【ket qua giai duc】Tình hình Biển Đông ngày 12/10: Indonesia sẽ sớm phải công khai thái độ với Trung Quốc?
TheìnhhìnhBiểnĐôngngàyIndonesiasẽsớmphảicôngkhaitháiđộvớiTrungQuốket qua giai duco những tin tức mới nhất trên báo chí, giới chuyên gia dự báo Indonesia sẽ phải công khai phản ứng với Trung Quốc. Động lực thúc đẩy là thái độ hiếu chiến trong khẳng định chủ quyền biển Đông của Trung Quốc, đặc biệt là khi bản đồ đường chín đoạn của nước này bao trùm cả quần đảo Natuna thuộc chủ quyền Indonesia.
Nhận định về điều này, nhà nghiên cứu cao cấp P. K. Ghosh thuộc Quỹ Nghiên cứu cho các nhà quan sát (Ấn Độ) ghi nhận gần đây Indonesia đã nhiều lần công khai thể hiện thái độ bất bình với Trung Quốc. Hồi tháng 3, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã tuyên bố yêu cầu Trung Quốc giải thích về bản đồ đường chín đoạn.
Tình hình Biển Đông ngày 12/10: Bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc “liếm vào” quần đảo Natuna của Indonesia. Ảnh minh họa
Trước đó, vào giữa năm 2010, Indonesia từng gửi công hàm đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon phản đối bản đồ đường chín đoạn nhân sự kiện tàu chiến Indonesia bị tàu Trung Quốc chĩa súng đe dọa gần quần đảo Natuna sau khi Indonesia bắt giữ ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép tại đây.
Hiện thời, áp lực đòi chính phủ Indonesia công khai phản ứng với Trung Quốc đang ngày càng gia tăng vì nhiều ý kiến cho rằng nếu Indonesia cứ giữ thái độ bác bỏ có tranh chấp với Trung Quốc thì chẳng khác nào khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là đúng.
Chuyên gia P. K. Ghosh đánh giá, sự kiện Indonesia (quốc gia luôn theo đuổi vai trò trung gian thương lượng giữa ASEAN và Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông) nhập cuộc mạnh mẽ hơn trong vấn đề tranh chấp biển Đông sẽ dẫn đến hệ quả lớn về địa chính trị trong khu vực. Một khi Indonesia trực tiếp đối đầu với Trung Quốc các dự án hợp tác phát triển quốc phòng và nghiên cứu biển giữa hai bên sẽ ngưng lại. Trong đó có dự án hợp tác nghiên cứu và sản xuất tên lửa hàng hải và thành lập cơ quan nghiên cứu đại dương và thời tiết trên quần đảo Natuna.
Đây sẽ là điều bất lợi về chiến lược đối với Trung Quốc khi chính nước này đã biến Indonesia từ một nước làm tốt vai trò trung gian thương lượng và có ảnh hưởng lớn với các nước ASEAN tranh chấp lại trở thành đối thủ tranh chấp trực tiếp.
Tình hình Biển Đông ngày 12/10: Indonesia từng gửi công hàm phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ảnh minh họa
Ngoài ra, tính pháp lý của bản đồ đường chín đoạn và các tuyên bố chủ quyền dựa vào lịch sử của Trung Quốc sẽ suy yếu vì vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Song song theo đó, vai trò gắn kết giữa các nước ASEAN cùng tranh chấp với Trung Quốc sẽ tăng lên. Như vậy áp lực sẽ trở nên lớn hơn với chính quyền Bắc Kinh, gia tăng cơ hội khiến Trung Quốc buộc phải chấp nhận giải quyết tranh chấp bằng con đường pháp lý.
Như vậy, một khi Trung Quốc không ngừng có hành động hiếu chiến trên biển Đông, rủi ro tính toán sai lầm sẽ leo thang. Lúc đó, Indonesia và các nước ASEAN cùng tranh chấp với Trung Quốc sẽ nghiêng hơn nữa về Mỹ và càng ủng hộ sự hiện diện của Washinton trong khu vực nhằm kiềm chế Bắc Kinh.
Tuy nhiên, cũng theo lời chuyên gia P. K. Ghosh, chính phủ mới của Indonesia sẽ phải cân nhắc nhiều về giải pháp nghiêng về Mỹ vì điều này đồng nghĩa với việc Jakarta phải đối phó với rủi ro rơi vào chiến lược ngoại giao cưỡng bức mở rộng của Trung Quốc. Chiến lược này từng được Trung Quốc áp dụng với đối thủ có quan hệ thân thiết với nước lớn như Philippines và Nhật. Trong khi đó, trước tình hình phân tán như hiện nay, Mỹ khó có thể toàn tâm theo dõi tình hình biển Đông và hỗ trợ kịp thời các nước tranh chấp với Trung Quốc.
Tình hình Biển Đông ngày 12/10: Hải quân Indonesia tăng cường khả năng chống tàu ngầm. Ảnh minh họa
Mặc dù giới phân tích vẫn chưa thể nắm rõ thái độ của Indonesia với Trung Quốc trong vấn đề tình hình Biển Đông trong thời gian tới nhưng không ít ý kiến cho rằng Jakarta sẽ sớm có biện pháp cứng rắn với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển đảo Natuna. Lý do là bởi Hải quân Indonesia dự định trang bị loại máy bay trực thăng chống ngầm AS-565 Panther mua từ công ty Airbus Helicopter cho 3 tàu hộ tống lớp Bung Tomo của họ.
Trước đó vào hồi tháng 5/2014, Hải quân Indonesia tuyên bố họ đang đặt mua 16 máy bay trực thăng AS-565 Panther được cấu hình cho tác chiến chống ngầm. Trong đó một số máy bay sẽ được triển khai trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp Sigma 10514.
Quyết định mua trực thăng AS-565 được thực hiện theo đề xuất của công ty sản xuất máy bay nhà nước PT Dirgantara Indonesia (PTDI), trong đó bao gồm cả việc sản xuất theo giấy phép một số máy bay này ở trong nước. Tuy nhiên, các chi tiết về kế hoạch cung cấp vẫn chưa được tiết lộ.
Minh Thùy
(tổng hợp từ Infonet, Pháp Luật TP.HCM)
Tình hình Biển Đông ngày 9/10: Trung Quốc hoàn tất đường băng quân sự trái phép trên Hoàng Sa
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Singapore cảnh báo ba loại thuốc giảm cân làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ
- ·Video hải quân Mỹ diễn tập đánh chặn tên lửa chống hạm siêu thanh
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 2/3: Giá lúa tăng 200 đồng/kg
- ·Vận chuyển ma túy, một phụ nữ Campuchia lĩnh án tù chung thân
- ·14.000 người dùng Gmail đang trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc
- ·Hai máy bay chở nhiên liệu hạt nhân của Nga cất cánh từ Phần Lan
- ·Thí sinh “thở phào” sau hai môn thi ngữ văn và toán
- ·Thủ tướng Phần Lan thông báo từ chức lãnh đạo đảng cầm quyền
- ·Long An bắt giữ 6.500 bao thuốc lá điếu nhập lậu
- ·Chặn đứng xe ô tô vận chuyển hơn 1 tấn chân gà không rõ nguồn gốc
- ·Bài 1: Viên khớp CHAKO “loạn” quảng cáo, lừa người tiêu dùng?
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 5/3/2024: Tỷ giá Yen Nhật, Yen VCB bật tăng trở lại
- ·Giao lưu cùng lưu học sinh Lào nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay
- ·Lạng Sơn: Xử lý nghiêm đối tượng dùng hóa đơn hợp thức hóa hàng lậu
- ·Ăn đậu phụ sống cũng tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc
- ·Hưng Yên: Chặn đứng xe ô tô vận chuyển 7 tấn vải nhập lậu
- ·Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn
- ·Tập huấn nghiệp vụ thanh tra thi kỳ thi tuyển sinh năm học 2024
- ·Tác hại khi lựa chọn phải nem chua không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Công ty tài chính gặp khó với bài toán ‘thu hồi nợ’ mùa giãn cách