【ti le.bong da】Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sẽ là căn cứ pháp lý đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước
');this.closest('table').remove();"> |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu tại phiên thảo luận |
UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu điều hành phiên thảo luận. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng tham gia phiên thảo luận này.
Đánh giá tại phiên thảo luận cho thấy, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã bộc lộ những hạn chế vì sự chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vấn đề bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giảm thiểu ngập lụt đô thị; định giá đầy đủ giá trị của tài nguyên nước; một số điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chưa có cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nguồn lực xã hội của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương; một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh.
Các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành luật này và cho rằng cần có những quy định cụ thể để đảm bảo an ninh an toàn nguồn nước, trong đó, bổ sung các chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát hiệu quả hơn, đồng bộ hơn trong các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới. Đồng thời, đặt vấn đề về việc làm để đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, trong khi đến hơn 60% nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài? Cần quy định cơ chế quản lý "nước mặt".
Đại biểu Lê Hoài Trung (Đoàn ĐBQH tỉnh) nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng công bằng, bền vững nguồn nước liên quốc gia. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật chưa đề cập đến những vấn đề liên quan đến điều ước quốc tế, hay thoả thuận quốc tế quy định trách nhiệm của các quốc gia trong bảo vệ nguồn nước liên quốc gia.
');this.closest('table').remove();"> |
Đại biểu Lê Hoài Trung nêu ý kiến tại phiên thảo luận |
Góp ý dự thảo luật, đại biểu Lê Hoài Trung đề nghị cần nghiên cứu bổ sung thêm để tương thích với quy định của điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, liên quan tới những vấn đề như thông báo trước về sử dụng nước, quy định chất lượng nước và số lượng quốc gia tham gia tổ chức, nhằm có tính chất ràng buộc, trách nhiệm của cơ quan liên quan đến quản lý nguồn nước xuyên quốc gia.
Phiên thảo luận cũng ghi nhận ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Theo đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc nghiên cứu quy định về việc sử dụng nước tiết kiệm là rất quan trọng, nên cần coi nước ngầm, nước mặn, nước ngọt, nước lợ, thậm chí nước thải cũng được coi là tài nguyên. Do vậy, trong định nghĩa về tài nguyên nước cần được tiếp thu toàn diện để giải quyết vấn đề đặt ra của kinh tế tuần hoàn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý "nước Mặt", vấn đề này hiện nay chưa được quan tâm đúng mức; đồng thời cho rằng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này cần điều chỉnh bổ sung quy định quản lý nước Mặt. Cùng với đó là việc hoàn thiện bổ sung thêm quy định về vấn đề tưới tiết kiệm, bởi tại Việt Nam kỹ thuật tưới tiêu còn rất lãng phí nước.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Trong dự án Luật này nên quy định cho rành mạch chức năng nhiệm vụ cho quản lý nhà nước. Chính phủ quản lý chung, còn Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước và trực tiếp quản lý một số lĩnh vực khác, nên quy định rõ trách nhiệm của các bộ theo hướng tập trung hơn, tránh gây phức tạp trong quản lý và cần thiết xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành quản lý lưu vực sông...”.
* Hôm nay (6/6), tại Nhà Quốc hội, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên này tiến hành trong thời gian 2,5 ngày, từ sáng 6/6 đến hết sáng ngày 8/6. Dự kiến, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng sẽ chât vấn một số vấn đề liên quan đến các Bộ, ngành Trung ương.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Hoàng Phương thể hiện trình tiếng Anh ra sao khi đối diện ông Nawat?
- ·Top 20 'Best Face' Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam lộ diện, ai đang dẫn đầu?
- ·Cô gái nào sẽ trở thành Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Hoàng Phương lọt top 5 tại bảng 'hotpicks' của chuyên gia quốc tế
- ·Vừa đăng quang, Tân Hoa hậu Hoàn vũ có lượt follow tăng chóng mặt
- ·Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 không thi ứng xử
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Nicaragua được dự đoán vượt mặt Thái Lan đăng quang Miss Universe
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Việt Nam lọt Top 12 quốc gia mạnh nhất Miss Supranational
- ·Swimsuit bán kết Miss Grand: Hoàng Phương khoe triệt để vòng 3
- ·Phạm Hương bị nghi chuẩn bị về nước, có động thái ưu ái cho Thiên Ân
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Đại diện Việt Nam
- ·Lan Anh lọt top thí sinh ấn tượng tại Miss Earth 2023 dù gặp sự cố
- ·Lương Thùy Linh tiết lộ thời điểm kết hôn, nghe xong ai cũng bất ngờ
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·Học trò Hương Giang, Cao Thiên Trang bị dàn tân binh 'át vía'