu Dũng học ở Sài Gòn, trước tết được gia đình viết thư nhắn về tết nghỉ sớm. Về Huế, Lê Hữu Dũng được lựa chọn đưa lên chiến khu huấn luyện một tuần lễ, sau đó bước ngay vào trận đánh lịch sử Tết Mậu Thân 1968) dẫn đường, tiến công đối phương ở Cửa Hữu, từ đó phát triển đánh chiếm Cột cờ thành phố, cửa Thượng Tứ, rạp Hưng Đạo rồi thẳng tiến chiếm bốt Đông Ba. Cùng lúc đó, một thanh niên cơ sở cách mạng cũng vừa cắt xong dây thép gai ở cống Thủy Quan, mở đường cho bộ đội đánh chiếm sân bay Tây Lộc”.
Hồi tưởng lại, là một sinh viên đang độ tuổi đôi mươi, bản thân ông Lê Hữu Dũng vô cùng tự hào, vinh dự khi được sát cánh chiến đấu cùng các bạn đồng trang lứa; được làm người dẫn đường cho Quân giải phóng tiến vào TP. Huế để có dịp phát huy khả năng, tính tích cực, năng động, sáng tạo của mình góp phần vào thắng lợi chung của đất nước. Hình ảnh và tên tuổi của các sinh viên Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Độ, Đoan Trinh, chị Lê Thị Mai cùng nhiều anh chị em trẻ tuổi khác trong các công tác xung phong làm nhiệm vụ thu tin tức, đánh máy, in roneo tài liệu, dán áp phích, phát truyền đơn, công tác hậu cần, bếp núc phục vụ hết mình trong việc nuôi quân, kể cả những ngày chống địch phản kích dữ dội, ác liệt đã thành những điểm sáng trong tâm thức.
Nhìn lại những thời điểm đáng nhớ ấy, từ góc nhìn riêng, chiến thắng mùa xuân Mậu Thân đã giúp ông Dũng hiểu rõ và rút ra những bài học giá trị cho bản thân trong quá trình tham gia, đó là phải biết tiếp thu những điều đã được học tập từ chiến khu để vận dụng vào thực tiễn hoạt động. Bên cạnh đó, phải phát huy ý chí và quyết tâm cao, kết hợp với trí tuệ sáng tạo của Nhân dân Huế, của tuổi trẻ Huế trong chiến đấu. Đồng thời, cần dựa vào Nhân dân, cùng Nhân dân giữ gìn bí mật, tìm ra phương pháp, quy luật hành động giàu tính khoa học, sáng tạo, có như vậy sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân mới trở thành sức mạnh vô tận, có thể làm nên những chiến công, những kỳ tích phi thường.
“Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đầy khí thế hào hùng cách mạng được diễn ra đến nay đã 55 năm… Trong sự thắng lợi to lớn chung của dân tộc thì tuổi trẻ, TN, SV&HS các đô thị miền Nam nói chung, TP. Huế nói riêng đã có những cống hiến công sức vô cùng bền bỉ, sâu nặng, kể cả hy sinh xương máu. Tuổi trẻ Huế đã vượt lên gian khổ, khó khăn, thử thách, bất chấp hiểm nguy để luôn luôn kề vai sát cánh cùng mọi tầng lớp nhân dân TP. Huế, cùng Quân giải phóng miền Nam có mặt trên các chiến hào, đường phố, trận địa với khát vọng giải phóng TP. Huế thân yêu, giải phóng hoàn toàn miền Nam, ước mơ hòa bình, thống nhất đất nước. Sự quật cường, hiên ngang, uy dũng của TN, SV&HS Huế trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 góp phần tạo nên một chiến công vang dội làm sáng ngời lên truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của tuổi trẻ Huế anh hùng, bất khuất”, ông Lê Hữu Dũng nhận định.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Trót dại phá thai, có nên kết hôn với người mới?
- ·Ngành Tài chính vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
- ·Hội nghị SOM 1 APEC thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện cho tất cả mọi người dân
- ·Dấu ấn mùa Thu lịch sử
- ·Vì lo tuyệt tự, anh ta về đòi con
- ·Ngày 14/9: Giá thép thanh trên sàn giao dịch Thượng Hải kéo dài chuỗi đà phục hồi
- ·Giá xe Honda SH mới nhất tháng 8 giảm thấp chưa từng có
- ·Lý do diễn viên Thu Quỳnh nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- ·Người vợ còm nhom gánh 3 người bệnh trong nhà
- ·Tang lễ đẫm nước mắt tiễn biệt nhạc sĩ Xuân Phương
- ·Long An: Tấn công mạnh tội phạm cướp tài sản
- ·Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSNN tại một số cơ quan, địa phương
- ·Kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam
- ·Thạch Linh gây ấn tượng với áo dài in hình bản đồ Việt Nam tại Trung Quốc
- ·Khao khát người đàn ông lạ…
- ·Ngày 27/8: Giá dầu thế giới quay đầu tăng mạnh
- ·Chúng ta phải hạnh phúc tập 4: Tam bị bọn côn đồ dụ dỗ
- ·Vì sao Quảng Ngãi từ chối thẳng thừng đề nghị hỗ trợ 9,1 tỷ đồng làm phim?
- ·Nỗi lòng người cha cùng đường bán thận cứu con
- ·Thúc đẩy hợp tác Việt Nam