【soi kèo mu vs wolverhampton】Công tác cải cách hành chính ở Bình Định: Nhiều chuyển biến tích cực
100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến,ôngtáccảicáchhànhchínhởBìnhĐịnhNhiềuchuyểnbiếntíchcựsoi kèo mu vs wolverhampton 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần của tỉnh được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (đạt chỉ tiêu đề ra)...
Đó là kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình hành động số 09 của UBND tỉnh Bình Định đưa ra tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình hành động số 09 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 – 2025 tổ chức mới đây.
Huy động nguồn lực xây dựng "chính quyền điện tử"
Báo cáo của UBND tỉnh cho biết, về xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số: Đã triển khai các ứng dụng dùng chung toàn tỉnh; nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) đã kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử được xác thực điện tử, 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành (không bao gồm nội dung mật) được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.
Về huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa hành chính, xây dựng “chính quyền điện tử” được UBND tỉnh chú trọng triển khai thực hiện Nghị quyết số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục tăng cường triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
Về công tác chuyển đổi số: UBND tỉnh đã tập trung xây dựng và triển khai thực hiện dự án Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng của mô hình chính quyền điện tử tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn tỉnh, trong đó ưu tiên phát triển hạ tầng tại các cơ quan bệnh viện, trường học; đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hệ thống offsite backup cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh (Data Center) và trang thiết bị tại Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh, đảm bảo năng lực triển khai các phần mềm nền tảng, ứng dụng và cơ sở dữ liệu dùng chung toàn tỉnh phục vụ phát triển chính quyền số và đô thị thông minh. Phát triển hệ thống mạng chuyên dùng, kết nối thông suốt từ tỉnh tới xã, đáp ứng việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước.
Đạt tỷ lệ 50% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử, chính phủ điện tử được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên địa bàn tỉnh, gồm: Cơ sở dữ liệu về DN, bảo hiểm xã hội, tài chính.
Tỷ lệ lập hồ sơ công việc được lập xử lý dưới dạng điện tử đạt trên 60% hồ sơ công việc tại cơ quan cấp tỉnh, trên 40% đối với cơ quan chuyên môn cấp huyện và trên 30% đối với UBND cấp xã được tạo lập dưới dạng điện tử (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của UBND cấp tỉnh và 11/11 UBND cấp huyện, 159/159 UBND cấp xã thực hiện họp thông qua Hệ thống này đối với các cuộc họp của UBND. Các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, DN đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu...
Toàn tỉnh hiện đang cung cấp trực tuyến toàn trình đối với 851/1.829 thủ tục hành chính, cung cấp trực tuyến một phần đối với 374/1.829 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến. 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần của tỉnh được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. 100% thủ tục hành chính có thu phí, lệ phí được cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến.
7 giải pháp quyết liệt
Theo đánh giá của UBND tỉnh, công tác cải cách hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện các nội dung cải cách hành chính của các bộ chỉ số: Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số quản trị hành chính công (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh chưa cao, kết quả đạt được chưa thật sự như kỳ vọng....
Để tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình hành động số 09 của Tỉnh ủy đề ra, Ban Chỉ đạo tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện 7 nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.
Một là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới hơn nữa công tác lãnh đạo, thực hiện các giải pháp cụ thể, thiết thực phấn đấu hoàn thành 100% các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cải cách hành chính; xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá trong triển khai thực hiện.
Hai là, tập trung hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách; nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả công tác xây dựng và thực thi pháp luật.
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương ban hành, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thu hút đầu tư...
Ba là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, kiểm soát chặt chẽ quy trình giải quyết thủ tục hành chính để phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đồng thời, thường xuyên rà soát, kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục hành chính không phù hợp; chuẩn hóa các quy trình nội bộ, quy trình điện tử theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; kiểm soát tốt trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đầu mối.
Bốn là, tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước; đẩy mạnh thực hiện phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước. Sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị các cấp theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với thực hiện tinh giản biên chế theo hướng thực chất, đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu công việc được giao.
Năm là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính, có phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ và chính sách cán bộ. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo kết quả công việc; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo...
Sáu là, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính công, kiểm soát chặt chẽ ngân sách nhà nước chi thường xuyên và chi đầu tư công. Triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công và kinh phí do ngân sách nhà nước phân bổ; nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực...
Bảy là, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý đảm bảo kết nối và chia sẻ dữ liệu, thông tin chỉ đạo, điều hành từ UBND tỉnh, đến các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã.
Tiếp tục hoàn thiện các ứng dụng, kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu, nền tảng ứng dụng dùng chung của tỉnh, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tạo thuận lợi việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, tại các địa phương để hướng dẫn, phổ cập kỹ năng số cho người dân trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy chuyển đổi số xuất phát từ người dân, tiếp cận người dân và vì lợi ích của nhân dân.
Nguyễn Hiền
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quyết liệt phòng chống Covid
- ·Chạm tay vào đam mê
- ·Quyết liệt ngăn dịch ở huyện cửa ngõ
- ·Lớp học công nghệ
- ·Vững bước trên con đường Bác đã chọn
- ·Ẩn hoạ từ các cơ sở thu mua phế liệu
- ·Tuyên truyền pháp luật về cư trú và công tác DS
- ·Thực hiện quy hoạch nhà ở, đất ở cho một số đối tượng
- ·Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới
- ·Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng người làm báo cả nước
- ·4 trường của huyện Thới Bình đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1
- ·Bộ trưởng Y tế cam kết xóa bỏ bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030
- ·Chung kết sân chơi “Tìm kiếm tài năng trẻ” tỉnh Bình Phước
- ·Tháo gỡ khó khăn về mã số mã vạch trong xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp
- ·Xe ben gây ô nhiễm bụi
- ·Tăng cường truyền thông phòng chống sốt xuất huyết
- ·Ảnh phê bình: Đùa với "tử thần"
- ·Vụ sửa điểm thi THPT ở Hà Giang: Động hoàn toàn không trong sáng
- ·Top bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp nổi tiếng, chuyên gia khuyên dùng