会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của al-riyadh】Việt Nam đã rất nỗ lực trong cải cách quản lý tài chính công!

【thứ hạng của al-riyadh】Việt Nam đã rất nỗ lực trong cải cách quản lý tài chính công

时间:2025-01-11 10:31:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:280次
Việt Nam đã rất nỗ lực trong cải cách quản lý tài chính công
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Văn Chung

Nhiều tiến bộ về thể chế và quản lý tài chính công

Tại hội nghị công bố Báo cáo đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA) của Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết, PEFA là khung đo lường hiệu quả hoạt động để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống quản lý tài chính công, hỗ trợ quốc gia phát triển bền vững.

Việt Nam đã rất nỗ lực trong cải cách quản lý tài chính công

Cần đẩy mạnh cải cách và áp dụng công nghệ

Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách, tận dụng công nghệ và tăng cường tính minh bạch, nhờ đó Việt Nam có thể xây dựng hệ thống quản lý tài chính công, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và nâng cao phúc lợi cho người dân. Đây là con đường dẫn tới hệ thống quản lý tài chính công vững mạnh, dù trong quá trình thực hiện sẽ có cả những cơ hội và thách thức phải vượt qua.

Bà Alma Kanani - Giám đốc Khối quản trị, Khu vực châu Á Thái Bình Dương (Ngân hàng Thế giới).

Việt Nam đã thực hiện đánh giá PEFA cấp quốc gia lần đầu vào năm 2011 (theo tiêu chuẩn PEFA 2011) và công bố vào tháng 7/2013. Từ những khuyến nghị tại báo cáo PEFA năm 2011, hoạt động cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là về cải cách thể chế, với việc ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản quản lý tài chính công; quy trình quản lý tài chính công ngày càng công khai, minh bạch; cơ sở dữ liệu, thông tin về tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) cũng kịp thời và đầy đủ hơn.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Khắng, nhằm tiếp tục đánh giá kết quả đạt được, nhận diện rõ những vấn đề còn tồn tại, hạn chế hiện nay trong quản lý tài chính công, gắn với việc áp dụng tiêu chuẩn đánh giá PEFA mới (PEFA 2016), Bộ Tài chính đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện đánh giá PEFA lặp lại từ tháng 11/2020.

Theo ông Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách (Bộ Tài chính), phạm vi đánh giá PEFA đợt 2 được thực hiện ở cấp trung ương, gồm ngân sách trung ương (NSTW) và các hoạt động ngoài ngân sách của cấp trung ương. Quá trình đánh giá sử dụng số liệu quyết toán NSNN trong 3 năm (2017, 2018, 2019) và thực tiễn hoạt động cải cách tài chính công tính đến hết năm 2019 làm cơ sở chủ yếu để phân tích và cho điểm đối với từng chỉ số đánh giá. Báo cáo cũng đề cập tới tiến độ cải cách trong hoạt động quản lý tài chính công của Việt Nam tính đến hết năm 2022 và các định hướng cải cách trong tương lai, làm căn cứ để đưa ra các kết luận và khuyến nghị cho phù hợp.

Bà Alma Kanani - Giám đốc Khối quản trị, Khu vực châu Á Thái Bình Dương (Ngân hàng Thế giới - WB) khẳng định, báo cáo PEFA đã cho thấy những tiến độ đáng kể đạt được về thể chế và các hệ thống quản lý tài chính công, giúp Chính phủ Việt Nam đạt được kỷ luật tài chính lành mạnh.

Cần có giải pháp phù hợp để khắc phục tồn tạn, hạn chế

Ông Nguyễn Minh Tân cho biết, kết quả báo cáo cho thấy, kỷ cương tài khóa được đảm bảo tốt; dự toán NSTW được lập sát thực tế và được triển khai theo kế hoạch, đóng vai trò quan trọng trong thực thi chính sách; công tác quản lý ngân quỹ được cải thiện nhờ có thông tin tốt hơn về cam kết chi, dự báo ngân quỹ hàng tháng, tổng hợp số dư ngân hàng và ngân quỹ hàng ngày trong hệ thống tài khoản kho bạc tập trung…

Tuy nhiên, điểm hạn chế là thu chi ngoài NSTW còn ở mức cao; công tác theo dõi rủi ro tài khóa khu vực công còn yếu, nhất là liên quan đến các nghĩa vụ dự phòng và hợp tác công tư, đánh giá về rủi ro trong quy trình quản lý nợ.

Bên cạnh đó, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm chưa phân tích, đánh giá đầy đủ hoạt động tài khóa của các đề xuất chính sách để làm căn cứ xây dựng mức trần và dự toán trung hạn đảm bảo độ tin cậy; đã có mức trần chi đầu tư công trung hạn nhưng chưa chi tiết hàng năm, chưa phân tích tác động đến chi thường xuyên, cũng như những thay đổi về nguồn lực có thể huy động và tiến độ triển khai giữa các năm. Cùng với đó, dự toán ngân sách được phân bổ và giao cho các đơn vị chi tiêu còn dựa trên dòng mục hoặc nhiệm vụ chi, chưa hỗ trợ so sánh về đầu ra, kết quả thực hiện nhiệm vụ với nguồn lực thực nhận.

Theo bà Nguyễn Phương Anh - Chuyên gia của WB, mục đích của đánh giá chi tiêu công nhằm đem lại góc nhìn tổng quan về mọi khía cạnh hiệu quả hoạt động của các hệ thống quản lý tài chính công của quốc gia, bao gồm thu, chi tiêu, đấu thầu, tài sản tài chính, tài sản nợ.

Còn theo khuyến nghị của bà Alma Kanani, để đạt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, việc xây dựng hệ thống quản lý tài chính hiệu quả và minh bạch vô cùng quan trọng, vì đó chính là xương sống cho sự phát triển bền vững, ổn định kinh tế và công bằng xã hội. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục tăng cường khung pháp lý và thể chế tài quản lý tài chính công, bao gồm việc cập nhật rồi hoàn thiện các lực và quy định hiện hành để phù hợp với thông lệ tốt nhất trên quốc tế.

Từ những điểm mạnh, điểm yếu và những khuyến nghị rút ra qua Báo cáo PEFA lần này; trên cơ sở bám sát mục tiêu, định hướng tăng cường quản lý tài chính công hiệu quả, minh bạch đã đề ra trong Chiến lược tài chính quốc gia đến năm 2030, Thứ trưởng Bùi Văn Khắng nhấn mạnh, thời gian tới Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục những tồn tạn, hạn chế trong công tác quản lý tài chính công. Qua đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính - NSNN, đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam.

Việt Nam đạt kết quả kỷ luật tài khóa lành mạnh

Nhìn lại quãng thời gian gần 3 năm xây dựng báo cáo, trong bối cảnh Covid-19, vượt qua các khó khăn, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương liên quan và các địa phương tổ chức đánh giá PEFA trên 7 trụ cột về: Độ tin cậy của ngân sách; minh bạch về tài chính công; quản lý tài sản có và tài sản nợ; lập ngân sách và chiến lược tài khóa dựa trên chính sách; khả năng tiên liệu và kiểm soát tình hình thực hiện ngân sách; kế toán và báo cáo; kiểm toán và giám sát, dựa trên 31 chỉ số với 94 nội dung giá; thực hiện đối chiếu với khung đánh giá PEFA.

Báo cáo PEFA lần này bắt đầu được triển khai từ tháng 2/2021 và hoàn thành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tháng 1/2024, dựa theo tiêu chuẩn đánh giá PEFA 2016. Kết quả đánh giá đã được các chuyên gia quốc tế từ Phái đoàn Liên minh châu Âu - EU, Tổng cục Kinh tế nhà nước Thụy Sĩ - SECO và Ngân hàng Thế giới thẩm định và được Ban Thư ký PEFA cấp chứng nhận “PEFA Check” (đáp ứng các yêu cầu chất lượng của PEFA).

Kết quả đánh giá tổng thể trong báo cáo PEFA cho thấy, trong 31 chỉ số đánh giá PEFA, Việt Nam đạt 4 điểm A, 8 điểm B và B+, 8 điểm C+, 11 điểm D và D+. So với các quốc gia trong khu vực tham gia đánh giá theo Khung PEFA 2016, Việt Nam có số điểm A và điểm B+ ở mức cao (11/31 chỉ số), xếp sau Mông Cổ (16/31 chỉ số), Indonesia và Philippines (14/31 chỉ số), xếp hạng trước Myanmar, Campuchia, Đông Timor và Lào.

Kết quả đánh giá cho thấy, thời gian qua Việt Nam đã rất nỗ lực trong cải cách quản lý tài chính công và đạt nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện, đáng chú ý là: phạm vi ngân sách được xác định đầy đủ theo thông lệ quốc tế; kỷ cương kỷ luật tài khóa được tăng cường, nợ công giảm, quản lý ngân quỹ có tiến bộ, khả năng tiếp cận thông tin tài khóa của các tổ chức, người dân được cải thiện; hiệu quả sử dụng ngân sách từng bước được nâng cao…

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
  • Miền Bắc, Bắc Trung bộ đón không khí lạnh, mưa trên diện rộng
  • Hội chợ Vietnam Expo 2023: “Cầu nối” giao thương hiệu quả
  • Đường sắt muốn 'hút khách' phải nâng cao chất lượng phục vụ
  • Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
  • Nhộn nhịp mua sắm tại Lễ hội từ thiện quốc tế
  • Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cam kết nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh
  • Nhiều cơ hội cho thực phẩm Việt tiếp cận thị trường Malaysia
推荐内容
  • Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
  • Đã cắt giảm 12.600 mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành
  • Nhiều cơ hội kết nối, mở rộng xuất khẩu của doanh nghiệp Hà Nội tại Vietnam EXPO 2023
  • TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 11 tháng tăng hơn 8,7%
  • Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
  • Thống nhất phương án nghỉ trước Tết Nguyên đán 2 ngày