【bongdane】Không đi vay mà bị công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì?
Cho vay tiêu dùng hiện là hình thức phổ biến hiện nay. Thông thường,ôngđivaymàbịcôngtytàichínhkhủngbốđiệnthoạiđòinợthìphảilàmgìbongdane quy trình vay khá đơn giản, người đi vay không cần tài sản đảm bảo mà chỉ cung cấp một số thông tin như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu, thông tin liên lạc của người thân, bạn bè, đồng nghiệp... là đã có thể vay được tiền.
Nếu bên đi vay trả nợ đúng hạn thì sẽ không bị công ty tài chính nhắc nhở. Nếu người vay quên hoặc cố tình không thanh toán tiền vay thì người thân, bạn bè, đồng nghiệp,... của người vay sẽ bị “khủng bố” bằng điện thoại, tin nhắn,... với giọng điệu từ nhỏ nhẹ đề nghị nhắc nhở người vay trả nợ đến đe dọa, khủng bố, bêu xấu trên các trang mạng xã hội… Thậm chí có người khi nhận được điện thoại còn không biết là mình quen người vay tiền bởi lẽ số điện thoại của họ được thêm vào một cách ngẫu nhiên để hợp thức hóa hồ sơ vay, trong khi thực tế không có mối quan hệ nào.
Việc các công ty tài chính thường xuyên "nã" điện thoại đòi nợ gây nhiều phiền hà, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và thậm chí gây hoang mang, bởi những lời lẽ uy hiếp, đe dọa, khủng bố và xúc phạm của các đối tượng đòi nợ.
Vậy theo quy định, các công ty tài chính có được phép khủng bố tin nhắn, điện thoại liên tục để đòi nợ?
Quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của các công ty tài chính, tại điểm đ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ:
- Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật.
- Không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày.
- Hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ.
- Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc công ty tài chính khủng bố tin nhắn, gọi điện liên tục những người không có nghĩa vụ trả nợ như người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người vay là trái pháp luật. Đồng thời, việc gọi điện thoại quá nhiều lần một ngày để đe dọa, cũng như thúc ép những người quen biết với bên vay phải trả nợ là bất hợp pháp.
Nếu không vay mà bị công ty tài chính gọi điện đòi nợ thì phải làm gì?
1. Giải thích ngắn gọn về việc không quen hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập và hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ để nắm thông tin (Nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng).
2. Tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin gì cho các đối tượng này, không nên đôi co, giải thích hay năn nỉ vì không giải quyết được vấn đề gì cả.
3. Có yêu cầu bằng văn bản gửi tới công ty tài chính đã quấy rối, gọi điện giục nợ để khiếu nại về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ.
4. Gửi đơn tố cáo tới cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn Tỉnh để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính hoặc gửi đơn tố cáo lên cơ quan Công an, nếu công ty tài chính tiếp có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để quấy rối, đe dọa tinh thần,...
5. Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền để giảm phiền hà. Đối với các trang Facebook cá nhân có thể khóa các bình luận của người lạ.
Các hình thức vay tiêu dùng, vay qua app đang rất phổ biến nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề |
Công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ sẽ bị xử lý ra sao?
Theo khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; công ty tài chính có thể bị phạt hành chính 10-20 triệu đồng nếu vi phạm quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ như đe dọa, quấy rối; hoặc thúc giục người quen của bên vay trả nợ thay hoặc vi phạm trong việc:
– Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác; mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.
– Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số; nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác
Pháp luật không cho phép các công ty tài chính khủng bố, đe dọa để đòi nợ; nhưng trên thực tế, hàng loạt những vụ việc liên quan đến quấy rối, đe dọa bằng hình thức nhắn tin, gọi điện vẫn thường xuyên xảy ra.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Nữ sinh vay tín dụng đen 10 triệu đồng đóng học, sau gần 1 năm nợ 300 triệu đồng
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM (HUFI) - nơi nữ sinh này theo học, đã phát đi cảnh báo tới toàn bộ sinh viên trong trường về tình trạng vay "tín dụng đen".
(责任编辑:World Cup)
- ·BHXH Việt Nam sẵn sàng cho công tác cấp thẻ BHYT mẫu mới từ ngày 01/4/2021
- ·Quảng Ninh: Thay đổi phương thức kiểm tra phế liệu nhập khẩu
- ·Thương lái đến tận vườn thu mua gấc
- ·Ba giải pháp lớn cung cấp điện năm 2014
- ·Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn Hiệp định EVFTA
- ·Quảng Ngãi muốn lập đặc khu kinh tế Dung Quất
- ·Kiến nghị hành khách chưa tiêm vắc xin được đi máy bay
- ·BQL Khu kinh tế Nhơn Hội: Bộ Tài chính nói chưa đúng về thuế
- ·Tân Hưng xuống giống 100ha lúa mùa nổi
- ·Khánh thành trạm biến áp 220kV Lao Bảo, đường dây 220kV Đông Hà
- ·Khẩn trương ứng phó với bão số 6 gây lũ chồng lũ tại miền Trung
- ·PJICO 6 năm liên tiếp lọt bảng xếp hạng công ty bảo hiểm uy tín
- ·Thông cáo báo chí số 16, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- ·Khẩn trương hoàn thiện đề án thống nhất đầu mối kiểm tra chất lượng hàng hóa
- ·Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021
- ·Quảng Trị: Quản chặt thủy điện
- ·Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING
- ·Công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội
- ·Bộ Y tế ghi nhận thêm 3 ca nhiễm Covid
- ·Ngân hàng chật vật rao bán nợ