【tỷ số trưc tuyến】Hà Nội: Hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4
Hà Nội: Hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô trong quý IV/2023. Ảnh: TL |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô trên địa bàn TP. Hà Nội.
Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung dự án
Tại chỉ thị này, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo 7 nhóm nhiệm vụ để tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, sự ủng hộ của tập thể, cá nhân người sử dụng đất khi nhà nước tiến hành thu hồi đất, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ công tác GPMB dự án.
Dự án đoạn đường Vành đai 4 qua địa bàn TP Hà Nội dài 58,2km đi qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín. Do đó, khối lượng công việc liên quan công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất phục vụ thi công dự án rất lớn. |
Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở (nơi có tuyến đường vành đai 4 đi qua), mở đợt sinh hoạt chính trị với các hình thức phù hợp nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung: nghị quyết của Quốc hội về dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội, tầm quan trọng đặc biệt, ý nghĩa của dự án; xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng, cấp bách của cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương, đơn vị trong thời gian tới.
Ban Thường vụ Thành ủy cũng chỉ đạo phải thống nhất chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB, bảo đảm tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi theo quy định và đặc thù của dự án. Vận động nhân dân thực hiện chủ trương, quyết định thu hồi đất; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý dân cư, quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...
Dự kiến Dự án Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Ảnh:TL |
Bàn giao 60 - 70% diện tích đất đã giải phóng mặt bằng xong trước quý III/2023
Chỉ thị yêu cầu Ban Thường vụ các quận ủy, huyện ủy: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín thành lập tổ công tác cấp huyện do bí thư cấp ủy làm tổ trưởng, chủ tịch UBND quận, huyện làm tổ phó; thành lập bộ phận tiếp công dân chuyên trách phục vụ dự án từ thành phố đến các xã, phường, thị trấn.
7 quận, huyện trên cũng có trách nhiệm ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung công việc thuộc trách nhiệm của địa phương. Trong kế hoạch, mỗi địa phương cần xác định rõ lộ trình, thời hạn hoàn thành; ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo, tổ công tác... Bên cạnh đó, gắn xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu không hoàn thành đúng tiến độ GPMB để ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án...
Về tiến độ cụ thể, các huyện hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trước quý II/2023; các quận, huyện tổ chức bàn giao 60 - 70% diện tích đất đã GPMB xong trước quý III/2023 và bàn giao toàn bộ phần diện tích còn lại trong quý IV/2023.
Được biết, dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 với quy mô 112,8km và sơ bộ tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Dự án góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Theo nội dung Chỉ thị số 16-CT/TU, Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô, tạo điều kiện kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, góp phần giảm ùn tắc giao thông, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường và khu vực ngoại thành; đồng thời, tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tổng thống Venezuela bị ám sát hụt: Bắt giữ 6 người liên quan
- ·Wyndham Phú Quốc
- ·Thanh Hoá thu hu hồi 3,2ha đất của Tập đoàn xây dựng miền Trung
- ·NewstarLand là đại lý phân phối chính thức dự án Grand Mercure Hoi An
- ·Yêu cầu đóng cửa cơ sở giáo dục mầm non 'không phép' gây chấn thương sọ não trẻ 20 tháng tuổi
- ·Giới nhà giàu ‘đỏ mắt’ tìm biệt thự sinh thái ở Thái Nguyên
- ·Tin vui cho doanh nghiệp BĐS TP.HCM khi thực hiện thủ tục pháp lý dự án
- ·Bất động sản 2021 đón cửa sáng với loạt chính sách quan trọng
- ·Thị trường văn phòng Việt Nam đang diễn biến thế nào trong 2019
- ·Phú Quốc ‘bắt sóng’ phong cách kiến trúc nhiệt đới
- ·Bác sĩ người Úc – anh hùng cuộc giải cứu đội bóng Thái tiết lộ cuộc gọi đầu tiên sau chiến dịch
- ·Tiềm năng sinh lời ‘kép’ của Royal Riveside City
- ·Loạt dự án giao thông quy hoạch ‘hâm nóng’ BĐS đô thị Long An
- ·Imperia Smart City tung ưu đãi ‘khủng’ cuối năm
- ·Làm nghề xe ôm kiêm mối lái mại dâm lãnh án tù
- ·Dự án Masteri West Heights
- ·Đại đô thị Felicia City
- ·Lodgis Hospitality kỳ vọng nâng tầm du lịch nghỉ dưỡng Hồ Tràm
- ·Từ hôm nay, dỡ bỏ toàn bộ quy định về giãn cách trong vận tải hành khách
- ·Hình ảnh bên trong căn nhà rộng nhất thế giới sau 8 năm xây bí mật