【kết quả bóng đá saudi arabia】Giá điện mặt trời đã hấp dẫn nhưng...
Giá đã khuyến khích
Tiềm năng năng lượng mặt trời của Việt Nam là rất lớn, cụ thể: Bức xạ trực tiếp từ tia nắng chiếu thẳng (DNI) 4-5kWh/m2/ngày; 1.600-2.700 giờ có nắng trong một năm; tổng tiềm năng từ năng lượng mặt trời là 1.300-1.500kWh/kWp.
Tuy nhiên, theo ông Rainer Brohm, Công ty Tư vấn Năng lượng tái tạo RB (Đức), mới chỉ có dưới 10 MWp điện mặt trời lắp đặt tự trước tới nay.
Còn theo số liệu của Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, việc khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam chưa đáng kể. Hầu hết các dự án điện mặt trời chỉ ở quy mô nhỏ.
Đơn cử, Dự án điện mặt trời được nối lưới đầu tiên là Nhà máy quang năng An Hội (Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu), đây là Dự án được triển khai từ năm 2014 và hoàn thành việc xây dựng lắp đặt và đấu nối vào lưới điện của Điện lực Côn Đảo vào đầu tháng 12/2014 nhưng công suất chỉ đạt 36 kWp, điện lượng hơn 50 MWh.
“Bỏ lỡ cơ hội này thực sự là điều đáng tiếc đối với các nhà đầu tư trong nước vì tiềm năng phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam là rất lớn”, ông Rainer Brohm nhận định.
Sự quan tâm của Chính phủ tới việc phát triển nguồn năng lượng này (Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam) khi quy định giá bán điện mặt trời tại Việt Nam là 9,35 Uscents/kWh, được giới chuyên gia đánh giá cao.
Tại hội thảo “Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam – Xu hướng gần đây và các vấn đề mới nổi” ngày 21/8, ông Đỗ Đức Tưởng, Cố vấn Năng lượng sạch Chương trình Năng lượng của USAID Việt Nam cho rằng: “Đây là chìa khóa giúp cho việc phát triển năng lượng điện mặt trời trong thời gian tới”.
Với mức giá này, các nhà đầu tư trong nước, khu vực có mối quan tâm lớn đến việc đầu tư kinh doanh năng lượng tái tạo đổ dồn về Việt Nam và đây là tín hiệu đáng mừng.
Lo vướng khi thực thi
Dù đã có cơ chế giá, có những ưu đãi cho điện mặt trời nhưng không ít ý kiến tỏ ra lo lắng bởi cơ chế này mới chỉ được áp dụng trong 3 năm (từ 1/6/2017 đến 30/6/2019). Nhà đầu tư lo lắng “vậy sau 3 năm tới giá điện mặt trời sẽ như thế nào?” và bày tỏ mong muốn có một chính sách giá điện mặt trời dài hơi và ổn định hơn để có thể khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này hơn nữa.
Không chỉ dừng ở đó, theo ông Tưởng vẫn còn nhiều vấn đề khác liên quan đến điện mặt trời đang là rào cản, đó là hạ tầng chuyển tải lưới điện, có những khu vực dự án đăng ký nhiều nhưng máy biến áp của khu vực đó không đủ công suất để tiếp nhận tất cả dự án điện.
“Tại Việt Nam chính sách đã có nhưng thực tế triển khai ra sao thì còn rất nhiều thủ tục như xin cấp đất, xin giấy phép đấu nối, thỏa thuận mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)… Tất cả những vấn đề này tạo rủi ro cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện”, ông Tưởng nói.
Mặt khác, khi phát triển điện mặt trời vấn đề đảm bảo an toàn lưới điện và nối lưới là điều mà EVN lo lắng. Đồng tình với lo lắng của EVN, ông Tưởng cho hay, mối lo của EVN là thực tế bởi càng nhiều năng lượng tái tạo thì càng làm hệ thống điện hiện tại mất ổn định và như vậy phải có giải pháp kỹ thuật như tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống điện thông minh góp phần giảm những tác động tiêu cực của năng lượng tái tạo đến hệ thống điện.
“Đó là lý do vì sao chúng tôi thường khuyến cáo Chính phủ Việt Nam ngoài việc ban hành chính sách khuyến khích cần có chính sách làm sao ngành điện đầu tư thêm nhiều cơ sở hạ tầng giúp tăng cường năng lượng điện gió, điện mặt trời nhiều hơn”, ông Tưởng đề xuất.
Có thể thấy, theo xu hướng của các nước trên thế giới, năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời sẽ là nguồn năng lượng được ưu tiên phát triển, thay vì phát triển nhiệt điện than, khí- được cho là nguồn điện chạy ổn định nhất.
Do vậy, để khai thác nguồn năng lượng tiềm năng này, một số chuyên gia khuyến nghị, Nhà nước cần sớm có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến điện mặt trời đầy đủ hơn (ví dụ như tiêu chuẩn tấm pin, invester chuyển điện, giàn khung đỡ…) để giúp người tiêu dùng mua đúng sản phẩm chất lượng.
Đặc biệt, Nhà nước cũng sớm ban hành cơ chế giá điện mặt trời hợp lý và cơ chế hòa lưới điện quốc gia; ban hành bộ tiêu chuẩn cho các thiết bị sử dụng và thực hiện thử nghiệm chất lượng để hạn chế lưu thông sản phẩm kém chất lượng, định hướng đúng cho người dân về hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Việt Nam ghi nhận 91 người dương tính với SARS
- ·HLV Philippe Troussier với thách thức SEA Games 32: Bỗng dưng lại hay
- ·Lấy ý kiến việc truy thu thuế của Tổng công ty CP y tế Danameco
- ·Tuổi trẻ Hải quan tìm hiểu về các Hiệp định thương mại tự do
- ·Bất động sản Hồ Tràm ngày càng chứng tỏ sức hút với giới đầu tư
- ·Vận hành hiệu quả các thị trường, chuẩn bị sẵn sàng cho các nhiệm vụ mới
- ·Nguyễn Thị Oanh giành HCV lịch sử cho điền kinh Việt Nam ở giải châu Á
- ·Ảnh hưởng từ thế giới, thị trường mất điểm
- ·Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử đạt trên 1.812 tỷ đồng
- ·Sao MU khoe khoảnh khắc ngọt ngào bên nửa kia ngày Valentine
- ·Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt từ Trung Quốc, Indonesia
- ·Quang Hải khó ở Pau và định giá xuất ngoại Công Phượng, Văn Toàn
- ·Kết quả Nam Định 2
- ·Barcelona tổn thất nặng ở cuộc tái đấu MU
- ·Sống ‘chất’ như người Nhật tại The Origami Zen – Vinhomes Grand Park
- ·Nhập khẩu xe ô tô chạy thuế tăng mạnh
- ·Chủ động ứng phó cháy, nổ mùa nắng nóng
- ·“Bên em nhận làm các loại bằng…”!?
- ·Đại sứ Hoa Kỳ: Việt Nam và Hà Nội đã chủ động, minh bạch chống dịch Covid
- ·Tiền nhiều gần nghìn tỷ chưa dùng, VPG vẫn huy động thêm vốn