会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch đá c2】Cà Mau “căng mình” đón bão Tembin!

【lịch đá c2】Cà Mau “căng mình” đón bão Tembin

时间:2024-12-23 17:40:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:801次

Báo Cà Mau(CMO) Cách đây chưa lâu, khi vùng áp thấp kép, sau đó là cơn bão số 12 đe doạ ảnh hưởng trực tiếp, Cà Mau đã thực hiện cuộc diễn tập lớn với các phương án ứng phó cụ thể. Những ngày cuối năm 2017, vùng cực Nam lại tiếp tục căng mình để đối phó với cơn bão số 16 - cơn bão Tembin. Cà Mau được dự báo là vùng tâm bão, chịu ảnh hưởng khủng khiếp từ cơn bão muộn mạnh hiếm thấy này.

/uploads/Video/News/2017/12/24/212545VIDEO_DOWNLOAD_1514110799924_1514115760948.mp4

Tàu thuyền vào cửa biển Sông Đốc tránh trú bão.

Dự báo, bão số 16 sẽ đổ bộ vào chiều tối 25 đến sáng 26/12 với cường độ gió từ cấp 10 (có khả năng mạnh hơn), giật cấp 12-13. Đây là cơn bão được dự đoán mạnh hơn cơn bão số 5 Linda cách đây 20 năm đã gieo tang thương trên mảnh đất Cà Mau.

Từ trưa 24/12, phóng viên Báo Cà Mau đã có mặt tại các điểm nóng và ghi nhận:

Tại Ngọc Hiển, buổi chiều có nắng đẹp,thời tiết chưa có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, tuyến đường Hồ Chí Minh, cửa ngõ vào Ngọc Hiển, đoạn qua xã Tân Ân Tây đang trong quá trình sửa chữa, nếu xảy ra tình huống khẩn cấp sẽ gây khó khăn cho công tác ứng cứu. Ông Lý Hoàng Tiến, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Ngọc Hiển khẳng định: “Chúng tôi đang hoàn tất các bước cuối cùng trước khi bão đổ bộ. Tinh thần quán triệt là bảo đảm cao nhất tính mạng, tài sản, hạn chế tối đa thiệt hại của người dân”.

Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Tân Ân Tây đang trong quá trình sửa chữa.

Thống kê mới nhất, trong tổng số 998 phương tiện của huyện thì chỉ còn 2 phương tiện chưa vào bờ với 25 người. Số phương tiện tỉnh khác vào neo đậu tại khu vực Rạch Gốc hiện đã vài trăm chiếc. Tổng số nhà cần chằng chống là gần 6.000 căn, có gần 2.000 căn đã hoàn thành. Di dời gấp khoảng 1.600 hộ. Đến thời điểm hiện tại, xã Tam Giang Tây đã di dời 13 người già và 30 trẻ em. Ban chỉ huy của huyện đã triển khai quyết liệt việc chằng chống, gia cố nhà cửa phải kết thúc trước ngày 24/12, việc di dời người dân phải hoàn thành trong buổi sáng sớm 25/12.

Rất nhiều tàu thuyền đã vào của biển Rạch Gốc neo đậu an toàn.

Ông Huỳnh Thanh Đảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn, cho biết: “Thị trấn đã triển khai ráo riết các phương án đối phó cơn bão số 16 với tâm thế là chắc chắn bão sẽ đổ bộ”. 

Địa phương có 191 tàu thuyền hoạt động thì chỉ còn 2 tàu thuyền đang gấp rút di chuyển vào nơi tránh trú an toàn. Khu neo đậu, tránh trú bão của thị trấn cũng đã tiếp đón hàng ngàn lượt tàu thuyền từ các tỉnh lân cận về tránh bão. Sau đợt “diễn tập” cách đây chưa lâu, ông Đảm nhấn mạnh: “Đợt trước áp thấp không vô nên còn một bộ phận người dân chủ quan. Chúng tôi đang dồn toàn lực để tuyền truyền, hỗ trợ và triển khai nghiêm túc công tác di dời”.

Lực lượng Biên phòng Rạch Gốc tích cực kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.

Đến chiều 24/12, Rạch Gốc thống kê có khoảng 1.000 hộ thuộc diện phải di dời, tránh trú. Thị trấn đã làm công tác khảo sát kỹ lưỡng, đảm bảo nơi tập trung dân di dời phải an toàn, chịu được cường độ gió bão lớn. Hiện lực lượng Ban Chỉ huy thị trấn đã được cắt cử về 10/10 ấp, khóm và làm công tác vận động, tuyên truyền liên tục. 

Ông Trần Hoàng Lạc, Phó chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Ngọc Hiển trực tiếp khảo sát nắm địa bàn thị trấn thông tin: “Phải quán triệt tới từng ấp khóm, phân loại đối tượng cần di dời, phân công người phụ trách hết sức cụ thể”. Ngoài ra công tác hậu cần, chuẩn bị lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu cho người dân cũng phải được đặc biệt quan tâm.

Chợ Rạch Gốc chiều 24/12 vẫn có nhịp sinh hoạt bình thường.

Chiều 24/12, ông Trịnh Văn Lên, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Cà Mau, thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Cà Mau trực tiếp xuống địa bàn thị trấn Rạch Gốc. Ông Trịnh Văn Lên nhấn mạnh: “Không được chủ quan, bởi đây là cơn bão rất mạnh, khả năng ảnh hưởng đến vùng Ngọc Hiển là vô cùng lớn. Trong khi đó hạ tầng cơ sở và các điều kiện dân cư, sinh hoạt lại quá bất lợi”. 

Ông Trịnh Văn Lên cho rằng, nếu không làm quyết liệt, dễ dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và tài sản. Phải kiên quyết làm tốt công tác vận động chằng néo, gia cố nhà cửa, di dời người già, trẻ em, phụ nữ và các hộ ven cửa sông, cửa biển. 

Huyện Đầm Dơi sẽ thực hiện di dời gần 50.000 người dân sống ven biển, ven rừng phòng hộ, ven đê, vùng cửa sông, vùng xung yếu của 3 xã: Tân Tiến, Nguyễn Huân và Tân Thuận nếu xảy ra bão. Đối với những xã khác cũng chủ động phương án đối phó cụ thể.

Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Nguyễn Chí Thuần cho biết, đã chỉ đạo các xã ven biển xác định các cụm tuyến dân cư cần phải di dời và triển khai phương án cụ thể trên từng địa bàn. Phải di dời dân hoàn thành trước 0 giờ ngày 25/12, cũng như yêu cầu các đơn vị tổ chức lực lượng trực ban nghiêm túc 24/24. Gia cố, bồi trúc bờ bao vuông tôm, lộ nông thôn để bảo vệ sản xuất, tài sản của Nhân dân. 

Người dân xã Tân Tiến khẩn trương phòng tránh bão.

Chiều 24/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đến kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại xã Tân Tiến và Nguyễn Huân.
Hiện 2 xã đã chủ động tất cả các phương án để đối phó với bão. Thành viên ban chỉ đạo phòng chống thiên tai của 2 xã đều xuống địa bàn phụ trách để tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức trong việc chằng néo nhà cửa và di dời người dân đến nơi an toàn.

Tại huyện Phú Tân, đến chiều tối, có tất cả 525 phương tiện đánh bắt, trong đó có 142 phương tiện đánh bắt dưới 20 CV, đã vào bờ được 520 chiếc. Tổng số hộ cần phải chằng chống nhà cửa là 5.655 hộ (trong đó có 1.327 hộ nghèo), đã chằng chống được 1.376 hộ. Tính đến thời điểm hiện tại, các phương tiện phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn gồm có 139 chiếc tàu cá ngư dân, 209 xe gắn máy, 4 xe ô tô.

Người dân Phú Tân khẩn trương chằng chống nhà cửa.

Ông Võ Trường Giang, Chủ tịch huyện Phú Tân, cho biết: “Hiện huyện liên tục phát loa tuyên truyền và cử cán bộ đến từng nhà dân để kiểm tra, đôn đốc việc chằng chống nhà của, bao ví ao bờ vuông nuôi tôm để tránh thiệt hại nếu bão đến. Riêng đối những hộ nghèo, huyện hỗ trợ mỗi hộ 150 ngàn đồng mua dây chì và trực tiếp phụ chằng chống nhà cửa”.

Dây chì là mặt hàng đang khan hiếm tại Phú Tân và tăng giá.

Ông Lê Công Quẩn, Phó phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Phú Tân thông tin: “Tính đến hiện tại, các mặt hàng nhu yếu phẩm vẫn bình ổn giá, chưa có dấu hiệu tăng. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nhiều nên hiện dây chì là mặt hàng đang khan, phải mua tận Cà Mau”.

Tại huyện Năm Căn, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Cà Mau do ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh đến chỉ đạo trực tiếp. Chiều nay, triều cường trên sông Cửa Lớn dâng khá cao, đạt đỉnh triều 1,41 m lúc 17 giờ 15 phút. 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi chỉ đạo công tác phòng tránh bão tại Năm Căn.

Huyện Năm Căn có tất cả các căn nhà thuộc diện chằng chống là 3.648. Riêng UBND xã Lâm Hải đã hỗ trợ 13.800 m dây chằng chống cho 276 hộ khó khăn. Toàn huyện đã chằng chống được 462 căn, các xã tiếp tục vận động, hướng dẫn người dân chằng chống các căn nhà còn lại.

Hiện tổng số tàu cá của huyện có 93 chiếc đã neo đậu an toàn. Phương tiện thuỷ gia dụng tham gia khai thác thuỷ sản 314 chiếc cũng đã vào nơi an toàn. Công tác di dời tại chỗ 9.961 người, với 66 điểm tập kết. 

Các lực lượng xung kích tại địa phương tham gia gia cố nhà cửa, công sở.

Ông Lâm Văn Bi chỉ đạo, đây là cơn bão có khả năng đổ bộ vào Cà Mau rất cao nên các lực lượng chức năng của huyện phải chuẩn bị kỹ với quyết tâm cao nhất, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân. 

Huyện U Minh hiện có 755 phương tiện khai thác thủy sản với tổng công suất 80.104CV. Đến 19 giờ ngày 24/12, toàn huyện chỉ còn 21 tàu với 134 ngư phủ đang trên đường vào bờ. Dự kiến đến sáng sớm ngày mai, 100% tàu thuyền khai thác thủy sản vào đến nơi neo đậu an toàn.

Người dân khẩn trương chằng chống nhà cửa.

Theo đó, trên đất liền, bà con đã chằng chống xong 815/1.057 căn nhà thuộc diện phải chằng chống. Ngoài ra, người dân còn quan tâm cắt tỉa cây xanh gần nhà đề phòng đỗ ngã khi có bão xảy ra.

Theo kế hoạch, 5 giờ sáng mai, huyện tổ chức sơ tán 720 hộ với 2.500 nhân khẩu sống ven đê vào nơi tránh trú an toàn. Đồng thời tiếp tục truyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống bão, bảo vệ tài sản.

Huyện cũng chỉ đạo các đồn biên phòng: Khánh Hội, Khánh Tiến hướng dẫn 150 phương tiện khai thác thủy sản ngoài tỉnh với 550 ngư phủ di chuyển vào nơi neo đậu tránh trú. 

Huyện đã kêu gọi toàn bộ 822 phương tiện thủy gia dụng của người dân tham gia khai thác thủy sản vào bờ an toàn.

Ngoài ra, kêu gọi 822 phương tiện thủy gia dụng tham gia khai thác thủy sản ven bờ vào neo đậu tại nhà khu vực trong đê biển Tây. Trong đất liền, hiện huyện đã tuyên truyền vận động bà con chằng chống nhà cửa, rào chắn, bồi dắp đê bao bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản, lúa, cá và hoa màu. 

Đặc biệt, có trên 17 ngàn ha lúa tôm của huyện đang vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch. Nếu đủ điều kiện thì triển khai thu hoạch sớm nhằm giảm thiệt hại do bão gây ra. 

Toàn huyện U Minh còn trên 17 ngàn ha lúa tôm đang chuẩn bị thu hoạch, sẽ bị thiệt hại nặng nề khi bão đến.

Phó chủ tịch UBND huyện, Phó ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện U Minh Ngô Thanh Điền cho biết, huyện đang tích cực hướng dẫn người dân các biện pháp phòng tránh thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, đảm bảo chỉ huy tại chỗ, phương tiện và hậu cần tại chỗ). Trong đó, đặc biệt huyện quan tâm nhất là chuẩn bị phương tiện sơ tán 720 hộ với 2.500 khẩu sống ven đê vào nơi an toàn khi cần thiết. Huy động người, phương tiện ứng cứu kịp nếu sạt lở đê biển Tây nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản. 

Cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là cửa biển lớn nhất tỉnh và khu vực. Vì thế, lượng tàu thuyền vào tránh trú rất đông, các ngành chức năng rất quyết liệt triển khai các biện pháp an toàn. 

Đến chiều nay, hàng ngàn phương tiện đánh bắt thủy sản đã vào cửa Sông Đốc tránh trú.

Tại đây, lực lượng Cảnh sát đường thủy và bộ đội biên phòng buộc tàu neo đậu gần cửa biển vào tránh sâu bên trong; các tàu neo đậu giữ đúng khoảng cách quy định.

UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Công an tỉnh và UBND huyện Trần Văn Thời tháo dỡ những hàng đáy trái phép tại Khóm 10, thị trấn Sông Đốc, tránh làm ảnh hưởng việc tránh trú bão của tàu bè.

Dự kiến, đến sáng 25/12, tất cả tàu thuyền phải vào nơi tránh trú. Những tàu không tuân thủ hiệu lệnh, sau 30 phút sẽ cho phương tiện kéo vào nơi tránh trú và sẽ bị xử phạt sau khi bão qua.

Đồn Biên phòng Sông Đốc đã bố trí nơi ăn, nghỉ tránh bão cho gần 200 người dân và đang đón dân vào tranh trú.

Khi bão đến, tất cả thuyền viên phải vào bờ, không được ở trên phương tiện. Đồng thời, các đơn vị chức năng cũng đến kiểm tra những khóm vùng ven như 6A và 6B, là nơi tập trung nhiều hộ dân nghèo và cận nghèo, có nhiều nhà tôn dựng tạm ven đê, triển khai các biện pháp tránh trú an toàn.

Ông Phạm Hòa Vĩnh, Bí thư Khóm 6A, cho biết, địa phương đã chia làm nhiều tổ mua dây chì, mang đến từng hộ dân để giúp họ gia cố nhà và mái tôn. Toàn thị trấn Sông Đốc có hơn 1.400 hộ cần phải sơ tán.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Sông đốc sẽ trực chiến suốt đêm nay.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Bí thư Huyện ủy Trần Văn Thời cho biết, đêm nay là đêm chính của lễ Noel nên lực lượng chức năng sẽ túc trực suốt đêm để đảm bảo an toàn đêm Giáng sinh. Huyện cũng phối hợp với ban tổ chức tại 3 nhà thờ Thiên Chúa và 8 nhà thờ Tin lành thông báo đến người dân về việc phòng chống thiên tai.

/uploads/Video/News/2017/12/24/215415noel.mp4

Người dân tại thị trấn Sông Đốc đang nô nức đón Giáng sinh.

Tính đến 19 giờ ngày 24/12, các đơn vị đang liên hệ với trên 600 tàu còn đang ngoài khơi khẩn trương vào bờ trú bão. Có 835/2.000 căn nhà đã được người dân chằng néo, gia cố mái; nhiều điểm trú bão đã tiếp nhận trên 700 người già, trẻ em vào trú trú ngụ. Thị trấn Sông Đốc vẫn rất nhộn nhịp với lễ Noel, quán sá tấp nập khách khi mà các ngư phủ vào bờ tránh bão đi chơi lễ.

Khóm 1, thị trấn Sông Đốc có 157 hộ dân với 629 nhân khẩu sống trên đê biển Tây và 32 hộ nằm ngoài đê (thuộc diện di dời khẩn cấp để tránh bão). Tuy nhiên, phần đông người dân vẫn còn chủ quan không chịu vào nơi tập trung tránh bão an toàn. Đến 21 giờ ngày 24/12, chỉ có khoảng 200 nhân khẩu tự di dời và được phương tiện của ấp di dời vào ngay trong đêm. Công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức di dời được địa phương khẩn trương thực hiện.

Nhiều hộ dân thuộc diện di dời khẩn cấp ở Khóm 1 được di dời vào trú ẩn tại Lăng Ông Nam Hải.

Đến 0 giờ ngày 25/12, Cảnh sát khu vực phối hợp với Ban nhân dân Khóm 1 tiếp tục đến từng nhà để rà soát và vận động; tổ chức lực lượng dân phòng dùng loa di động bằng xe gắn máy để tuyền truyền tận các khu dân cư. Qua đó, đã có 521/629 nhân khẩu nhân khẩu di dời vào các điểm trú bão. 

Công an thị trấn Sông Đốc cũng đã tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát ở các khu vực dân cư, tuyến đường trọng điểm để giữ gìn an ninh trật tự. 

Nhóm phóng viên

 

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Giá như em đừng nhận đây là lần đầu tiên
  • PM addresses WEF’s Country Strategic Dialogue on Việt Nam
  • Deputy PM welcomes heads of EP’s International Trade Committee
  • Canada committed to accompanying Việt Nam in its development journey: Minister
  • Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra tiến độ dự án kết nối cao tốc Bến Lức – Long Thành
  • Top legislator works with Bà Rịa
  • Trial opens for 100 defendants in Đắk Lắk terrorist attack case
  • China supports Việt Nam’s development of green economy, people
推荐内容
  • WinMart tung khuyến mại khủng mừng 9 tuổi rực rỡ
  • Deputy PM welcomes heads of EP’s International Trade Committee
  • PM delivers keynote speech at policy dialogue on Việt Nam's global vision
  • First police peacekeeping unit of Việt Nam established
  • Có nên tham gia lớp ôn thi chứng chỉ khai báo hải quan?
  • Việt Nam, Laos vow to raise bilateral trade turnover by 10