【các trận đấu tối nay】Ngân hàng chật vật rao bán nợ
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa ra thông báo bán lần thứ 9 bán đấu giá tài sản Công ty CP Kiến trúc và xây dựng Archplus lần 9. Đây là khoản nợ liên quan tới ông Trương Việt Bình,ânhàngchậtvậtraobánnợcác trận đấu tối nay được biết đến là người sáng lập thương hiệu thời trang NEM.
Số dư của khoản nợ tính đến 15/4 năm nay là 498 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 257 tỷ và nợ lãi gần 174 tỷ đồng, phí phạt quá hạn hơn 67 tỷ đồng.
Ngoài ra, khoản nợ còn được đảm bảo mới 3 triệu cổ phần của ông Trương Việt Bình tại Công ty CP Thời trang NEM, bảo lãnh thanh toán của Công ty CP Thời trang NEM.
Giá khởi điểm khoản nợ lần này là 257 tỷ đồng, không giảm so với lần rao bán thứ 8. Trước đó, qua mỗi lần rao bán không thành công, BIDV sẽ giảm giá khoảng 10%. Nếu lần này rao bán thành công ở mức giá 257 tỷ đồng, BIDV cũng chỉ thu hồi được nợ gốc, bằng một nửa giá trị khoản nợ.
Thời gian gần đây, BIDV liên tiếp phát đi các thông báo về việc đấu giá với nhiều tài sản giá trị lớn (Ảnh minh họa: BIDV). |
Hay như với khoản nợ được đảm bảo bằng dự án KDC khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9 (nay là TP Thủ Đức) được BIDV rao bán lần thứ 6. Cụ thể, ngân hàng thông báo đấu giá lần thứ 6 khoản nợ của Công ty TNHH XD và KD Nhà Bách Giang, Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên.
Tổng dư nợ tạm tính của Nhà Bách Giang đến ngày 30/9 là 244,5 tỷ đồng, dư nợ gốc là hơn 97 tỷ và dư nợ lãi là hơn 147 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ của Công ty Cao Nguyên là hơn 253 tỷ đồng, gồm 100,7 tỷ đồng nợ gốc và 152,5 tỷ đồng nợ lãi.
Khoản nợ được rao bán với giá khởi điểm 281 tỷ đồng, giảm 31 tỷ đồng so với lần rao bán thứ 5 và giảm hơn 190 tỷ, tương đương giảm hơn 40% so với lần rao bán đầu tiên.
Rao bán lần thứ 6, khoản nợ Công ty CP Tập Đoàn Khải Vy được BIDV tính đến ngày 7/6 có giá trị hơn 1.035 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 409 tỷ và lãi là hơn 626 tỷ đồng.
Giá khởi điểm của khoản nợ được đưa ra lần này là 693 tỷ đồng, giảm 62 tỷ đồng so với lần rao bán cuối tháng 7 và đã giảm 342 tỷ đồng so với lần rao bán đầu tiên hồi tháng 5 (tức giảm tới 33%). Trong các tài sản đảm bảo, đáng chú ý nhất là Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crysta; Palace (TPHCM).
Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace xây trên khu đất rộng 2.675m2, thuộc khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, TPHCM. Với mức đầu tư hơn 580 tỷ đồng, trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace và khách sạn MerPerle Crystal Palace có quy mô 2 tầng hầm, 8 tầng nổi và sân thượng, gồm 4 phòng tiệc cưới sức chứa hơn 1.500 khách, cùng 80 phòng khách sạn chuẩn 4 sao. Trung tâm này được khai trương vào tháng 10/2015 và có thời hạn sử dụng đến năm 2058.
BIDV từng rao bán riêng Crystal Palace vào năm 2019 với giá khởi điểm 535 tỷ đồng rồi giảm xuống 356 tỷ đồng nhưng không thành công.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng vừa rao bán hàng loạt tài sản là bất động sản tại Lâm Đồng của Công ty TNHH Việt Trường Sơn. Giá khởi điểm cho lần thứ 10 phát mại là hơn 22,3 tỷ đồng cho 6 lô đất tại TP Đà Lạt, TX Bảo Lộc (Lâm Đồng). Tính đến 30/9, khoản nợ của công ty này tại Vietcombank đã lên đến 34,9 tỷ đồng.
Hay như tại VietinBank, 6 lần rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Xuất nhập khẩu Cát Tường với mức giá ra bán giảm 20 tỷ đồng so với lần đầu... Trong guồng quay rao bán nợ xấu, không chỉ BIDV, Vietcombank, VietinBank, thị trường còn thấy xuất hiện nhiều cái tên như Sacombank, VIB...
Việc các ngân hàng dồn dập rao bán nợ cho thấy áp lực xử lý nợ trên vai các ngân hàng rất lớn. Những khoản nợ có tài sản đảm bảo tốt được ngân hàng xử lý một cách dễ dàng, nhưng số lượng này lại rất ít. Trong khi đó, những khoản nợ quy mô lớn dù giảm giá mạnh cũng khó bán vì thường những khoản nợ này phức tạp và đòi hỏi người mua phải có tiềm lực tài chính mạnh. Không ít món nợ ngân hàng rao bán cả chục lần, liên tiếp giảm giá vẫn không tìm được người mua.
Bức tranh nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại cũng tăng lên rõ rệt qua tác động tiêu cực của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6, nếu tính cả nợ cơ cấu, nợ xấu đã lên tới 7,21%.
Cụ thể, nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu là 3,66%, trong đó tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,73% (cuối năm 2020 là 1,69%).
Nếu tính cả các khoản nợ không bị chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thì tỷ lệ này là 7,21%. Cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu này chỉ ở mức 5,08%.
(Theo Dân Trí)
Ngân hàng sẽ không được tự tổ chức bán đấu giá khoản nợ
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bỏ quy định cho phép các ngân hàng tự tổ chức bán đấu giá khoản nợ. Hoạt động bán đấu giá khoản nợ sẽ chỉ được thực hiện khi bên bán nợ (ngân hàng) thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện.
(责任编辑:World Cup)
- ·Đăng kí kết hôn có liên quan đến hộ khẩu không?
- ·Ban Bí thư chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị nhân sự khóa XIII
- ·Những vụ cháy đau thương bên trong nhà ống bị khói lửa bao trùm
- ·Hà Nội đã bố trí hơn 11.423 tỷ đồng cho các dự án trường học, y tế, di tích
- ·Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
- ·TP. Hồ Chí Minh: 280 doanh nghiệp tham gia Triển lãm thủy sản quốc tế (Vietfish) lần thứ 25
- ·Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội rơi từ tầng 27 chung cư tử vong
- ·Chống buôn lậu, gian lận thương mại thu về ngân sách hơn 7,6 nghìn tỷ đồng
- ·Long An phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp đến năm 2030
- ·Điều tra Phó hiệu trưởng vì nghi vấn dâm ô học sinh
- ·Quá khứ về anh không còn làm em thổn thức!
- ·Cô giáo nhốt trẻ vào tủ vẫn đang trong thời gian thử việc
- ·Vietnamese, Japanese FMs hold phone talks on COVID
- ·Đơn hàng khởi sắc, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về gần 8,89 tỷ USD
- ·Long An: Tăng cường quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
- ·Tiếp tục tiết kiệm triệt để chi tiêu công trong năm 2023
- ·Các tỉnh miền Bắc và Hà Nội còn mưa đến bao giờ?
- ·Cá ngừ Việt Nam rộng cửa sang Anh nhờ UKVFTA
- ·Có nên bỏ con dấu trong kinh doanh?
- ·Nhân chứng kể lại thời điểm vụ cháy khiến 2 trẻ tử vong ở Gò Vấp