【keocai】Cầu duyên ở phiên chợ độc đáo, mỗi năm chỉ họp 1 lần
Báo Tiền Phong đưa tin,ầuduyênởphiênchợđộcđáomỗinămchỉhọplầkeocai phiên chợ Gò (thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, Bình Định) họp vào đúng ngày mùng 1 và 2 tết Nguyên đán, từ nhiều đời nay là nơi người ta đến cầu may, cầu duyên. Chợ họp ở bãi đất trống dưới chân núi Trường Úc (thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, Bình Định). Một bên là núi, một bên là sông lại nằm ở gần quốc lộ nên rất dễ tìm.
Ngoài người dân bản địa, du khách các nơi biết đến kéo về đây ngày càng đông. Ngay cả các cụ cao niên trong làng cũng không thể nhớ chính xác chợ ra đời từ năm nào, chỉ biết từ bé đã được ông bà, ba mẹ dắt đi chợ trẩy lộc đầu năm. Tương truyền, thời Tây Sơn, đây là chỗ tập trận của quân đội. Bộ binh đóng đồn trên núi Trường Úc, thủy quân từ đầm Thị Nại vào. Hai bên thủy bộ giáp chiến.
Toàn cảnh khu chợ cầu duyên tại thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, Bình Định. Ảnh: Tuổi Trẻ
Quân từ nhiều nơi hội tụ về nên để thỏa nỗi nhớ xa quê dịp tết, các tướng Tây Sơn tổ chức cuộc vui ngay trên bãi thao trường vào mùng 1 và mùng 2 tết. Khi trời chiều xế bóng, thân nhân ra về còn binh sĩ chuẩn bị canh phòng nghiêm ngặt về đêm. Vì vậy hằng năm các gia đình binh sĩ theo lệ về đây, người dân địa phương mang các đồ “cây nhà lá vườn” bày bán, lâu thành lệ.
Khi quân Tây Sơn tan rã nơi đây thành lễ hội chợ Gò. Đến thời Pháp thuộc, phải hạn chế tụ họp đông người nên có thời gian chợ phải họp vào buổi tối. Có năm trời mưa lớn, ngập lụt nhưng người dân vẫn xắn quần lội nước để đến chợ. Đời này qua đời khác, ký ức nhân lên nhắc nhở thế hệ sau gìn giữ một nét văn hóa truyền thống.
Đi chợ Gò cầu duyên vào mỗi dịp đầu năm, trở thành di sản văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nẫu. Ảnh: Tiền Phong
Năm nay, từ 0 giờ mùng 1 tết, trong cái lạnh như cắt, người dân đã đưa hàng ra chợ. Người thì chở bằng xe đạp, xe máy, nhưng chủ yếu người dân vẫn đến chợ bằng cách truyền thống: những cụ già, chị phụ nữ quảy gánh, bưng thúng đi đến chợ. Chợ đông đúc, nhộn nhịp người mua bán từ sau giao thừa.
Chợ mỗi năm chỉ họp một lần. Người mua bán chủ yếu là lấy lộc đầu năm. Hàng hóa chủ yếu là trầu cau, các loại rau, những sản vật, nông cụ do chính người nông dân làm ra. Muối cũng là mặt hàng đắt khách, bởi “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Điều đặc biệt, phiên chợ tuyệt nhiên ở đây không có cảnh chao chát trả giá vì người bán hay kẻ mua cũng đều mong lấy may.
Cụ Nguyễn Thị Thảo (86 tuổi), người dân thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước hào hứng kể: “Từ lúc 12 tuổi tôi đã theo ba mẹ đi chợ Gò. Lúc đó chợ nhỏ, không có cầu qua bến Trường Úc phải bắc 2 cây để đi đến chợ. Đến giờ đã 86 tuổi, không năm nào tôi không đi chợ. Giờ con cháu bảo lạnh lắm, đừng đi nhưng không đi thì nhớ. Chợ Gò là chợ truyền thống được gìn giữ từ bao đời nay, giờ đã khang trang hơn, nhiều hoạt động hơn và trở thành lễ hội rồi”.
Hàng hóa trong phiên chợ Gò chủ yếu là trầu cau, các loại rau, những sản vật, nông cụ do chính người nông dân làm ra
Bà Lê Thị Châu (91 tuổi) cho biết: “Tui ở cách đây 15 cây số nhưng quen rồi, từ nhỏ giờ năm nào tui cũng đi chợ bán trầu cau. Đi chợ là thói quen nhưng cũng là để bán lấy lộc đầu năm. Chưa bao giờ tui bỏ phiên chợ này”. Phiên chợ nhưng thực chất mang tính lễ hội, ngoài hoạt động mua bán còn có nhiều hoạt động của lễ hội như biểu diễn võ thuật, các trò chơi dân gian, đánh bài chòi, có cả bầu cua tôm cá, đỏ đen,…
Tất cả tạo nên một lễ hội đầu xuân rất nhộn nhịp và đậm đà bản sắc. Người đi chợ không lam lũ như phiên chợ quê mà ăn mặc đẹp, sắc màu sặc sỡ của một ngày lễ hội. Từ người già đến trẻ em, ai cũng ăn diện theo ngày tết để đi chợ, người già mua bán, trẻ con vui chơi, nam thanh nữ tú thì hẹn hò, tìm duyên, theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ.
Hòa Lê (T/h)
Ánh mắt con giáp năm Bính Thân 2016
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hàng không và du lịch – Cái 'bắt tay' nghìn tỷ
- ·Nước và không khí trong phát triển công trình xanh
- ·Xử lý cò đất lộng hành: Phải chặt từ gốc
- ·Phản ánh của anh N.H.D (xã Tân An, TP.TDM): Vụ việc đã được giải quyết
- ·Với 3 mức giá khác nhau, 3 phiên bản Samsung Galaxy S10 khác nhau thế nào
- ·Bất động sản tại Nam Từ Liêm tăng tốc khi đường lớn đi qua
- ·Cơ hội đầu tư đón đầu “Thành phố sân bay” Long Thành
- ·“Lĩnh vực công nghệ sẽ lấp đầy 1/4 diện tích văn phòng tại Đông Nam Á vào năm 2030”
- ·Chuyên gia ‘hiến kế’ doanh nghiệp tận dụng cơ hội bứt phá từ chuyển đổi số
- ·Tập đoàn Bất động sản TLM ra mắt Khu đô thị King Bay tại Hà Nội
- ·Phụ nữ thời 4.0: Cuộc cách mạng của những nhà đầu tư thông thái
- ·Căn hộ quảng cáo hạng sang, mở bán vài năm không hết hàng
- ·Property Insight 5: Xu thế tích cực của kinh tế Việt Nam bất kể thách thức từ thế giới
- ·Phớt lờ cấm họp chợ!
- ·Con trai công nhân Trung Quốc trở thành U40 giàu thứ 2 thế giới như thế nào
- ·Thảo thơm ly trà đá miễn phí!
- ·Quảng Bình: Dự án Đông Nam Lê Lợi hoàn tất thủ tục pháp lý, chuẩn bị giao sổ cho khách hàng
- ·Khổ chồng thêm khổ!
- ·Giá vàng hôm nay ngày 2/9: Liệu vàng có còn đà tăng ‘phi mã’?
- ·Vụ lấn chiếm rạch và song ở phường Tương Bình Hệp, TP.TDM: Cần tập trung xử lý, dứt điểm!