【xem tin tức bóng đá】Về một số nhân vật họ Huỳnh ở hai làng ven sông Hương
Làng Nguyệt Biều không chỉ có những nhân vật nổi tiếng mà còn có nhà vườn thơ mộng
Họ Huỳnh vốn là họ Hoàng,ềmộtsốnhânvậthọHuỳnhởhailàngvensôngHươxem tin tức bóng đá dưới thời nhà Nguyễn, do kỵ húy Nguyễn Hoàng, tổ tiên của nhà Nguyễn nên ở miền Trung (từ Huế, Quảng Trị trở vào) và miền Nam Việt Nam, người họ Hoàng đọc chệch họ của mình thành Huỳnh. Đình làng Nguyệt Biều hiện thờ 5 vị Hạ đẳng thần là 5 ngài tổ: Tô Thái Liêu, Huỳnh Minh Hai, Hồ Đại Tướng, Võ Thái Nguyên, Phạm Công Lai. Chưa tìm ra được sự tích các ngài tổ, tuy nhiên có sự trùng hợp lý thú là bốn vị tổ: Huỳnh Minh Hai, Hồ Đại Tướng, Võ Thái Nguyên, Phạm Công Lai trùng tên với bốn họ lớn của làng Nguyệt Biều: Hoàng, Hồ, Võ, Phạm.
Riêng gia phả họ Huỳnh Hữu làng Nguyệt Biều cho biết: Trải qua gần ba trăm năm trước tức là vào khoảng năm vua Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ mười hai năm Bính Thân (1716), Ngài thủy tổ Huỳnh Hữu tộc là Huỳnh Hữu Nghị ra đời và sau đó lập nên họ Huỳnh Hữu ở làng Nguyệt Biều. Ngài thủy tổ sinh năm Bính Thân (1716), mất ngày 17 tháng 10 năm Giáp Dần (1794). Cuộc đời của Ngài trải dài trong cuộc chiến
tranh Trịnh - Nguyễn là thời kỳ phân chia giữa chế độ “Vua Lê chúa Trịnh” ở phía bắc sông Gianh và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam, mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Ngài mất sau vua Quang Trung 2 năm, nhà thờ tại phường Thủy Biều, TP. Huế. Mộ ngài táng tại độn Bàu Hồ. Hàng năm con cháu họ Huỳnh chọn ngày mất của ngài để làm lễ chạp mả và hiệp kỵ: Ngày 17 tháng 10 (âm lịch).
Ngài sinh ba người con trai. Người con trai đầu tên là Huỳnh Công, ra giúp triều đình được vua Lê Hiển Tông, chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát phong thưởng. Người con thứ là Huỳnh Trọng Ngại (đệ nhị lang), sinh năm Giáp Tý (1744), triều chúa Nguyễn Phúc Thuần được phong danh.
Tại làng Long Hồ, phường Hương Hồ, TP. Huế, họ Huỳnh thuộc lớp “á khai canh”, ông tổ là Huỳnh Khâm gốc Nghệ An, vào lập nghiệp khoảng cuối Lê đầu Mạc (nửa đầu thế kỷ XVI). Các thế hệ tiếp theo đều làm nghề nông, mãi đến cuối thế kỷ XVII mới có người tham gia bộ máy chính quyền các chúa Nguyễn. Khi Tây Sơn giải phóng Thuận Hóa (1786), nhiều người ra cộng tác. Trong đó có lương y Huỳnh Đình Túc, làm việc ở lĩnh vực y học. Theo Phả ký, ông còn có tên là Thuyên, sinh năm 1742, là con thứ tư của Huỳnh Đình Diệu (1714-1787). Ông Túc học nghề y từ bé, tính tình trung hậu, tác phong thanh nhã. Ông làm ngự y trải triều Tây Sơn cũng như chúa Nguyễn, bởi khi Gia Long khôi phục Phú Xuân (1801), ông mới 52 tuổi.
Thời gian ông làm việc dưới triều Tây Sơn còn lưu lại hậu thế hai sắc phong, Nguyên bản đã mất trong trận lũ lớn năm 1953, nhưng con cháu thì gia phả đã kịp sao lại. Sắc phong thứ nhất đề ngày 21/11 năm Quang Trung thứ 2 (1790); nội dung “sắc cho Huỳnh Đình Túc làm việc trong Ty Thị nội Điều Hộ,…, hơi giỏi nghề thuốc, làm việc lâu ngày, thường xuyên chịu khó, nên thêm chức Thị nội Y Lâm viện, tước Thuyên Đức nam, điều khiển nhân viên trong huyện làm nhiệm vụ…”.
Sắc phong thứ hai đề ngày 19/6 năm Cảnh Thịnh 1 (1793), nội dung “sắc cho Huỳnh Đình Túc, nguyên làm chức lương y ở Thị nội Y viện…, làm việc lâu ngày, có chút công lao, nên thêm hàm Triều liệt hạ đại phu, chức Bảo hòa lang thự Thái y, tước Thuyên Đức tử, điều khiển bổn thự làm việc…”. Thời Gia Long ông tiếp tục được lưu dung làm ở Thái y thự. Phả ký họ tộc ghi “về già, được vua phê chữ son, cho giữ nguyên tước nghỉ hưu. Người trong họ tôn làm trưởng tộc, đã thọ đến bảy mươi tuổi mà vẫn còn khỏe”. Tên ông được đặt cho ngôi trường trung học cơ sở ở Hương Hồ.
Người anh trai của ông Túc là Huỳnh Đình Chương, nguyên làm văn chức Ty lệnh sử đời chúa Nguyễn, làm cai án ở Thanh Hóa, tước Chức Lượng bá (1787). Người em ông Túc là Huỳnh Đình Giản, được sắc phong Khâm sai cai đội, tước Thiệu Đức hầu năm Gia Long 1 (1802), thăng chưởng cơ; sau mất, được tặng chưởng dinh, thờ ở miếu Trung hưng Công Thần. Một người em khác của ông Túc là Huỳnh Đình Thiệu làm cai đội, tước Thiệu Đức hầu năm Thái Đức 10 (1787). Cháu gọi ông Túc bằng chú là Huỳnh Đình Huấn, năm Cảnh Thịnh 3 (1795), nguyên vệ úy vệ 2 cơ Trung Tượng, được gia phong Anh Liệt tướng quân, chỉ huy phó sứ, Thể Tài bá; đến năm Gia Long 1 (1802), làm ở cơ Trung Tượng quân Thần Sách, được thăng phó đội, Thể Tài hầu…
Họ Huỳnh ở Hương Hồ có thêm ông Huỳnh Đình Nhơn là danh y nổi tiếng. Ông Nhơn sinh ngày 4/1 năm Giáp Thìn (1784), mất ngày 1 tháng 2 năm Bính Thìn (1856). Ông giỏi nghề y, thường khám chữa bệnh cho Nhân dân trong vùng. Đặc biệt, ông Huỳnh Đình Nhơn là người chữa lành bệnh đậu mùa cho hoàng tử Hồng Nhậm (tức vua Tự Đức). Vì vậy sau khi lên ngôi, vua Tự Đức đứng ra làm chủ hôn, gả bà Trương Thị Hiên, con gái của đại thần Trương Đăng Quế cho ông…
Bài: ĐẶNG NGỌC NGUYÊN - Ảnh: HỒ XUÂN THIÊN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lời chúc ngày mới cho một nửa yêu thương
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc giữa tháng 5/2011
- ·“Cãi nhau” vì… giá điện
- ·Ra tòa đòi chồng trả giá… trinh tiết
- ·Giá heo hơi hôm nay 16/8/2023: Tiếp tục giảm, liệu có đảo chiều?
- ·Chuyện cậu học trò nghèo bệnh nặng ở đất thủ khoa
- ·Bằng thật, bằng giả
- ·Khi đàn bà “đòi hỏi”…
- ·Bản lĩnh người làm Báo
- ·Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
- ·Trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân khó khăn, mang Tết ấm đến với người nghèo Xuân Giáp Thìn
- ·Chuyện đứng lên của cô gái bị mìn cướp mất tuổi trẻ
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 9/ 2011
- ·Yêu theo cách của nhà khoa học
- ·Khơi thông thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản
- ·Tỉnh lộ 424 “nóng” vấn đề đổ trộm phế thải xây dựng
- ·DN phải báo cáo thưởng Tết trước 20/12
- ·Giận người yêu nên sinh con một mình…
- ·'Cháy máy' với 5 điểm ngắm hoàng hôn Sài Gòn đẹp năm 2023
- ·'Em cấm anh hôn cháu như thế!”