【ket qua bong da truc】Shopping online: Mua “Gà” được “Vịt
Quảng cáo mẫu áo rất bắt mắt của Siêu Mua
Chỉ “long lanh” khi quảng cáo?Gàket qua bong da truc
Chị Thanh Thủy (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) phản ánh với Chất lượng Việt Nam khi mới đây chị mua một chiếc áo khoác cổ giả vest trên web bán hàng trực tuyến Siêu Mua. Chiếc áo khoác cổ giả vest chị Thủy mua có giá 149.000 đồng, được web quảng cáo có chất liệu tuyết mưa mềm mại.
“Nhìn hình ảnh quảng cáo tôi rất ưng nên quyết định mua. Trong thông tin đơn đặt hàng để sở hữu chiếc áo này ngoài việc phải trả 149.000 đồng, tiền áo tôi còn phải trả thêm hai khoản tiền phụ thu khác là 1 lần giao 4.500 đồng và phí vận chuyển 35.000 đồng, tổng cộng là 188.500 đồng. Nhưng vấn đề không phải là giá tiền bị đội lên mà tôi quá thất vọng về sản phẩm mà tôi nhận được từ website bán hàng trực tuyến này”, chị Thủy cho biết.
Theo lời chị Thủy, chiếc áo được website này quảng cáo rất đẹp, có dáng dài, hình ảnh người mẫu mặc dài quá mông nhưng sản phẩm chị nhận được không phải như vậy. “Chiếc áo ngắn, được may cẩu thả, túi không khít, cổ áo thì bên ra bên vào…không giống chiếc áo được quảng cáo mẫu một chút nào”, chị Thủy bức xúc.
“Tôi có gọi điện phản ánh với bộ phận chăm sóc khách hàng thì chị này nói, hình ảnh quảng cáo thì như vậy nhưng phía Siêu Mua có ghi rõ bên dưới về kích thước áo. Chỉ khi áo sai kích thước thì mới có quyền được đổi trả. Với hình ảnh quảng cáo một đằng, áo bán cho khách hàng một nẻo, khác gì lừa chúng tôi?”, chị Thủy bày tỏ.
Chiếc áo được quảng cáo của Siêu Mua khác xa với chiếc áo mà chị Thủy nhận được
Đây là mẫu áo được quảng cáo trên sendo.vn mà chị Lý đã chọn... Và sản phẩm thực cửa hàng giao cho chị Lý.
Giống như trường hợp của chị Thủy, chị Nguyễn Thị Lý, (địa chỉ tại E 23-24, đường Lê Văn Lộc, TP. Vũng Tàu) vào trang web sendo.vn, để chọn mua quần áo. Sau một hồi chọn lựa, chị ưng ý đặt mua chiếc áo sọc dài, ôm, với giá 150.000 đồng. Thế nhưng, khi cầm sản phẩm trong tay, chị Lý rất bực mình vì nó khác hoàn toàn với những gì quảng cáo trên trang web.
Chị Lý cho biết, trên trang web, chiếc áo sọc này được quảng cáo là chất liệu cotton, nhưng khi giao hàng lại là chất liệu nilon; bo tay áo một bên thì sọc đen, một bên vân sọc trắng trong khi quảng cáo chân bo áo có vân sọc bằng nhau… và nhiều lỗi khác nữa như: đường may cẩu thả, dáng áo bị vẹo, lệch ở phần hông… Sau nhiều lần trao đổi, người bán hàng đã đồng ý nhận lại hàng và trả lại tiền cho chị Lý. Mặc dù đã được hoàn lại tiền, nhưng chị Lý vẫn thấy không thoải mái vì kiểu làm ăn không uy tín và làm mất thời gian vì phải ra bưu điện gửi lại áo. “Một lần bất tín, vạn lần bất tin, từ nay tôi sẽ không bao giờ mua hàng ở đấy nữa” - chị Lý bức xúc.
Không riêng gì chị Thủy, chị Lý mà thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng cũng lâm vào cảnh dở khóc, dở cười khi mua hàng qua mạng. Điều khách hàng thường gặp nhất là được giao hàng đã gần hết hạn sử dụng, chất lượng, mẫu mã... khác xa so với quảng cáo.
Mất uy tín vì hàng chất lượng kém
Khảo sát mới đây của Cục thương mại điện tử và CNTT (Bộ Công thương) cho thấy, có đến 77% ý kiến được hỏi chưa thực sự hài lòng về phương thức mua bán online vì lo mua phải sản phẩm kém chất lượng.
Thực tế cho thấy, việc bán hàng qua mạng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán. Chẳng hạn, đối với người mua chỉ cần lướt web, nhấp chuột…thì ngồi bất cứ nơi đâucó mạng internet cũng có thể chọn mua món hàng mình cần. Còn người bán thì tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng,quảng cáo.Thông tin dễ dàng được thay đổi mà không phải in lại như brochure, catalogue, danh thiếp...
Qua khảo sát thị trường người tiêu dùng gần đây cho thấy, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet, một phần hoạt động mua sắm của người tiêu dùng đang chuyển dần sang thương mại điện tử. Và những mặt hàng được lựa chọn mua qua mạng nhiều nhất là: quần áo, giày dép, túi xách.. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất hiện nay đối với việc mua- bán hàng qua mạng đó là chưa có chế tài xử phạt nhà cung cấp sản phẩm giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chính điều này đã tạo điều kiện cho một số bộ phận doanh nghiệp làm ăn không minh bạch và lừa dối người tiêu dùng nhằm trục lợi.
Theo lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực marketing, người tiêu dùng nên hạn chế mua hàng trôi nổi trên mạng. Nếu có đặt hàng qua mạng thì nên chọn những đơn vị uy tín, có cả cơ sở bán hàng trực tiếp. Đồng thời, người tiêu dùng chỉ nên mua sắm tại các sàn giao dịch uy tín và đã được các cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép.Về hình thức thanh toán, nên chọn “thanh toán tạm giữ” để bảo đảm chỉ khi nhận được hàng đúng mô tả, người bán mới có thể rút tiền, tuyệt đối không chuyển tiền trực tiếp cho người bán khi mua hàng qua mạng.
Thanh Uyên
(责任编辑:World Cup)
- ·Động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 dựa trên những nền tảng gì?
- ·Viet Nam, Israel have much in common: President Rivlin
- ·Party chief hosts Vientiane governor
- ·VN asks Swiss for education, training help
- ·Hyundai Santa Fe 2019 đẹp long lanh vừa ra mắt tại VN: Giá lăn bánh bao nhiêu
- ·Provincial department merger faces hurdles
- ·VN hails ties with Hungary, Sweden
- ·HCM City and Osaka treasure closely
- ·Luật sư của bà Lê Hoàng Diệp Thảo: 'Của chồng, công vợ', khi ra tòa phải có chứng cứ!
- ·Hương trial gets underway
- ·Năm 2019: Quyết tâm điều hành giá nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát từ 3,3%
- ·Party chief hosts Vientiane governor
- ·PM urges German state’s further investment in VN
- ·Vietnam promotes solidarity, cooperation in Francophone community
- ·Cầu Vàng vào top ảnh du lịch ấn tượng trên CNN
- ·Vietnam promotes solidarity, cooperation in Francophone community
- ·Citizens are more concerned for the environment
- ·Việt Nam, Czech Republic eye enhanced co
- ·A.O.Smith: Thương hiệu Mỹ hơn 140 năm tuổi mang lại trải nghiệm gì cho người Việt?
- ·Cuba, Việt Nam seek stronger defence ties, relations