【bang xep hang bong da phan lan】Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, giảm tải cho ngân sách nhà nước
Chi 72.422 tỷ đồng cho môi trường trong giai đoạn 2013-2018
Ngày 25/7,ãhộihóacôngtácbảovệmôitrườnggiảmtảichongânsáchnhànướbang xep hang bong da phan lan Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (CL&CSTC), Bộ Tài chính tổ chức hội thảo khoa học Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tiến Đạt, Phó Viện trưởng Viện CL&CSTC cho biết, Việt Nam đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực và có chiều hướng ngày càng tăng của việc biến đổi khí hậu, nước biến dâng; lũ ống, lũ quét, hạn hán bất thường. Nhận thức rõ thách thức đặt ra, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban chấp hành TW Đảng khóa XI và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/1/2014 của Chính phủ đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện mục tiêu đặt ra đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương với một hệ thống giải pháp đồng bộ từ huy động nguồn lực, cơ chế chính sách khuyến khích, vận động tuyên truyền và tổ chức thực hiện.
Trong lĩnh vực tài chính, bằng các công cụ tài chính cụ thể, Bộ Tài chính đã ban hành tương đối kịp thời và đồng bộ nhằm cụ thể hóa các chỉ đạo như sử dụng công cụ ngân sách nhà nước (NSNN), thông qua NSNN các cấp từ trung ương đến địa phương để cân đối bố trí nguồn lực cả đầu tư và thường xuyên cho các cấp thực hiện các nhiệm vụ phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường.
Cụ thể, NSNN thông qua các chương trình mục tiêu đảm bảo kinh phí cho bảo vệ môi trường; thông qua các chính sách thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, xuất khẩu được sử dụng như một công cụ điều tiết trực tiếp giúp cho việc định hướng sản xuất cũng như tiêu dùng các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực tăng cường thân thiện môi trường. Cùng với đó, NSNN thông qua các chính sách ưu đãi về nguồn lực đầu tư bằng chính sách tín dụng ưu đãi, thông qua các ngân hàng chính sách với đối tượng trực tiếp là các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này…
Ông Phạm Tiến Đạt, Phó Viện trưởng Viện CL&CSTC phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bùi Tư |
Ông Mai Thế Hùng, Phó trưởng phòng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017, trong đó định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường là ngân sách trung ương 15%, ngân sách địa phương 85% tổng dự toán chi sự nghiệp môi trường.
Ông Hùng cho biết thêm, trong điều kiện NSNN còn nhiều khó khăn, cân đối chi NSNN cho sự nghiệp bảo vệ môi trường trong những năm qua luôn được bố trí ưu tiên hơn so với các lĩnh vực chi khác đảm bảo đúng quy định; năm sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối. Hàng năm đảm bảo bố trí không dưới 1% tổng chi NSNN cho hoạt động sự nghiệp BVMT theo quyết định số 34/2005/QĐ-TTG ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng chi cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2013-2018 đạt 72.422 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 10.002 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 62.420 tỷ đồng.
Chi cho môi trường còn dàn trải
Tuy nhiên, cũng theo nhận định của ông Hùng, việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường của một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương vẫn còn dàn trải, chưa thật sự hiệu quả, chưa sử dụng đúng mục đích. Đơn cử như phân bổ chi sự nghiệp môi trường cho các nhiệm vụ điều tra, khảo sát nhưng thiếu gắn kết với các dự án, đề án cụ thể, chưa chú trọng phân bổ kinh phí cho công tác hoàn thiện hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về bảo vệ môi trường.
Đáng chú ý một số địa phương quyết định mức dự toán chi bảo vệ môi trường của ngân sách địa phương thấp so với số hướng dẫn của trung ương. Nhiều địa phương mặc dù không thuộc diện khó khăn về ngân sách vẫn đề xuất kiến nghị với trung ương để bổ sung có mục tiêu xử lý ô nhiễm môi trường thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương thực hiện.
Ông Hùng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn NSNN cho sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, các bộ, địa phương bố trí ngân sách, phân bổ ngân sách để triển khai thực hiện đảm bảo đúng với dự toán được giao; chủ động tích cực hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ chi đã được NSNN bố trí kinh phí theo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Đồng thời, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cần đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, đa dạng hóa các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân vào hoạt động bảo vệ môi trường./.
Bùi Tư
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá heo hơi hôm nay 10/3/2023: Heo giảm nhẹ, vịt tăng 1.700 đồng/kg
- ·Chính phủ yêu cầu bảo đảm đầy đủ điều kiện để triển khai chế độ tiền lương mới từ 1/7
- ·Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,4% so với cùng kỳ
- ·WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng 5,5% năm 2024 và lên 6,0% năm 2025
- ·Giá vàng hôm nay 1/7: Tuột mốc 67 triệu đồng/lượng
- ·Tăng cường thực hiện kiểm soát thanh toán các khoản chi
- ·Nhịp sống nông thôn mới
- ·Đưa Châu Thành sớm trở thành trung tâm đô thị
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng New Zealand
- ·Điểm sáng ngành tài chính
- ·'Sốt xình xịch' với thú chơi lego 3D
- ·Phấn đấu hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội năm 2024
- ·Hơn 870ha lúa Hè thu và Thu đông bị ảnh hưởng do bão
- ·Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP
- ·In Nhanh Vinpro
- ·Tiêu hủy nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu
- ·Trợ lực cho nhà vườn
- ·Phong phú sản phẩm OCOP vùng miền
- ·Giá vàng SJC phiên cuối tuần đi lên, lấy lại mức 84 triệu đồng
- ·Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện