【bd y hom nay】Bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Dự phiên bế mạc có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Thường trực Ban Bí thư,ếmạcKỳhọpthứQuốchộbd y hom nay Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Đỗ Văn Chiến; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương và địa phương.
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên bế mạc
Tại kỳ họp này, Quốc hội thông qua 7 dự án luật và 9 nghị quyết. 2 dự án luật ban đầu dự kiến thông qua nhưng sau khi thảo luận, Quốc hội quyết định tiếp tục nghiên cứu và xem xét thông qua tại kỳ họp gần nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Quốc hội cũng đã cho ý kiến 8 luật, gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước tại phiên họp
Về công tác giám sát, Quốc hội dành 2,5 ngày tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.
Kỳ họp này, Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến về các nội dung liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; lộ trình cải cách tiền lương từ ngày 1-7-2024, đồng thời lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại kỳ họp, Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất, từ năm 2023 và đầu nhiệm kỳ đến nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn so với dự báo, nhưng nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sát sao, kịp thời của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, đồng hành, giám sát linh hoạt, chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội; sự quản lý, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, các địa phương; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp, đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.
Tăng trưởng kinh tế dần được phục hồi theo hướng ngày một tích cực hơn, dự báo cả năm GDP tăng trên 5% và hoàn thành ít nhất 10/15 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm, phát triển. Công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại diễn ra liên tục, sôi động và là điểm sáng nổi bật của năm 2023. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đối tác chiến lược với tất cả các nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các nước G20. Uy tín Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. |
Dự báo thời gian tới, kinh tế thế giới nói riêng và tình hình quốc tế nói chung có thể còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn, thách thức mới. Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; vừa chú trọng giải quyết các khó khăn, tháo gỡ các vướng mắc trước mắt vừa phải bám sát các mục tiêu, yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế, trên cơ sở thúc đẩy các đột phát chiến lược. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch quốc gia, vùng, ngành, tỉnh, gắn với nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các dự án, công trình trọng điểm quốc gia. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, an sinh xã hội, sớm xây dựng, trình Quốc hội xem xét, quyết định Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam; triển khai đồng bộ cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1-7-2024.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thời gian tới, tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, khắc phục có kết quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, siết chặt kỷ luật hành chính, kỷ cương công chức, công vụ; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm.
Về công tác lập pháp, các đại biểu Quốc hội đã phân tích, thảo luận kỹ lưỡng các vấn đề lớn, quan trọng, nhất là các chính sách mới được đề xuất, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc để các cơ quan nghiên cứu tiếp thu, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các nghị quyết của Trung ương; quán triệt nguyên tắc: Những vấn đề thực tiễn đòi hỏi đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng, có sự thống nhất cao thì kiên quyết thực hiện; những vấn đề chưa rõ, còn có nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng, nhiều kiến nghị, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả, chất lượng các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới. Quốc hội đồng ý để Chính phủ khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất dự thảo nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù và việc phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các chương trình. |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ |
Quốc hội đã dành 2,5 ngày tiến hành chất vấn Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 với 21 lĩnh vực thuộc 4 nhóm nội dung: kinh tế tổng hợp; kinh tế ngành; nội chính, tư pháp; văn hóa, xã hội. Qua chất vấn cho thấy, về cơ bản, các nghị quyết của Quốc hội đã được các cơ quan triển khai nghiêm túc, có trách nhiệm, tạo được chuyển biến tích cực và đạt được kết quả cụ thể ở hầu hết các lĩnh vực, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chất vấn, trong đó xác định rõ địa chỉ, phạm vi thời gian và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện quyết liệt, có hiệu quả những vấn đề đã cam kết trước Quốc hội và cử tri cả nước, vừa kịp thời khắc phục hiệu quả các hạn chế, yếu kém, vừa phải tạo được chuyển biến thực chất, căn cơ và lâu dài trong từng lĩnh vực được chất vấn.
Kỳ họp này, các vị đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều ý kiến, kiến nghị đến Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm toán nhà nước nhằm góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, qua đó ngày càng củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn. Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao sự quyết tâm, nỗ lực, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trương ương MTTQ VN, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng những nội dung của kỳ họp. Nhờ vậy, mặc dù có những điều chỉnh về chương trình, bổ sung nội dung nhưng vẫn bảo đảm sự thông suốt, linh hoạt, hiệu quả trong điều hành và thực hiện thành công chương trình kỳ họp với sự đồng thuận, thống nhất cao. |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ |
Trong thời gian giữa 2 đợt của kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên họp để cho ý kiến tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng, thấu đáo ý kiến của đại biểu Quốc hội về các dự án luật, dự thảo nghị quyết, nhất là các vấn đề lớn, các nội dung còn có ý kiến khác nhau, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua. Đại diện HĐND của 63 tỉnh, thành phố cũng đã tham gia dự thính để theo dõi trực tiếp một số phiên họp toàn thể của Quốc hội.
Từ thành công và kết quả tốt đẹp của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cùng nhiều kết quả quan trọng đã đạt được sau nửa nhiệm kỳ, chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, đồng lòng, nỗ lực và tâm huyết của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhất định chúng ta sẽ vượt qua các khó khăn, thách thức, nắm bắt được thời cơ, hoàn thành cao nhất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, 2024 và cả giai đoạn 2021-2025, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ |
Để các luật, nghị quyết của Quốc hội sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức quán triệt, triển khai các luật, nghị quyết đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Các vị đại biểu Quốc hội sớm báo cáo cử tri cả nước kết quả kỳ họp, thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ, lắng nghe, phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri, nhất là những vấn đề cấp bách nảy sinh trong thực tiễn đòi hỏi phải có quyết sách kịp thời, phù hợp; tích cực giám sát việc tổ chức, thi hành Hiến pháp và pháp luật, việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Các cấp, các ngành nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, gia đình chính sách, người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn; chuẩn bị chu đáo các điều kiện phục vụ nhân dân đón mừng năm mới 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui Xuân, đón Tết đầm ấm.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Bắc Kạn: Thu giữ gần 1.000 lít rượu thủ công không dán tem thuế
- ·Giới chính khách đòi Johnson rời nhiệm sở, Ai
- ·Nâng chất lượng giáo dục bằng nhiều chuyên đề, giải pháp
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Hơn 1.000 sinh viên Trường ĐH Y dược được công nhận tốt nghiệp
- ·Không cần thiết phải cho con học chữ trước khi vào lớp 1
- ·Giá mít Thái hôm nay ngày 6/11/2023: Thị trường có gì mới?
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Sáu giải pháp để 'lấy lại lòng tin' vào kỳ thi THPT Quốc gia
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·Vàng trong nước chỉ giảm nhẹ, chênh lệch giá lại tăng vọt
- ·Giá vàng bật tăng trước quyết định bất ngờ của FED
- ·Trường ĐH Kinh tế đón tiếp tân sinh viên nhập học
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Lúng túng khi chọn sách tiếng Anh cho con
- ·Hỗ trợ giáo dục tài chính học đường thông qua kinh doanh ngoại hối
- ·Tỷ giá Won Hàn Quốc hôm nay 5/11/2023: Giá won VCB giảm, chợ đen tăng giá
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Trường ĐH Nông lâm công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển học bạ