【xem kết quả bóng đá italia】Giải ngân vốn đầu tư công: Bứt tốc chặng nước rút
Chính phủ đốc thúc
TheảingânvốnđầutưcôngBứttốcchặngnướcrúxem kết quả bóng đá italiao báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của cả nước khi kết thúc quý III/2022 mới đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (hết quý III/2021, tỷ lệ giải ngân của cả nước là 47,38%). Như vậy, gánh nặng giải ngân hết kế hoạch vốn được giao vào những tháng còn lại của năm là rất lớn.
Tình trạng giải ngân chậm đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Sốt ruột” trước thực trạng này, ngày 15/9, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 124/NQ-CP thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022. Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 đạt 95 - 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; giải ngân 100% vốn ngân sách địa phương; giải ngân tối thiểu 50% vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được giao trong năm 2022.
Các địa phương đang chạy nước rút và đều đặt ra mục tiêu đến hết năm sẽ giải ngân đạt tỷ lệ cao nhất so với kế hoạch. |
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tiến độ giải ngân của cả nước đã có sự chuyển biến trong 2 tháng 8 và 9. Nếu như kết thúc tháng 7/2022, tỷ lệ giải ngân của cả nước mới đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao thì hết tháng 9/2022, tỷ lệ giải ngân của cả nước đã tăng lên đạt tỷ lệ 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, so với lượng vốn cần giải ngân thì hiện tỷ lệ này vẫn đang ở mức thấp.
Không chỉ việc giải ngân vốn đầu tư công chậm mà việc giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) cũng đang rất chậm. Theo đó, ngày 17/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Chỉ thị số 19/CT- TTg về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 CTMTQG những tháng còn lại năm 2022 và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023.
Chỉ thị nêu rõ, để tiếp tục thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu từ công năm 2022 (mục tiêu giải ngân năm 2022 từ 95% - 100%) và cả giai đoạn 2021-2025, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 CTMTQG những tháng cuối năm 2022 và những năm sau là một trong những nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng, cần ưu tiên tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Đặc biệt là trong 2 năm 2022 - 2023, chúng ta phải giải ngân số vốn lớn hơn các năm trước (ngoài kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, còn có thêm phần vốn đầu tư công từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội).
Các địa phương chạy nước rút
Trước những đốc thúc của Chính phủ cùng với thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, các địa phương đang chạy nước rút và đều đặt ra mục tiêu đến hết năm sẽ giải ngân hết nguồn vốn hoặc giải ngân đạt tỷ lệ cao nhất so với kế hoạch vốn được giao.
Đơn cử như tại Hà Nội, đến hết tháng 9 vừa qua, thành phố mới giải ngân được hơn 17.170 tỷ đồng, đạt 33,6% kế hoạch. Khó khăn vướng mắc của Hà Nội trong công tác giải ngân chính là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất để đền bù, giải phóng mặt bằng. Việc hoàn thiện thủ tục đầu tư một số dự án còn chậm do vướng mắc trong thực hiện chỉ giới đường đỏ, quy hoạch, tuân thủ quy định chuyên ngành…
Để khắc phục tình trạng này, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố. Đây chính là cơ sở và có tính chiến lược lâu dài để Hà Nội thực hiện giảm đầu mối, tăng tính chủ động cho cấp cơ sở. Theo đó, những tháng cuối năm này, UBND TP. Hà Nội đang tập trung triển khai thực hiện đề án để góp phần đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.
Không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản của 3 chương trình mục tiêu quốc gia Tại Chỉ thị số 19/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia những tháng còn lại năm 2022 và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lắp, lãng phí; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. |
UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu các chủ đầu tư căn cứ năng lực hiện có và các điều kiện thực hiện, có văn bản cam kết thực hiện công tác giải ngân vốn năm 2022. Theo báo cáo từ UBND TP. Hà Nội, đến nay, toàn bộ các chủ đầu tư đã có văn bản cam kết giải ngân với thành phố. Đồng thời, Thành ủy thành phố phân công các đồng chí Thường vụ Thành ủy theo địa bàn, lĩnh vực phụ trách trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công; phấn đấu tỷ lệ giải ngân toàn thành phố đạt 93,2% kế hoạch vốn được giao.
TP. Hồ Chí Minh cũng đang đứng trong danh sách các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp so với trung bình của cả nước khi hết tháng 9/2022 mới đạt 25%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ, TP. Hồ Chí Minh đã tập trung nhiều giải pháp quyết liệt. Đồng thời, thành phố cũng lập tổ công tác chuyên đề (dự án vốn lớn, ODA, giải phóng mặt bằng) để rà soát từng dự án và tổ chức giao ban định kỳ với từng chủ đầu tư lên kế hoạch giải ngân từ đây đến cuối năm. Theo nhận định của UBND TP. Hồ Chí Minh, dự kiến trong tháng 11 và 12 nhiều dự án có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn được giao.
Hết tháng 9/2022, tỉnh Đắk Lắk mới giải ngân được 26% kế hoạch vốn được giao. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 6 đơn vị chưa giải ngân được đồng vốn nào và 9 đơn vị giải ngân dưới mức bình quân chung của tỉnh.
Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công đã gây ra nhiều hệ lụy cho địa phương vì việc hoàn thiện dự án không đúng như dự định ban đầu dẫn đến hiệu quả công trình khi đưa vào sử dụng không cao, gây lãng phí ngân sách. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, trong quý cuối cùng của năm, UBND tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương, chủ đầu tư phải tập trung hơn nữa, có các giải pháp mang tính đột phá nhằm thúc đẩy ngân vốn đầu tư công trên địa bàn để đạt kết quả cao nhất. Đặc biệt, các ngành, địa phương cần tiếp tục siết mạnh kỷ luật, kỷ cương, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện kế hoạch đầu tư công.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tăng giờ làm thêm, có nâng cao hiệu quả sản xuất?
- ·Tài xế xe tải kể 2 lần thoát chết trước nhóm đối tượng nguy hiểm ở Đắk Lắk
- ·Đặc nhiệm Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng truy bắt các đối tượng nguy hiểm ở Đắk Lắk
- ·Vi phạm tốc độ trên Quốc lộ 2, tài xế bỏ chạy hàng cây số rồi cố thủ trong ô tô
- ·Giá vàng trong nước tăng, cao hơn giá thế giới 9,58 triệu đồng/lượng
- ·Cử tri cần bộ, ngành hướng dẫn cụ thể các vụ việc thay cho viện dẫn văn bản luật
- ·Bắt giữ toàn bộ các đối tượng cầm đầu vụ tấn công trụ sở xã tại Đắk Lắk
- ·Bộ GTVT yêu cầu kịp thời phát hiện bất cập ở các tuyến cao tốc khai thác tạm
- ·Giá vàng SJC không biến động, tỷ giá trung tâm tăng nhẹ phiên đầu tuần
- ·Tổng Bí thư: Nhiều nữ đại biểu Quốc hội được tín nhiệm, giao trọng trách
- ·SEO & tiếp thị nội dung: Kết hợp tuyệt vời trong kinh doanh online
- ·Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Sửa luật BHXH theo hướng tăng quyền lợi người đóng
- ·Nghi án phân xác ở Bình Dương: Giải đáp nghi vấn chân, tay bị đốt là của 2 người
- ·Tài xế xe tải kể 2 lần thoát chết trước nhóm đối tượng nguy hiểm ở Đắk Lắk
- ·Xử lý và buộc tiêu hủy lượng lớn thuốc tân dược không được phép lưu hành
- ·Rào chắn 60m đường Nguyễn Trãi phục vụ thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
- ·Bộ trưởng LĐTB&XH: Năng suất lao động Việt Nam không hề thấp hơn Campuchia, Lào
- ·Tạm giữ tài xế xe khách gây tai nạn chết người trên cao tốc La Sơn – Túy Loan
- ·Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới
- ·Phó Thủ tướng: Thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn manh mún, dàn trải