【thứ hạng của colo colo】Nghiên cứu và giáo dục di sản tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Các em học sinh thích thú khi được tham quan thực tế tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế |
Theo lãnh đạo Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, với chủ đề “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”, ICOM muốn “nhấn mạnh vai trò then chốt của các thiết chế văn hóa trong việc cung cấp một trải nghiệm giáo dục toàn diện. Trong đó, Bảo tàng có vai trò như trung tâm khuyến khích học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo và xây dựng tư duy của khách tham quan. Từ nghệ thuật, lịch sử đến khoa học và công nghệ, bảo tàng là không gian quan trọng, nơi giáo dục và nghiên cứu gặp nhau để hình thành hiểu biết của chúng ta về thế giới”.
Là thành viên của ICOM và là đại sứ tích cực của Ngày Quốc tế bảo tàng, theo định hướng hoạt động của các bảo tàng ở Việt Nam, Bảo tàng Cổ vật Cung đình (BTCV) Huế hiện đang thực hiện các hoạt động thiết thực, như trưng bày, giáo dục di sản văn hóa và truyền thông của đơn vị.
Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng CVCĐ Huế Ngô Văn Minh chia sẻ: đơn vị thường xuyên thực hiện các cuộc trưng bày, triển lãm cố định, lưu động tại bảo tàng ở số 3 Lê Trực và các điểm thuộc quần thể di tích Cố đô Huế cùng các cuộc trưng bày kết hợp tại một số di tích, bảo tàng, sự kiện văn hóa trên cả nước…
2 cổ vật được gắn chip NFC định danh số tại Bảo tàng |
“Chúng tôi đổi mới hoạt động, xây dựng nội dung trưng bày bảo tàng theo xu hướng tiếp cận nghiên cứu liên ngành, đa ngành; xây dựng các sưu tập hiện vật có giá trị; nghiên cứu, bổ sung thông tin cho các sưu tập, hồ sơ phích phiếu - hồ sơ hiện vật. Đặc biệt, tăng cường các hoạt động giáo dục, xây dựng Chương trình “Giáo dục di sản - văn hóa – nghệ thuật” có chất lượng cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh, hướng tới các nhóm khách tham quan chuyên sâu mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu về di sản văn hóa, lịch sử dân tộc… Từ đó, xây dựng cơ sở dữ liệu về các chương trình giáo dục di sản (GDDS) văn hóa cơ bản, dễ thực hiện và chia sẻ với các bảo tàng, trường học khác”, ông Minh cho hay.
Mới đây, cùng hơn 60 học sinh ưu tú và giáo viên của trường tham quan thực tế tìm hiểu về Di sản văn hóa Huế tại Bảo tàng CVCĐ, cô Hoàng Thị Gái, Hiệu trưởng Trường THCS Đức Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) bày tỏ: Cả cô và trò đều rất hứng khởi và thích thú khi được khám phá những thông tin, kiến thức về lịch sử, về triều Nguyễn – triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đặc biệt, “khi lần đầu tiên được tận mắt chiêm ngưỡng “cành vàng lá ngọc”, “ngai hoàng đế triều Nguyễn”… các em rất ngạc nhiên và thích thú. Cũng không khỏi trầm trồ khi được nghe giới thiệu về hai bài thơ “Hồi văn kiêm liên hoàn” của hoàng đế Thiệu Trị”, cô Gái kể.
Hướng dẫn du khách quét mã QR code bằng điện thoại để xem thông tin, câu chuyện lịch sử hấp dẫn về cổ vật |
Thực hiện Chương trình “Giáo dục Di sản - Văn hóa - Nghệ thuật” cho học sinh các cấp, ngoài việc đảm bảo nội dung đúng, phù hợp với đối tượng phục vụ, Bảo tàng luôn chủ động đổi mới một số nội dung hoạt động cho phù hợp. Như việc từng bước hoàn thiện Bộ tài liệu “Giáo dục di sản” để có căn cứ chuẩn hóa nội dung, góp phần đảm bảo hiệu quả tối ưu và thiết thực nhất cho nhiệm vụ GDDS, nhất là GDDS học đường trong thời gian tới.
Ngoài ra, Bảo tàng CVCĐ Huế còn tăng cường công tác chuyển đổi số trong các hoạt động, từ nghiên cứu, sưu tầm đến trưng bày, truyền thông quảng bá. “Chúng tôi nghiên cứu ứng dụng đa dạng các loại hình công nghệ phù hợp với xu hướng phát triển”, ông Minh nói.
Từ năm 2018, đơn vị đã gắn mã QR đối với các bảo vật quốc gia và một số sưu tập, hiện vật tiêu biểu trưng bày tại bảo tàng và di tích Cung An Định. Năm 2020, ứng dụng VN Travel Guide - tham quan thực tế ảo đã được sử dụng hiệu quả dành cho du khách khi đến tham quan, "check in" tại bảo tàng. Mới đây, các chuyên gia của Phygital Labs phối hợp cùng Bảo tàng CVCĐ Huế thực hiện làm mã định danh thí điểm một số cổ vật đang trưng bày tại điện Long An (nơi trưng bày chính của Bảo tàng) thông qua Cổng trải nghiệm vật lý số với việc quét QR code và chip NFC.
“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, biên soạn nội dung; quét/chụp hình ảnh các cổ vật được trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng, hướng đến “bảo tàng số” theo từng chuyên đề, từng thời điểm cụ thể với mục đích giúp du khách có những trải nghiệm tiện ích, thú vị, độc đáo khi đến tham quan tại đây”, ông Ngô Văn Minh thông tin.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Kinh tế tập thể, hợp tác xã không ngừng được củng cố, phát triển
- ·Đừng vội lơ là, chủ quan với Covid
- ·Có được hoàn trả tiền đóng BHYT tự nguyện?
- ·Năng động chuyển đổi phương thức sản xuất
- ·Kỳ họp Quốc hội bất thường: Phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm nhân sự mới
- ·Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân ngay tại hiện trường
- ·Thị trấn Đầm Dơi tập trung chỉnh trang đô thị
- ·25 căn nhà đại đoàn kết tặng hộ nghèo huyện Bù Đốp
- ·Giá vàng thế giới tăng “sốc” hơn 1,6 triệu đồng/lượng
- ·Huyện Trần Văn Thời chủ động thu ngân sách ngay đầu năm
- ·Tăng cường phòng, chống lây nhiễm sởi trong bệnh viện
- ·Chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt
- ·Xã nông thôn mới Hàm Rồng
- ·Sôi nổi phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động
- ·Giá vàng hôm nay 28/9: Giá mua vàng nhẫn cao hơn vàng miếng tới 1,3 triệu/lượng
- ·Năm 2023, đưa điện, Internet đến 100% thôn, bản trên toàn quốc
- ·Ðặc sản mắm lóc Thới Bình
- ·Thông tư 92/2015/TT
- ·Những sự kiện nổi bật của TP.Tân An trong năm 2022
- ·Trái ngọt trên đất mặn