【cá cược đá banh】Tuyển sinh Đại học 2025: Tiếp tục đổi mới để tạo thuận lợi cho thí sinh
Thưa Vụ trưởng, những đổi mới nào được đưa ra trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, dự kiến có hiệu lực từ năm 2025?
Dự thảo Thông tư sửa đổi tập trung vào hai điểm quan trọng đã được trao đổi và thống nhất tại Hội nghị giáo dục đại học tháng 8/2024.
Thứ nhất, khắc phục những bất cập khi cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp môn xét tuyển đối với cùng một chương trình, ngành đào tạo. Trong đó có việc một số cơ sở đào tạo dành quá nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển sớm, hay việc quy định điểm cộng quá lớn cho các chứng chỉ ngoại ngữ.
Thứ hai, đáp ứng yêu cầu của những đổi mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tạo tác động tích cực tới việc dạy và học ở cấp trung học phổ thông. Những nội dung sửa đổi, bổ sung khác chủ yếu mang tính kỹ thuật, tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức đăng ký và xét tuyển.
Có hai cách để tiến hành xét tuyển chương trình, ngành hoặc nhóm ngành đào tạo sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp môn xét tuyển: Cách thứ nhất là phân bổ chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển, thậm chí cho từng tổ hợp môn xét tuyển, từ đó áp dụng các tiêu chí xét tuyển để tính điểm xét của thí sinh và xác định điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp cho tới hết chỉ tiêu của từng phương thức, tổ hợp môn xét tuyển; Cách thứ hai là quy đổi tương đương điểm xét của các phương thức, tổ hợp môn xét tuyển về một thang điểm chung, thống nhất đối với mỗi chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. Trên cơ sở đó xác định điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.
Trong những năm vừa qua, hầu hết cơ sở đào tạo lựa chọn cách thứ nhất, chủ yếu vì muốn thực hiện xét tuyển sớm để chủ động hoàn thành kế hoạch tuyển sinh. Tuy nhiên, vấn đề là khó có cơ sở khoa học hay thực tiễn cho việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức hay tổ hợp xét tuyển của một ngành đào tạo, dẫn tới xuất hiện những vấn đề như chênh lệch điểm trúng tuyển một cách bất hợp lý giữa các phương thức, tổ hợp môn xét tuyển.
Do vậy, dự thảo sửa đổi quy chế lần này quy định cơ bản thống nhất áp dụng cách thứ hai, trừ trường hợp xét tuyển thẳng, xét tuyển sớm các thí sinh có năng lực, thành tích vượt trội.
Một nội dung cũng đáng chú ý trong dự thảo quy định về yêu cầu trong cách thức quy đổi tương đương điểm xét, đó là phải bảo đảm cơ hội cho mọi thí sinh có thể đạt mức điểm tối đa của thang điểm chung, đồng thời không có thí sinh nào có điểm xét vượt mức điểm tối đa này.
Nội dung này được xây dựng từ kinh nghiệm điều chỉnh quy định điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng trong quy chế tuyển sinh năm 2022. Theo đó, các cơ sở đào tạo sẽ phải nghiên cứu để quy định lại việc cộng điểm các chứng chỉ ngoại ngữ và các điểm cộng ưu tiên khác. Qua đó hạn chế việc lạm dụng gây bất công bằng giữa các thí sinh có điều kiện đầu tư cho học tập khác nhau.
Việc kết quả xét tuyển của các phương thức, tổ hợp đều quy về một thang điểm, thì công tác tuyển sinh của các trường thay đổi thế nào? Đồng thời, cơ sở nào để Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra quy định này, khi mức độ của các kỳ thi như tốt nghiệp THPT, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy là khác nhau, thưa Vụ trưởng?
Tác động lớn nhất của quy định mới này là việc xét tuyển sớm của các trường sẽ tự động bị hạn chế. Do vậy, dự thảo Thông tư sửa đổi đã hướng dẫn xác định chỉ tiêu xét tuyển sớm phải bảo đảm điểm trúng tuyển (quy đổi tương đương) của các phương thức xét tuyển sớm không được thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.
Khi đó, tất cả thí sinh dự tuyển vào một ngành đào tạo sẽ được xét tuyển một cách công bằng dựa trên một thang điểm chung và một điểm chuẩn trúng tuyển chung, cơ hội trúng tuyển của những thí sinh có năng lực thực sự sẽ tăng lên và chất lượng đầu vào của các trường cũng tăng theo. Các trường vẫn có cơ hội xét tuyển sớm để chủ động cạnh tranh tuyển được những thí sinh giỏi nhất, đồng thời các em có năng lực tốt nhất cũng vẫn có cơ hội trúng tuyển sớm để chủ động quyết định lựa chọn con đường học tập phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, khi việc xét tuyển sớm bị hạn chế, một số vấn đề bất cập khác cũng sẽ được khắc phục, như việc các trường phải dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho công việc xét tuyển sớm (mà lợi ích mang lại thực sự chỉ là tâm lý chủ động và yên tâm hơn khi có những kết quả sớm), hay việc nhiều học sinh lớp 12 lơ là học tập khi đã biết kết quả trúng tuyển (không chỉ ảnh hưởng tới kết quả học tập bản thân mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới việc dạy và học trong lớp, trong trường).
Trước hết, vấn đề đặt ra là dựa trên căn cứ nào các cơ sở đào tạo đưa ra các phương thức hay tổ hợp xét tuyển khác nhau cho một chương trình đào tạo, hay một ngành đào tạo, khi mà yêu cầu đầu vào về nguyên tắc phải như nhau? Chắc chắn phải xuất phát từ việc các phương thức, tổ hợp xét tuyển này đều có các tiêu chí đánh giá phù hợp để đánh giá được năng lực học tập của thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Như vậy, các tiêu chí đánh giá của các phương thức, tổ hợp xét tuyển cho cùng một chương trình, ngành đào tạo phải đối sánh được với nhau.
Việc quy điểm xét tuyển về cùng một thang điểm là để đảm bảo các trường chọn được những phương thức xét tuyển phù hợp nhất với ngành/chương trình đào tạo mà nhà trường đang tuyển sinh, đồng thời so sánh được các thí sinh với nhau để chọn được các thí sinh phù hợp nhất vào học (cho dù có sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ hay kết quả của các kỳ thi độc lập, chứng chỉ quốc tế).
Nếu các trường không đảm bảo việc đối sánh, so sánh được như vậy, thì căn cứ nào để đưa ra các phương thức xét tuyển khác nhau?
Thực tế trong thời gian qua việc xét tuyển dựa trên chỉ tiêu của từng phương thức mà không dựa trên đối sánh, quy đổi tương đương đã gây mất công bằng giữa các thí sinh. Do đó, các quy định sửa đổi là để làm tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh, phải nghiên cứu thấu đáo để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp xét tuyển, giữa các phương thức xét tuyển mà không có căn cứ giải thích.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra các quy định như trên để thực hiện một nguyên tắc cơ bản trong giáo dục, đó là công bằng, qua đó sẽ nâng cao chất lượng tuyển sinh và chất lượng đào tạo, chứ hoàn toàn không tạo ra rào cản nào hay có mục đích buộc các trường phải sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức
- ·Mang tết đến với mọi người, mọi nhà
- ·100% km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn
- ·230 cán bộ chữ thập đỏ được tập huấn nghiệp vụ công tác
- ·Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội năm 2018
- ·Bình Chuẩn: Nỗ lực xây dựng đô thị văn minh
- ·Thủ tướng: Nhận diện thời cơ, thách thức của công nghiệp văn hóa Việt Nam
- ·“Dân vận khéo” lan tỏa sâu rộng
- ·EVFTA tạo động lực giúp doanh nghiệp từng bước chuẩn hóa quy trình sản xuất
- ·Phường Bình An: 100% hồ sơ được giải quyết đúng hẹn
- ·Thủ tướng: Doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo của ngành công thương
- ·Người cựu chiến binh mẫu mực
- ·Xã Thanh Tuyền: Chăm lo tốt gia đình chính sách
- ·Xã Cây Trường II: Nâng chất các tiêu chí nông thôn mới
- ·PGS. TS Phạm Thế Anh: Cần bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước
- ·Phú Riềng: 21/23 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch
- ·Lập lại trật tự đô thị tại các “điểm nóng” về buôn bán tự phát
- ·Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
- ·Tiêu chuẩn ISO 9001: Công cụ hữu hiệu xây dựng nền hành chính hiện đại
- ·42 đoàn khách đến với các địa chỉ đỏ