【la galaxy – san jose】Kỳ vọng thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ
Đây là vấn đề được đông đảo cử tri,ỳvọngthúcđẩypháttriểnthịtrườngmuabánnợla galaxy – san jose đại biểu (ĐB) Quốc hội quan tâm bởi tình hình nợ xấu ở các ngân hàng sau vài năm vẫn chưa được xử lý thực chất, tiếp tục là nút thắt đối với nền kinh tế, đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
Tháo gỡ nhiều “nút thắt” trong xử lý nợ xấu
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã đặt trọng tâm vào việc xử lý những vướng mắc, cản trở lớn phát sinh trong quá trình xử lý nợ xấu trong thời gian qua. Đó là các quy định theo hướng tạo lập một thị trường mua bán nợ, theo đó, cho phép các TCTD, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được bán các khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo (TSĐB) theo giá thị trường, kể cả việc bán với giá thấp hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ.
Đồng thời, VAMC được mua các khoản nợ xấu kể cả nội bảng, ngoại bảng; cho phép VAMC chuyển đổi các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang các khoản nợ xấu được mua theo giá thị trường; cho phép VAMC bán nợ cho mọi tổ chức và cá nhân. Đối với bên mua nợ, dự thảo cho phép bên mua được nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là TSĐB của khoản nợ đã mua, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.
Để đảm bảo quyền chủ nợ, dự thảo quy định các TCTD, VAMC có quyền xử lý TSĐB theo quy định của Bộ Luật dân sự; có thỏa thuận về quyền thu giữ TSĐB trong hợp đồng bảo đảm…
ĐB Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội), Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho rằng một nguyên nhân khiến nợ xấu thời gian qua chậm được xử lý là do chưa có cơ chế cho thị trường mua bán nợ phát triển. Thực tế, hiện nay chỉ có hai đơn vị chủ yếu tham gia mua bán nợ là Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và VAMC, trong đó VAMC chưa có đủ nguồn lực và cơ chế để mua nợ xấu theo giá thị trường mà chủ yếu là mua theo chỉ định, tạm thời nhận nợ cho các ngân hàng thương mại. Còn với DATC, mặc dù đã kinh nghiệm nhiều năm tham gia mua bán nợ nhưng việc đàm phán mua bán nợ của DATC cũng không hề dễ dàng do thiếu nhiều cơ chế pháp lý hỗ trợ.
Do đó, Nghị quyết này là rất cần thiết để giải quyết vấn đề căn bản của thị trường mua bán nợ, bao gồm tăng cường hàng hóa, tăng sự hấp dẫn của hàng hóa, mở rộng đối tượng tham gia mua bán nợ.
Tránh hợp thức hóa các sai phạm trong ngân hàng
Phát biểu tại cuộc họp tổ Quốc hội, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.Hồ Chí Minh) cũng cho rằng nếu không có giải pháp đột phá, nợ xấu càng để lâu sẽ càng kéo dài “bi kịch” của nền kinh tế, đe dọa đến an ninh tài chính tiền tệ quốc gia. Vấn đề mấu chốt ở đây không phải là thu hồi nợ xấu, mà phải là có cơ chế xử lý TSĐB, có nguyên tắc bảo vệ một cách công bằng quyền lợi của người đi vay và cho vay. Đồng thời phải kèm theo những điều khoản ràng buộc để tránh hợp thức hóa những sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.Hồ Chí Minh) băn khoăn tính khả thi của nội dung Nghị quyết không cao do các điều khoản chưa chặt chẽ, rõ ràng, còn những sơ hở dễ dẫn đến làm “bình phong”, để giải quyết những sai phạm của các TCTD. Chẳng hạn, những nội dung quy định về mua bán nợ được cho là chưa đủ để thúc đẩy hình thành thị trường mua bán nợ.
Để tạo sự minh bạch, khả thi và tránh bị lợi dụng, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị phải nêu một số nguyên tắc chủ yếu trong Nghị quyết. Thứ nhất, đây là Nghị quyết xử lý nợ xấu chứ không phải là Nghị quyết xử lý trách nhiệm về nợ xấu, nghĩa là Nghị quyết này cung cấp những giải pháp về pháp lý và kỹ thuật để xử lý nợ xấu, còn trách nhiệm của tổ chức và cá nhân về các khoản nợ đó thì giải quyết và xử lý theo pháp luật hiện hành.
Thứ hai, là không sử dụng ngân sách nhà nước, mà dùng nợ và tài sản của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến các khoản nợ đó để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, ĐB cũng cho rằng, dù không sử dụng ngân sách thì Nhà nước cũng bị tốn kém và thiệt hại nhiều trong việc xử lý nợ xấu vì cả bộ máy phải tham gia.
Nguyên tắc thứ ba là nội dung Nghị quyết không trái với Hiến pháp và pháp luật hiện hành, được quy định những điểm mà pháp luật không quy định hoặc không cấm.
Bên cạnh đó, ĐB đề nghị Quốc hội cần có nghị quyết riêng giao cho Chính phủ, NHNN và các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành song song và khẩn cấp về xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật gây ra nợ xấu.
“Quốc hội phải giám sát việc thi hành Nghị quyết như thế nào. Chính phủ và NHNN cần soạn thảo Đề án chi tiết thực hiện Nghị quyết để các Ủy ban của Quốc hội theo dõi, giám sát và phải quy định về tính giải trình”, ĐB Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Dự kiến, dự thảo Nghị quyết về nợ xấu sau khi thảo luận, lấy ý kiến tại Quốc hội sẽ được biểu quyết đề thông qua ngay tại kỳ họp này và có hiệu lực sớm ngay từ 1/7/2017. |
H.Y
(责任编辑:World Cup)
- ·Mỹ đã tấn công Syria nhiều tên lửa bị hạ gục
- ·Đà Nẵng: Khai mạc hội sách quy mô lớn nhất từ trước đến nay
- ·TPHCM: Mở 25 điểm hỗ trợ quyết toán thuế TNCN
- ·Thiên Ân viết tâm thư cho BTC Miss Grand giữa scandal bị miệt thị ngoại hình
- ·Cảnh báo sạt lở đất khủng khiếp tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc
- ·Hàng nghìn vé máy bay, tour giá rẻ tại hội chợ du lịch VITM 2019
- ·Đội Australia giành quán quân trong Cuộc thi Phát triển ứng dụng APEC 2017
- ·Ngày làm việc đầu tiên của các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC
- ·Cấm uống rượu bia nơi công cộng: Liệu có khả thi?
- ·'Mẹ rơm' tập 4: Khoản đòi thả trôi sông Loan
- ·Để đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn
- ·Thu hồi thuốc viên nén bao phim Clavophynamox 1000 trên địa bàn TP. Hà Nội
- ·Sân khấu Chèo vang lên những bài ca tình đời, tình người sâu sắc
- ·Kiến nghị Trung ương phân cấp mạnh hơn cho TPHCM về quản lý ngân sách
- ·Hà Nội phát triển thanh toán điện tử, thu học phí không dùng tiền mặt
- ·Việt Nam quyết tâm cải tổ cơ chế, chính sách và tăng cường hội nhập
- ·Chứng khoán 20/2: Áp lực chốt lời tiếp tục gia tăng ở nhiều nhóm cổ phiếu
- ·Sẽ xử lý trách nhiệm cá nhân đại diện DNNN chưa niêm yết sau cổ phần hóa
- ·Ai cũng có thể cống hiến, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
- ·Nhóm công tác về hợp tác sở hữu trí tuệ ASEAN họp tại Việt Nam