【kết quả qatar hôm nay】Hà Nội có nhiều dư địa thúc đẩy công nghiệp bán dẫn
Hà Nội đang có nhiều cơ hội phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ có thêm nhiều chuyên gia thiết kế vi mạch Khai mạc Triển lãm kết nối,àNộicónhiềudưđịathúcđẩycôngnghiệpbándẫkết quả qatar hôm nay xúc tiến đầu tư, giao thương ngành công nghiệp bán dẫn Hà Nội 2024 |
Sáng 30/7, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức tọa đàm ''Tiềm năng và thách thức thu hút đầu tư nước ngoài công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội''.
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Trần Đình |
Hà Nội đứng trước cơ hội lớn để thúc đẩy công nghiệpbán dẫn
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ngành công nghiệp bán dẫn đã trở thành trụ cột quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số. Hà Nội, với vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển vượt trội, đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.
Căn cứ luật Thủ đô số 39/2024/QH15 ngày 28/6/2024 xác định bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của thủ đô. Nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn theo quy định vào lĩnh vực bán dẫn sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của Hà Nội.
Tại phiên thảo luận, GS. TS Khoa học Nguyễn Mại, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại; Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhận định, Hà Nội hiện có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện bán dẫn. Điển hình, Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính của Việt Nam. Thủ đô hiện có trụ sở 2 Viện Hàn lâm khoa học, hàng chục trường đại học với đội ngũ giáo sư, chuyên gia hàng đầu về khoa học, công nghệ; số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng.
GS. TS Khoa học Nguyễn Mại trình bày báo cáo phiên tham luận. Ảnh: Trần Đình |
Đáng chú ý, tổ chức nghiên cứu Savills chỉ ra trong giai đoạn 2016 - 2022, sự tăng đột ngột doanh số xuất khẩu điện tử và điện thoại phản ánh quá trình nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị. Với những tiềm năng kể trên, Hà Nội được nhận định là một trong những tỉnh, thành phát triển ngành công nghiệp chế tạo bán dẫn của cả nước ta.
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đang coi Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung là điểm đến đầu tư, gia tăng sản xuất. Điển hình, Apple hoàn tất chuyển 11 nhà máy vào Việt Nam, hãng công nghệ Intel cũng mở rộng giai đoạn 2 nhà máy kiểm định vi mạch ở TP. Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 4 tỷ USD tới năm 2025. Đồng thời, Boeing, Google và Walmart đã công bố kế hoạch mở rộng mạng lưới nhà cung cấp và cơ sở sản xuất tại Việt Nam sau khi nghiên cứu thị trường.
Ngoài ra, Việt Nam có dự trữ đất hiếm khoảng 22 triệu tấn, bằng một nửa Trung Quốc. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc làm chủ nguồn nguyên liệu để sản xuất chất bán dẫn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có lợi thế trong thu hút FDI vào năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, công nghệ tương lai.
Với dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 khoảng 6,5%, công nghiệp và xây dựng trên đà phục hồi, 17 FTA thế hệ mới được thực hiện cùng thành công của ngoại giao kinh tế, có thể báo hiệu làn sóng mới về FDI có chất lượng và hiệu quả hơn sẽ diễn ra từ năm nay và vài năm tiếp theo.
Trước xu hướng phát triển ngành bán dẫn và có nhiều lợi thế cạnh tranh, GS. TS Khoa học Nguyễn Mại đề xuất, để nắm bắt kịp thời cơ, Hà Nội cần xây dựng danh mục dự án khuyến khích đầu tư, chủ động thảo luận, tìm ra giải pháp phát triển cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, cải tiến hoạt động xúc tiến đầu tư và khắc phục các điểm nghẽn hiện nay, đặc biệt là vấn đề nguồn cung năng lượng, cơ sở hạ tầng giao thông, an sinh xã hội.
Làm thế nào để biến thách thức thành động lực phát triển?
Cũng tại buổi tọa đàm, PGS. TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang đứng trước thách thức cạnh tranh trên thị trường công nghệ bán dẫn toàn cầu. Cụ thể, 3 năm qua, Mỹ thu hút 395 tỷ USD đầu tư từ nước ngoài vào sản xuất chất bán dẫn, đồng thời thông báo giải ngân 50 tỷ USD cho các công ty và tổ chức Mỹ để nghiên cứu, phát triển và sản xuất chip, củng cố chuỗi cung ứng.
PGS. TS Trần Đình Thiên chỉ ra những thách thức để phát triển công nghiệp bán dẫn ở nước ta. Ảnh: Trần Đình |
Ngoài ra, 8 doanh nghiệp tầm cỡ tại Nhật Bản đã chi hơn 30 tỷ USD để giành lại vị thế dẫn đầu ngành chip. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang ''âm thầm'' vượt lên về hệ sinh thái cụm công nghiệp mới bao gồm công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và chip bán dẫn.
Về những thành tựu trong ngành công nghiệp bán dẫn, PGS. TS Trần Đình Thiên cho biết 15 năm trước, Việt Nam đầu tư hàng trăm triệu USD cho nhiều phòng thí nghiệm trọng điểm, trong đó có phòng thí nghiệm liên quan công nghệ bán dẫn với hơn 4 triệu USD.
Cùng với đó, Việt Nam cũng tham gia chuỗi bán dẫn toàn cầu với tư cách nhà sản xuất, lắp ráp và kiểm định mới nổi (OSAT - chiếm 6% giá trị sản phẩm bán dẫn). Năm 2022, nước ta xuất thiết bị bán dẫn đạt giá trị 6,5 tỷ USD, tăng 83% so với năm ngoái, chiếm 3,8% khả năng xuất khẩu thế giới, đứng Top 3 châu Á về xuất khẩu chất BD sang Mỹ. Theo tầm nhìn trung hạn, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm OSAT trong khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay thiếu các khâu cơ bản của hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn bao gồm công nghệ, chuỗi, nhân lực, vốn, dữ liệu, năng lượng.
Trước những thách thức kể trên, để tạo động lực phát triển, PGS. TS Trần Đình Thiên nhận định rằng nước ta cần thực hiện những cách tiếp cận mang tính đột phá. Điển hình như việc thực thi chương trình cải cách, chuyển đổi hệ giá trị phát triển, xác lập các thách thức đúng tầm. Đồng thời, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp mới, tăng cường chương trình quốc gia đào tạo nhân lực ngành bán dẫn. Đáng chú ý, Việt Nam cũng nên nghiên cứu về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo như hydrogen. Quan trọng hơn cả, Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước cần mở rộng các chương trình tăng cường nội lực, năng lực đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp quốc gia.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Sàn gỗ Toàn Thắng
- ·Á hậu Hoà bình Quốc tế 2022 từ bỏ danh hiệu
- ·Bảo Ngọc rạng rỡ về nước sau 2 ngày đăng quang Hoa hậu Liên lục địa 2022
- ·Tiền tỷ đầu tư đưa các hoa hậu Tiểu Vy, Đỗ Thị Hà thi quốc tế đều lỗ
- ·Giá vàng trong nước và thế giới đảo chiều tăng trở lại
- ·Người đẹp Trà Vinh cao 1,8 m đăng quang Hoa khôi Nam Bộ 2022
- ·Thiên Ân lên tiếng sau ồn ào bị 'miệt thị ngoại hình'
- ·Á hậu Huyền My đẹp kiêu sa, tiết lộ lý do hạn chế hoạt động showbiz
- ·Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án
- ·Hoa hậu Ngọc Châu thực hiện nguyện vọng 'một bữa no' cho 2 anh em nghèo
- ·Sau giá xăng, đến lượt giá gas quay đầu giảm mạnh
- ·Sở TT&TT TP.HCM làm việc với chủ tài khoản vu khống Thùy Tiên
- ·Giáo viên trường tư ở TP.HCM nhận lương cao nhất hơn 60 triệu đồng/tháng
- ·Vóc dáng đồng hồ cát của Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022
- ·Hà Nội hướng dẫn cấp ‘mã xác nhận’ cho shipper vận chuyển hàng hóa
- ·Những nàng hậu Vbiz đã ngoài 30 tuổi vẫn 'độc thân vui vẻ'
- ·Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hôn chồng thiếu gia say đắm trong đám hỏi
- ·Thí sinh Hoa hậu Hành tinh Quốc tế kêu cứu: 'Chúng tôi đã bị lừa'
- ·Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu
- ·Nhà thơ Dương Kỳ Anh: 'Chọn hoa hậu để kiếm tiền là làm mất giá trị của phụ nữ'