【keonha cai5】Bão số 11: Lãnh đạo địa phương trực chiến
Thông tin trên Báo Tiền Phong,ãosốLãnhđạođịaphươngtrựcchiếkeonha cai5ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão & Tìm kiếm Cứu nạn TP Đà Nẵng cho hay, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo các bộ ngành có mặt tại Đà Nẵng, chỉ đạo ứng phó cơn bão số 11.
Dự kiến, chiều cùng ngày, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải làm việc ngành chức năng, kiểm tra hiện trường và chỉ đạo công tác phòng chống bão số 10. Ban chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương - Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương phòng chống bão, dưới sự điều hành trực tiếp của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đặt tại UBND TP Đà Nẵng – địa phương được xác định là trọng điểm ảnh hưởng tâm bão đổ bộ.
Trong sáng 14/10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã vào kiểm tra công tác phòng, chống bão số 11 tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam. Bộ Trưởng NN&PTNT kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 11 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, sau khi họp trực tuyến với các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên.
Cùng ngày, Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho hay, từ chiều 14/10, học sinh các trường học trên địa bàn thành phố bắt đầu nghỉ học, tránh bão. Sở yêu cầu các cơ sở đào tạo, trường học tăng cường công tác phòng tránh bão, gia cố trường lớp, đảm bảo an toàn, đặc biệt vùng dễ bị ảnh hưởng.
Dự kiến, học sinh sẽ tiếp tục nghỉ học cho đến hết ngày 15/10, căn cứ trên diễn biến bão số 11, sở GD&ĐT TP Đà Nẵng có kế hoạch học bù phù hợp.
TrênBáo Tuổi trẻ cho hay, một đoàn khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát cũng đã có mặt tại Thừa Thiên Huế để thị sát tình hình. Trước tình hình nguy cấp, Ban phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn Trung ương đã quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương đóng tại trụ sở UBND TP Đà Nẵng để kịp thời chỉ đạo ứng phó với những tình huống khẩn cấp.
Tại TP Đà Nẵng, địa phương này vừa phát thông báo cho phép học sinh được nghỉ học từ chiều hôm nay (14-10) và cả ngày mai (15-10). UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu tất cả các sở, cơ quan ban ngành, đoàn thể tạm dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo đối phó, khắc phục hậu quả bão số 11.
Các đơn vị chức năng chỉ đạo đưa tàu về neo đậu đúng quy định của thành phố, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế, chuẩn bị phương tiện để thực hiện công tác di dân, thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp. Khi bão “đổ bộ” vào thành phố từ cấp 12 trở lên, Công an thành phố sẽ tạm dừng phương tiện giao thông trên các tuyến đường.
Tại Quảng Nam: đến thời điểm này hầu hết các hồ thủy điện đã tích đầy nước. Sáng nay 14-10, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức họp trực tuyến với 18 huyện, thành phố triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão số 11 có khả năng đổ bộ vào địa bàn tỉnh.
Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, đến 10 giờ sáng ngày 14-10, Quảng Nam còn 88 tàu với 2.605 lao động đang hoạt động trên biển. Bộ đội biên phòng cùng chính quyền địa phương liên tục thông tin cho ngư dân biết để vào bờ và di chuyển phòng tránh bão số 11. Hiện trên địa bàn tỉnh có 32/73 hồ chứa thủy lợi và 3 hồ thủy điện là A Vương, ĐăkMi 4 và Sông Bung 5 đã tích đầy nước. Các địa phương như Núi Thành, Hội An, Thăng Bình… đã triển khai phương án di dời dân và cho học sinh ở các vùng xung yếu nghỉ học.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đã chỉ đạo bằng mọi biện pháp, kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh trú bão, tuyệt đối không cho người ở lại trên thuyền. Công tác này phải thực hiện xong trước 19 giờ ngày hôm nay. Các huyện, thành phố phải tổ chức thông báo tình hình mưa lũ, bão cho nhân dân biết để chủ động phòng tránh, tổ chức chằng chống nhà cửa, trụ sở, công trình công cộng, sơ tán dân ở các vùng trũng thấp, ven sông, ven biển trước 19g.
Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi phải trực 24/24, kiểm tra đề phòng xảy ra sự cố. Các hồ Thủy điện như A Vương, ĐăkMi 4, Sông Bung 5 … phải xả nước xuống dưới cao trình xả lũ.
Sáng cùng ngày, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Duy Xuyên cũng đã chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão 14 xã, thị trấn sơ tán khẩn cấp 1.692 hộ nhân dân có nhà cửa ở vùng thấp trũng, vùng ven sông, suối có nguy cơ bị sạt lở, những hộ có nhà ở tạm bợ với trên 5.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời sẽ hoàn tất lúc 20 giờ tối nay.
Hiện hồ chứa Vĩnh Trinh chỉ còn 0,5 mét nước nữa là qua tràn xả lũ tự do. Các hồ Thạch Bàn và Phú Lộc nước cũng đã qua tràn. Chi nhánh thủy lợi Duy Xuyên đã thường trực 24/24h, chuẩn bị đủ vật tư dự phòng cùng các xã khu Tây, mỗi địa phương bố trí từ 30-50 người để ứng cứu khi có tình huống. Đến nay Huyện Duy Xuyên đã tập kết trên 400 tàu thuyền vào âu thuyền Hồng Triều để tránh trú cơn bão số 11. Chiều nay, tất cả các trường học trên địa bàn cho học sinh nghỉ học.
Trong khi đó để sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 11 có thể đổ bộ vào đất liền, ngay trong buổi sáng ngày 14-10, tại xã biển Tam Thanh, TP.Tam Kỳ (Quảng Nam), các đội xung kích trên địa bàn phối hợp với lực lượng biên phòng đã triển khai phương án giúp dân đưa tàu thuyền tập kết đến nơi an toàn. Dùng đá hộc, lưới sắt gia cố những đoạn đường xung yếu tuyến đường ven biển.
Rút kinh nghiệm từ các trận bão lụt trước, người dân nơi đây đã khẩn trương, tích cực giúp nhau đưa toàn bộ hơn 250 tàu thuyền kéo vượt qua tuyến kè biển, thùng dây thừng cột giằng lại với nhau. Đến 10g sáng cùng ngày số tàu thuyền của xã biển này đã cơ bản tập kết đến nơi an toàn.
Tại Hội An, từ sáng 14-10, hàng trăm người dân và lực lượng dân quân các xã, phường trên địa bàn TP Hội An đã tổ chức ra quân chằng bờ kè dọc đường biển Cửa Đại nhằm phòng tránh gió bão giật mạnh đánh sập bờ kè. Đại tá Lê Ngọc Lưu - Trưởng Công an TP Hội An, cho biết Công an thành phố đã đưa lực lượng xuống hỗ trợ bà con các phường ven biển.
Cũng trong sáng nay, ông Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Ban Phòng chống lụt bão thành phố cho hay toàn bộ 650 tàu thuyền đánh bắt xa bờ đã vào bến neo đậu khu vực rừng dừa Bảy Mẫu an toàn. Ngoài ra, các tàu đánh bắt của ngư dân xã đảo Tân Hiệp cũng đã tập trung về âu thuyền từ chiều tối qua.
Trong khi đó, các khu resort ven biển ở Hội An cũng đang gấp rút phòng chống bão. Hàng trăm nhân viên đã được huy động, tập trung tại khu vực resort của mình để tổ chức công tác phòng chống bão trước khi bão đổ bộ. Hàng nghìn bao tời đã được nhân viên các khu resort: Palm Garden, Cát Vàng, Victoria, Sunrise…dồn cát, chất thành đống sau đó vận chuyển đến khu vực có nguy cơ sạt lở. Dọc những hàng dừa giữ đất phía sau các khu du lịch trên, những bao cát đã được xếp thành hàng che chắn sóng nước.
Đan Lê(tổng hợp từ TT-TP)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Kho chứa 300 bộ máy lạnh nhập lậu từ Campuchia bị phát hiện
- ·Sản lượng điện thương phẩm 2 tháng đầu năm đạt 28,11 tỷ kWh
- ·Thực hiện triệt để việc di dời dân đến nơi an toàn
- ·Trên 300 đoàn viên thanh niên tham gia tọa đàm “Biển đảo Việt Nam trong trái tim tôi”
- ·Thu hồi gần 1 triệu tấn thịt gà vì nhiễm kim loại
- ·Phó Chủ tịch Quốc hội làm việc với các lãnh đạo Thượng viện Italy
- ·Chất vấn nhiều vấn đề "nóng" tại kỳ họp HĐND tỉnh Cà Mau
- ·Hiệp thương cử Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX
- ·Vận chuyển lợn chết đi tiêu thụ, tác hại đáng sợ nếu người dùng mua phải
- ·Nhà Thiếu nhi tỉnh Cà Mau kỷ niệm 20 năm thành lập
- ·Trẻ xuất hiện cơn ngừng thở, tím tái do mẹ dùng xilanh bơm nước muối sinh lý để rửa mũi
- ·Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đảm bảo tay nghề và có việc làm ổn định
- ·Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước
- ·Trao quyết định nghỉ hưu cho 2 cán bộ
- ·Vừa ra mắt đã bị triệu hồi, Ford Puma dính lỗi gì?
- ·Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình chỉ đạo, huyện Đầm Dơi cần đột phá để phát triển toàn diện
- ·Cuộc thi sáng kiến trong cải cách hành chính lần thứ nhất
- ·Gặp Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Australia ca ngợi vai trò của Việt Nam
- ·Xem xét yêu cầu điều tra mặt hàng hóa chất Sorbitol nhập bán phá giá tại Việt Nam
- ·Cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng vướng mắc ở tất cả các giai đoạn