【u23 uc vs】Doanh nghiệp khẳng định được sức sống bằng đầu tư khoa học và công nghệ
Trả lời câu hỏi của PV Chất lượng Việt Nam,ệpkhẳngđịnhđượcsứcsốngbằngđầutưkhoahọcvàcôngnghệu23 uc vs ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục phát triển thị trường và DN KH&CN - Bộ KH&CN cho biết, tính đến tháng 11/2014, có 132 Doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN. Các DN này không chỉ là cầu nối đưa nhanh các nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, chuyển giao vào sản xuất mà còn đóng vai trò như một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Ông Phạm Hồng Quất cho rằng, DN KH&CN đang phát triển mạnh nhờ đầu tư vào KH&CN. Ảnh: M. H
Ông có đánh giá thế nào về thực trạng phát triển của các doanh nghiệp KH&CN hiện nay?
Tính đến thời điểm tháng 11/2014 có 132 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN và khoảng 20 - 30 hồ sơ đang chờ thẩm định dự kiến trong thời gian tới sẽ được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN. Việc phát triển DN KH&CN tập trung chủ yếu vào hai thành phố lớn đó là Hà Nội (17 doanh nghiệp) và TP. Hồ Chí Minh (17 doanh nghiệp).
Hiện nay, các DN KH&CN rất quan tâm đến công tác nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ. Phần lớn các DN KH&CN đều chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực và có bộ phận nghiên cứu riêng nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ ứng dụng vào sản xuất kinh doanh. Có thể kể đến một số DN KH&CN điển hình có hoạt động nghiên cứu phát triển như: Công ty CP Giống cây trồng trung ương, Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, Công ty CP tư vấn xây dựng ACH, Công ty TNHH Thiên Dược, Công ty TNHH MTV Thương mại - sản xuất - xuất nhập khẩu Ngân Hà…
Đặc biệt, một số doanh nghiệp tiêu biểu có doanh thu và lợi nhuận lớn như: Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương, Cty TNHH NN MTV Yến sào Khánh Hòa, Công ty TNHH MTV Thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty CP Sơn Hải Phòng, Công ty TNHH công nghệ thiết bị ý tế Bắc Việt, Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam…
Theo báo cáo của 63 Sở KH&CN, từ đầu năm đến nay chưa có DN KH&CN nào giải thể, các DN KH&CN có sự phát triển bền vững một phần là do hoạt động sản xuất kinh doanh ứng dụng tiến bộ KH&CN, doanh nghiệp chủ động thích ứng với biến động thị trường thông qua việc cải tiến nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm đầu ra. Trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn thì việc chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh là giải pháp cơ bản giúp DN KH&CN phát triển bền vững.
Tuy nhiên, hiện nay việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn diễn ra rất chậm chạp, đâu là nguyên nhân của thực trang trên thưa ông?
Trong những năm gần đây, để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như từ tác động tích cực của những đổi mới trong cơ chế, chính sách, đã xuất hiện nhiều điển hình về đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì quá trình này diễn ra vẫn còn chậm chạp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa.
Hoạt động hiện nay của các doanh nghiệp phần lớn gặp khó khăn về vốn. Hầu hết doanh nghiệp phải huy động ngoài với lãi suất cao nên khó có điều kiện để thực hiện hoạt động nghiên cứu, phát triển hoặc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài; Thiếu đội ngũ cán bộ nghiên cứu có năng lực và tâm huyết; Nhận thức của người lãnh đạo doanh nghiệp về đổi mới công nghệ hạn chế; Sự hỗ trợ của Nhà nước chưa đồng bộ và còn thiếu hiệu quả, chưa mang tính hệ thống và toàn diện. Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp hiện nay còn khá chậm chạp.
Có ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay không có khả năng đầu tư KH&CN, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Trong những năm gần đây, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển KH&CN, nhưng chưa có chính sách dành riêng cho loại hình doanh nghiệp đặc thù này về nghiên cứu, phát triển công nghệ.
Bên cạnh đó, quy định về trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp không có hiệu quả đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa do doanh thu của doanh nghiệp ít.
Tuy nhiên, không phải DNNVV không có khả năng đầu tư KH&CN. Bởi nếu biết xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, thu hút được nguồn nhân lực có trình độ, tận dụng được các nguồn lực hiện có và tiếp cận các chương trình hỗ trợ ưu đãi của Nhà nước, DNNVV vẫn hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động đầu tư cho KH&CN để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong vấn đề này, tầm nhìn của người lãnh đạo doanh nghiệp và vấn đề xây dựng một chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp có vai trò quan trọng.
Nhiều DN KH&CN đang làm ra giá trị gia tăng cao. Ảnh: M. H
Trong thời gian tới, cần những giải pháp gì để tháo gỡ những khó khăn trên để doanh nghiệp KH&CN phát triển, thưa ông?
Tăng cường nguồn vốn đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển, hoạt động giải mã công nghệ, làm chủ công nghệ: tăng cường hiệu quả của các Chương trình quốc gia về phát triển KH&CN (tăng cường nguồn vốn thực hiện, tăng cường hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành,…), xây dựng mô hình Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, phát triển mô hình Quỹ phát triển KH&CN của các Bộ, ngành, địa phương;…
Xây dựng cơ chế thực thi đồng bộ trong việc triển khai các chính sách pháp luật về phát triển doanh nghiệp KH&CN (cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có chức năng quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp);
Tăng cường phổ biến thông tin về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới.
Trong đó, giải pháp quan trọng nhất là xây dựng môi trường pháp lý kinh doanh hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đòi hỏi việc tăng cường đổi mới công nghệ trở thành yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông.
Minh Hà (thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Các lựa chọn máy làm sữa chua ưng ý
- ·Bất động sản nghỉ dưỡng đón sóng phục hồi
- ·Né lạm phát, dòng tiền đổ vào bất động sản
- ·Ra mắt giải pháp xây dựng website và quản lý khách hàng cho ngành bất động sản
- ·Người nuôi bò sữa ở Ba Vì bị 'ép giá' vì tiêu chuẩn đẩy lên cao?
- ·Sản xuất… “meo nấm” trong khu dân cư, bất chấp sức khỏe người dân
- ·Một nhà đầu tư muốn thực hiện dự án nhà ở, casino tại Vân Đồn
- ·Cây me cổ thụ không cản trở giao thông
- ·Bắt hàng giả, khó chứng minh hàng giả
- ·Tranh chấp lối đi ở tổ 44, KP.4, phường Phú Thọ, Tp.Thủ Dấu Một: 13 năm vẫn chưa ngã ngũ!
- ·Vi phạm chồng vi phạm tại Công ty Dược Mỹ phẩm CVI
- ·Condotel thoái trào hay nằm im chờ cơ hội?
- ·Phân khúc căn hộ tại Hà Nội sẽ tăng tốc mạnh nhất
- ·Đà Nẵng bán thí điểm gần 2.000 căn chung cư nhà ở xã hội
- ·Mỗi giao dịch ATM, ngân hàng mất 9.000 đồng
- ·Hà Nội quy định các trường hợp đủ điều kiện nhận bồi thường bằng đất
- ·Coworking space trở lại đường đua
- ·Bất động sản công nghiệp kỳ vọng tăng trưởng tốt
- ·Bánh mì Việt: Từ đứa con lai trở thành 'hoa hậu'
- ·Nhiều cách làm hay nhằm xóa bỏ quảng cáo, rao vặt