【bảng xếp hạng hang nhất anh】VFA kiến nghị một số giải pháp cụ thể về sản xuất và xuất khẩu gạo
Theếnnghịmộtsốgiảiphápcụthểvềsảnxuấtvàxuấtkhẩugạbảng xếp hạng hang nhất anho số liệu tổng hợp, xuất khẩu gạo từ ngày 1-15/8 vừa qua đạt 456.768 tấn, trị giá hơn 155 triệu USD, giảm 19,89% về lượng so với cùng kỳ nhưng tăng 30,81% về giá trị.
Lũy kế xuất khẩu gạo từ đầu năm đến ngày 15/8 vừa qua đạt 5,351 triệu tấn, trị giá 2,883 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 22,12% về số lượng và tăng 34,84% về giá trị. Đây là số liệu được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa báo cáo Văn phòng Chính phủ về tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo và việc triển khai thực hiện các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Duy trì ổn định
Theo báo cáo của VFA, thực hiện các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các địa phương sản xuất lúa gạo triển khai đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến các hội viên thuộc VFA và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Cụ thể, các thương nhân đều chấp hành nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực tận dụng thời cơ, cơ hội thị trường gạo quốc tế đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng ưu thế tại thị trường lớn với mục tiêu thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu mang tính ổn định bền vững. Qua đó, góp phần tăng trưởng kinh tế cả nước nói chung và của ngành sản xuất lúa gạo nói riêng.
Riêng các hội viên VFA, ngoài việc tích cực khai thác thị trường xuất khẩu, tiêu thụ hết lúa hàng hóa cho nông dân với giá hợp lý còn đảm bảo khâu dự trữ lưu thông, sẵn sàng tham gia bình ổn thị trường trong nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.
Về tiến độ sản xuất, tính đến ngày 18/8 vừa qua, theo số liệu của Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, vụ Hè Thu 2023 đã thu hoạch được 926.000ha/1,482 triệu ha diện tích gieo sạ với năng suất bình quân là 59,33 tạ/ha, ước sản lượng đạt 5,495 triệu tấn lúa; vụ Thu Đông 2023 đã gieo sạ 420.000 ha/700.000 ha diện tích kế hoạch, đã thu hoạch được 11.00ha.
VFA cho biết lệnh cấm xuất khẩu gạo ngày 20/7 vừa qua của Ấn Độ, tiếp theo là lệnh dừng xuất khẩu gạo của một số nước khiến nhu cầu cho mặt hàng lương thực thiết yếu này khan hiếm, đẩy giá gạo tăng mạnh so với thời điểm trước đã tác động lớn đến thị trường thương mại gạo thế giới. Việt Nam đã tận dụng cơ hội khai thác thị trường, nâng cao hiệu quả cho nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp một số khó khăn.
Theo VFA, do giá cả biến động tăng quá nhanh dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ nông dân đến thương lái (hàng xáo) đến nhà máy xay xát chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý chờ giá, hợp đồng liên kết bị phá vỡ, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng để thực hiện hợp đồng đã ký.
VFA đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp hội viên cố gắng đảm bảo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết nhằm ổn định, giữ vững thị trường, song song đàm phán với đối tác giãn tiến độ giao hàng để giảm thiểu các thiệt hại do biến động giá. Đối với hợp đồng mới phải đảm bảo có chân hàng trước khi ký; trường hợp chưa có hợp đồng nên hạn chế số lượng mua vào tránh biến động, xáo trộn giá trong nước.
Chế độ báo cáo của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, VFA cho biết Hiện tại, có trên 200 thương nhân được Bộ Công Thương cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Mặc dù đã có quy định cụ thể nhưng đa số các thương nhân chưa thực hiện đúng chế độ báo cáo, đặc biệt là tình hình ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và hàng tồn kho ở từng thời điểm.
Việc này ảnh hưởng đến công tác tổng hợp, không kịp thời có số liệu báo cáo phục vụ điều hành vĩ mô do thiếu dữ liệu thông tin. Mặt khác, vốn tín dụng hiện là vấn đề đang được thương nhân quan tâm nhất hiện nay khi hầu hết đều đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn lưu động. Trong khi đó, thị trường thương mại lúa gạo những năm gần đây nhiều biến động, hạn mức tín dụng thấp làm tiến độ thu mua của thương nhân bị ảnh hưởng, thiếu hẳn nguồn vốn mua lúa gạo dự trữ gối đầu làm giảm hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh.
Gỡ khó khăn về tín dụng, sản xuất
Theo VFA, tình hình sản xuất và thị trường thương mại gạo thế giới trong thời gian tới dự báo chứa đựng nhiều biến động, rủi ro do chính sách xuất nhập khẩu gạo của một số nước, diễn biến bất thường của khí hậu thời tiết và vấn đề an ninh lương thực quốc gia được đưa lên hàng đầu. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam chấp hành nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trước bối cảnh trên, VFA kiến nghị một số giải pháp cụ thể về cơ chế chính sách, tín dụng tài chính và hoạt động sản xuất. Cụ thể, về cơ chế chính sách, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị bổ sung quy định cụ thể cơ chế báo cáo và phân công một cơ quan quản lý về tình hình ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo và hàng hóa lúa gạo tồn kho của thương nhân có đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Cùng đó, VFA đề nghị bổ sung cơ chế quy định giá sàn xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo hiệu quả cho nông dân sản xuất lúa, đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa thương nhân xuất khẩu gạo, đặc biệt giữa thương nhân đã đầu tư cơ sở sản xuất theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP và thương nhân thuê kho theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
Về tài chính, tín dụng, VFA kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét có cơ chế hỗ trợ về vốn cho thương nhân nhằm tăng cường nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thu mua lúa gạo, đảm bảo nguồn tồn kho dự trữ lưu thông.
Liên quan đến hoạt động sản xuất, VFA đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có cơ chế quản lý chặt chẽ với vật tư nông nghiệp đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp để góp phần đảm bảo chất lượng lúa gạo đầu ra đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng thành công thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thương mại gạo thế giới, qua đó góp phần thực hiện được mục tiêu “nền nông nghiệp xanh và phát triển bền vững”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·8 thói quen chi tiêu gây lãng phí tiền bạc
- ·Thời tiết đêm 26/11: Khu vực miền Trung sắp đón đợt lũ mới
- ·Vĩnh Phúc: Nhanh chóng tiếp nhận thông tin, quyết liệt đấu tranh chống gian lận thương mại
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Mobifone tri ân khách hàng
- ·Lại tạm dừng lưu thông qua cầu Ngòi Thủ trên cao tốc Nội Bài
- ·Phần mềm diệt virus cho ĐTDĐ “made in Việt Nam” đầu tiên
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- ·Có 41/92 công ty chứng khoán kinh doanh thua lỗ
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Hầu hết các DN cổ phần “ăn nên làm ra”
- ·Tôn vinh và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
- ·Tái diễn khai thác vàng trái phép ở Phú Riềng, Bình Phước
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Quảng Ninh: Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XIII thông qua 29 Nghị quyết quan trọng
- ·ADB tài trợ 78 triệu USD cải thiện chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam
- ·Cơ hội mua sắm đặc sản ở "Tuần lễ đặc sản Yên Bái tại Hà Nội"
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Thương vợ hai của chồng