【ketqua-tructuyen】Đóng góp vào công tác phòng, chống ma túy
“Phòng,Đnggpvocngtcphngchốketqua-tructuyen chống ma túy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” là đề tài nghiên cứu đưa đến cái nhìn tổng quan về công tác phòng, chống ma túy tại tỉnh. Từ đó, thấy được những thách thức và đưa ra định hướng để phòng, chống ma túy hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy cần được đẩy mạnh trong đoàn viên, thanh niên, học sinh và toàn thể người dân. (Ảnh do Ban Chủ nhiệm đề tài cung cấp).
Vấn đề cấp bách cần được giải quyết
Mua bán, sản xuất, vận chuyển và sử dụng trái phép các chất ma túy là một vấn nạn lớn trên toàn thế giới. Ở nước ta, vấn nạn này vẫn đang diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi, dẫn đến những vụ án nghiêm trọng và tạo ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Tại Hậu Giang, giai đoạn từ năm 2014-2019, số người nghiện đã tăng 179,2%, trong đó, số người nghiện ngoài cộng đồng chiếm từ 81% trở lên và số người tái nghiện chiếm đến 97%. 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có tệ nạn ma túy và số vụ bắt giữ tăng 54,25%,…
Trong khi đó, các biện pháp phòng, chống xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ đối với ma túy chưa mang lại hiệu quả cao. Công tác tuyên truyền còn hình thức, chung chung, chưa đi sâu vào từng đối tượng, chưa làm chuyển biến nhận thức của người dân. Công tác quản lý người nghiện giao cho nhiều ngành, nhiều khâu tổng hợp dẫn đến số liệu thống kê vừa bị thiếu, vừa trùng lặp. Vì vậy, khó đánh giá đầy đủ, toàn diện về tình hình người nghiện trên địa bàn. Việc phi hình sự hóa đối với người nghiện dẫn đến việc người nghiện gia tăng nhanh chóng. Các văn bản pháp luật về quản lý người nghiện còn chồng chéo, gây khó khăn trong việc tổ chức cai nghiện,…
Trước thực trạng này, cuối năm 2019, đề tài “Phòng chống ma túy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, do bà Nguyễn Thị Kim Diệu là chủ nhiệm, Công an tỉnh là cơ quan chủ trì được triển khai. Thời gian thực hiện từ tháng 10-2019 đến tháng 3-2022, với tổng kinh phí hơn 494 triệu đồng. Triển khai đề tài, ban chủ nhiệm đã tiến hành đánh giá thực trạng công tác phòng chống ma túy trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm về ma túy. Từ đó, góp phần ngăn chặn, kéo giảm tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh.
Theo PGS.TS. Phan Trung Hiền, Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ: “Thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã điều tra, khảo sát thực tiễn và cung cấp những số liệu của tỉnh Hậu Giang. Nhóm cũng đã đưa ra được những kiến nghị với các sở, ngành trong công tác phòng chống ma túy tại tỉnh. Từ đó, thấy được thực trạng và những khó khăn, thách thức đặt ra cho công tác phòng chống ma túy của tỉnh hiện nay”.
Những việc cần làm cho giai đoạn tới
Trên thực tế, trong thời gian nghiên cứu đề tài, tình hình tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Số người nghiện trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng. Từ 1.307 người nghiện có hồ sơ quản lý năm 2019 đã tăng lên 1.888 người nghiện vào năm 2021, tăng nhanh gấp nhiều lần so với trung bình cả nước. Trong khi đó, số người nghiện cộng đồng luôn chiếm tỷ lệ cao, trung bình lên đến 79,07% trên tổng số người nghiện có hồ sơ quản lý.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng công tác cai nghiện tại tỉnh chưa đạt hiệu quả, số người tái nghiện chiếm đến 96%. Số người nghiện ở nông thôn tăng, đến năm 2021 là 1.081 người, chiếm 57,78% trong tổng số người nghiện. Số người nghiện thất nghiệp năm 2021 là 1.675 người, chiếm đến 88,72%. Độ tuổi nghiện từ đủ 16 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm đến 65,15% (năm 2021) và có 87,18% người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp.
Trên địa bàn tỉnh có 75/75 xã, phường, thị trấn có người nghiện. Nghiện ma túy đã dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Từ năm 2014 đến hết năm 2021, có 197 trường hợp người nghiện phạm pháp hình sự, trong đó trộm cắp chiếm 60%; cố ý gây thương tích, gây rối trật tự nơi công cộng chiếm 30%, còn lại là các vi phạm pháp luật khác.
Lực lượng công an đã phối hợp với các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể các cấp thực hiện các mô hình phòng, chống ma túy như: mô hình “Khu dân cư tự quản về phòng, chống ma túy”; mô hình “Phòng, chống ma túy trong trường học”; mô hình “Gia đình người nghiện, người nghi nghiện + Bạn bè, hàng xóm + Tổ tự quản, Bảo vệ dân phố + Ban ngành, mặt trận, đoàn thể để cùng nhau quản lý, giáo dục, giúp đỡ 1 người nghiện ma túy hoặc 1 người nghi nghiện ma túy” (gọi tắt là Mô hình 4+1),…
Theo bà Nguyễn Thị Kim Diệu, Chủ nhiệm đề tài: “Việc thực hiện các mô hình có hiệu quả cũng đã góp phần vào việc làm giảm người nghiện. Tuy nhiên, mô hình có hiệu quả ít, mô hình không có hiệu quả thì nhiều, lại chậm kiện toàn, rút kinh nghiệm hoặc giải thể để tập trung nhân rộng, phát huy các mô hình có hiệu quả”. Do đó, làm cho công tác phòng, chống ma túy tại tỉnh gặp nhiều hạn chế.
Ban chủ nhiệm đề tài cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị đối với các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể và địa phương, cùng chung tay phòng chống ma túy. Qua đề tài, kỳ vọng công tác phòng, chống ma túy tại tỉnh sẽ hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự của tỉnh.
ĐANG THƯ
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cảnh báo tắm nước mùi già
- ·WB: Giá dầu sẽ ở mức 37 USD/thùng năm 2016 và 48 USD/thùng năm 2017
- ·Chuyển đổi sản xuất lúa gạo thành ngành kinh tế năng động và hiệu quả
- ·Làm việc tại nhà hiệu quả nhờ biết cách thiết kế
- ·Tết Mậu Tuất 2018: Dịch vụ đổi tiền lẻ ‘hét’ giá trên trời
- ·Các ngân hàng Hy Lạp cần 16 tỷ USD để trang trải khủng hoảng tiềm tàng
- ·Nhu cầu thuê chuyên cơ riêng của giới nhà giàu tăng cao sau đại dịch Covid
- ·Apple đạt doanh thu cao nhất trong lịch sử
- ·Những điều thí sinh phải nhớ và phương pháp làm bài thi trắc nghiệm để tránh điểm ‘liệt’
- ·5 siêu xe quyến rũ nhất thế giới năm 2015
- ·Một trường trường THPT tại Hà Nội bất ngờ công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2018
- ·Tết Trung Thu 2021 là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu
- ·Chi hơn 5 tỷ USD nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô
- ·Cơ cấu nguồn vốn trên thị trường bất động sản còn bất hợp lý
- ·GrabTaxi 'lật kèo', hàng loạt tài xế gửi đơn kêu cứu lên Bộ GTVT
- ·Tập trung tháo gỡ khó khăn, bảo đảm nguồn hàng cho xuất khẩu
- ·Apple duy trì vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2015
- ·Vượt qua thách thức mới để tận dụng ưu đãi của các FTA
- ·Vụ cô giáo chửi học viên ‘óc lợn’: Phạt tiền học viên là trái pháp luật
- ·Xuất khẩu dệt may kỳ vọng 45