【lich bong da.com.vn】Làm gì cho tương lai phát triển công nghệ và nhân lực của các nước ASEAN?
Đề xuất các nước ASEAN thiết lập gói ưu đãi liên khối cho các nhà đầu tư | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hãy đầu tư vào ASEAN trong đó có Việt Nam | |
Kinh tế số là một trong những động lực tăng trưởng chính |
Phiên thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS). Ảnh: H.Dịu |
Thúc đẩy số hóa
Tiếp tục các phiên thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) tổ chức ngày 13/11, ông Ir. H. Joko Widodo, Tổng thống Indonesia nhấn mạnh, tiềm năng kinh tế số của khu vực ASEAN lên tới 200 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, hiện kinh tế số mới chỉ chiếm 7% trong tổng GDP của ASEAN.
Tuy nhiên, Tổng thống Indonesia cũng chia sẻ, 56% việc làm của các nước ASEAN đang chịu rủi ro từ tự động hoá. Đồng thời, khoảng cách số giữa các quốc gia ASEAN cũng khá lớn, kinh tế số phân bố không đồng đều giữa các quốc gia ASEAN. Hiện chỉ có ba nước tại khu vực ASEAN sở hữu độ phủ internet mức trên 80%.
Do đó, ông Ir. H. Joko Widodo cho rằng, cần đảm bảo cuộc cách mạng số mang tính chất bao trùm. Phải thúc đẩy quá trình này, phát triển hạ tầng số giữa các khu vực từ đô thị đến làng bản xa xôi, chi phí vừa túi tiền, tăng hiểu biết và kỹ năng về kinh tế số, tái bồi dưỡng kỹ năng.
Cũng về vấn đề này, Nghị sĩ Elizabeth Truss, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế, Vương quốc Anh cho rằng, công nghệ đang thay đổi tất cả các nền kinh tế trong đó các nền kinh tế Đông Nam Á cũng như kinh tế Việt Nam theo những cách khác nhau.
Theo Nghị sĩ Elizabeth Truss, sự xuất hiện của công nghệ đã góp phần đem lại số công việc khổng lồ tại ASEAN. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc ứng dụng công nghệ vào trong quá trình vào trong đời sống sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ nhanh chóng phát triển mà còn giúp đảm bảo công việc cho nhân viên.
Về phía doanh nghiệp, CEO của GoJek, ông Kevin Aluwi cho rằng, số hóa sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát triển, cung cấp một lợi thế để thực hiện mọi thứ nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn.
Vì vậy, các chuyên gia và doanh nghiệp tại Hội nghị đều nhận định, các doanh nghiệp đã và đang phải vật lộn để ứng phó tốt hơn với tình hình dịch bệnh. Nhưng đại dịch Covid-19 được coi như một cú hích thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, số hóa sản xuất – kinh doanh phải bước nhanh hơn, thay đổi sớm hơn.
ASEAN thành nơi thu hút nhân tài
Cũng trong phiên thảo luận, các chuyên gia tại Hội nghị đều mong muốn ASEAN trở thành nơi thu hút nhân tài. Nhưng điều này cần sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các thành phần kinh tế tư nhân, các nhà giáo dục…
CEO của GoJek cho biết, doanh nghiệp rất quan trọng vấn đề đào tạo nhân lực, bởi nó ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, theo đó, GoJek liên kết với các định chế tài chính để đảm bảo tương lai.
Vị này cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần áp dụng các hình thức chuyển giao tri thức. Hệ thống giáo dục chính thức cũng có tác dụng, nhưng Chính phủ cũng cần đưa các chuyên gia, các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực.
Đồng tình, ông Sasaki Nobuhiko, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) nhấn mạnh, muốn thế hệ đi sau, muốn các sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường được cải thiện về kỹ năng lao động thì việc thay đổi phương pháp giáo dục là điều quan trọng cần phải làm. Đây không chỉ là vấn đề đơn thuần là giúp sinh viên có được kiến thức mà còn giúp sinh viên nhận thức vấn đề xã hội.
Trong khi đó, bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành, Navigos Search cho hay, nhiều sinh viên mới ra trường đang rất thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng, khiến doanh nghiệp lại mất thêm chi phí để đào tạo nhân lực.
Để khắc phục tình trạng này, bà Mai cho rằng các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia vào giáo dục thì mới có thể tìm ra được những nhân lực phù hợp.
Ngoài ra, vai trò của báo chí và Chính phủ rất quan trọng. Báo chí là cánh tay nối dài của doanh nghiệp, đưa ra thông điệp cho thị trường, cho giới trẻ và những kỹ năng cần có trong tương lai. Chính phủ cần đóng vai trò của nhà điều phối, thu thập thông tin, giúp hệ thống giáo dục, trường học hiểu họ cần thay đổi thế nào, chuẩn bị giáo án giáo trình tương thích ra sao phù hợp với sinh viên và với các bối cảnh mới.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dù Nguyễn Lê Phát
- ·Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
- ·Tạm giữ khẩn cấp đối tượng cướp giật tài sản
- ·Phước Long: Bắt đối tượng vận chuyển pháo lậu
- ·Hà Nội: Dừng hoạt động tất cả quán bar, karaoke từ 0 giờ ngày 1/8 để phòng dịch Covid
- ·Triệt phá nhóm trộm cắp, tiêu thụ xe qua biên giới
- ·Chặn đứng nhóm trộm cắp liên tỉnh
- ·Không hoàn thành công việc và hệ quả pháp lý
- ·Chứng khoán ngày 14/4: Cổ phiếu lớn hồi phục, VN
- ·Hơn 4 năm truy tìm đối tượng trốn cai nghiện bắt buộc
- ·Phát triển BHXH tự nguyện: Đột phá từ mô hình “truyền thông nhóm nhỏ” ở Đồng Tháp
- ·Ngày pháp luật Việt Nam
- ·Lời khai ban đầu của các đối tượng tấn công trụ sở UBND xã tại Đắk Lắk
- ·Linh hoạt chiến thuật xử lý “ma men”
- ·Công nghệ giúp giảm nỗi lo khi đi du lịch trong thời kỳ COVID
- ·Phát hiện ma túy “núp bóng” các gói trà
- ·“Tai, mắt” người dân trong kiểm soát vi phạm giao thông
- ·Tăng cường phòng, chống buôn lậu qua biên giới
- ·Chính phủ ban hành Chương trình hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
- ·Tìm hành khách trên xe ôtô biển số 48B