【thông tin bóng đá】Phát triển thị trường vốn, giảm áp lực nợ công
Phát hành kỳ hạn dài,áttriểnthịtrườngvốngiảmáplựcnợcôthông tin bóng đá kéo dài thời gian trả nợ
Theo Bộ Tài chính, các chỉ số nợ công của nước ta hiện nay vẫn đang trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững do các khoản nợ trong nước của Chính phủ có kỳ hạn trung bình tương đối ngắn.
Thực hiện Nghị quyết 75/2014/QH13 của Quốc hội, từ cuối năm 2014, việc huy động vốn trong nước của Chính phủ thông qua hình thức phát hành trái phiếu (TP) đã tập trung vào phát hành TP có kỳ hạn trên 5 năm nhằm kéo dài kỳ hạn nợ, giảm rủi ro tái cấp vốn đối với danh mục nợ công. Để đạt được mục tiêu này cần có một thị trường vốn phát triển hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn cho Chính phủ, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp (DN) và cá nhân, giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của hệ thống ngân hàng.
Với mục tiêu trên, Chính phủ đã tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý về thị trường vốn; phát triển các sản phẩm trên cơ sở cung cầu thị trường; phát triển hệ thống nhà đầu tư và tổ chức thị trường.
Đối với công tác huy động vốn cho NSNN, Chính phủ luôn chú trọng phát hành TPCP có kỳ hạn dài để kéo dài thời gian trả nợ nhằm đảm bảo an toàn nợ công. Theo đó, TPCP có kỳ hạn dài đã được tập trung phát hành đều đặn như kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm, đồng thời lần đầu tiên phát hành TPCP kỳ hạn dài 20 năm và từ đầu năm 2016, đã phát hành TPCP kỳ hạn 30 năm.
Ngoài ra, hệ thống nhà đầu tư cũng được chú trọng phát triển. Trước đây, nhà đầu tư TPCP chủ yếu là các ngân hàng thương mại (NHTM), nhưng trong thời gian qua, Chính phủ đã tái cơ cấu hệ thống nhà đầu tư trên thị trường TPCP thông qua kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, tăng tỷ trọng đầu tư TPCP của các DN bảo hiểm.
Theo đó, tỷ lệ nắm giữ TPCP của các NHTM cuối năm 2015 đã giảm xuống còn 77% tổng khối lượng TPCP, tỷ lệ nắm giữ TPCP của các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư chứng khoán lên 23%. Ngoài ra, Chính phủ đang nghiên cứu và chuẩn bị ban hành Nghị định về quỹ hưu trí tự nguyện để phát triển hệ thống nhà đầu tư dài hạn trên thị trường. Đồng thời sẽ rà soát tổng thể các giải pháp như chính sách thuế, phí đối với hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài, triển khai các công cụ phòng ngừa rủi ro để thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường TPCP…
Thực hiện giải pháp đồng bộ phát triển thị trường
Mặc dù vậy, theo nhận định của Bộ Tài chính, quy mô thị trường TPCP Việt Nam hiện còn nhỏ, hệ thống nhà đầu tư trên thị trường tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chủ yếu là các NHTM, sự tham gia các công ty bảo hiểm, nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính cho biết trong năm 2016 sẽ tiếp tục nghiên cứu trình Chính phủ hệ thống giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường TPCP theo chiều rộng và chiều sâu.
Theo đó, đối với thị trường TPCP sẽ tiếp tục huy động vốn hiệu quả cho NSNN, hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ trong việc cơ cấu lại nợ trong nước bằng việc tiếp tục phát hành TP có kỳ hạn dài, trong đó kỳ hạn 3 năm chiếm 30%, các kỳ hạn từ 5 năm trở lên chiếm 70%. Tăng cường tính thanh khoản của thị trường bằng cách thu hút nhà đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, kỳ hạn phát hành.
Để đạt được mục tiêu này, các giải pháp mà Bộ Tài chính đặt ra phải giải quyết trong năm nay chính là việc hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng hoàn thiện kỹ thuật phát hành, chế độ công bố thông tin báo cáo đảm bảo việc phát hành tín phiếu thuận tiện và phù hợp với cơ chế thị trường; quy định hướng dẫn về mua lại TPCP; nghiên cứu cơ chế cho vay TPCP.
Bộ Tài chính cũng sẽ “bắt tay” với Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, triển khai Đề án chuyển chức năng thanh toán tiền TPCP sang Ngân hàng Nhà nước để giảm thiểu rủi ro hệ thống thanh toán TPCP.
Liên quan đến thúc đẩy thị trường, Bộ Tài chính sẽ tái cơ cấu thị trường TP theo hướng giảm số mã TP và tăng quy mô niêm yết của một mã TP; nâng kỳ hạn trung bình của danh mục TPCP lên mức 6 - 8 năm trong giai đoạn 2016 - 2020; hiện đại hoá phương thức phát hành TPCP bán trực tiếp cho nhà đầu tư cá nhân; tổ chức quảng bá, hội thảo và giới thiệu thị trường TPCP Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua TPCP, phấn đấu dư nợ TPCP đạt khoảng 22% GDP vào năm 2020.
Tính đến ngày 25/3/2016, Bộ Tài chính cho biết đã thực hiện phát hành được gần 69 nghìn tỷ đồng TPCP bù đắp bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển, đạt khoảng 31% nhiệm vụ huy động vốn trong nước năm 2016, đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán. |
Hoàng Lâm
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Khởi tố vụ án xây căn hộ chung cư trái phép, bán cho nhiều người ở TPHCM
- ·Mở phòng khám nam khoa để lừa đảo, tống tiền khách hàng
- ·Big C tôn vinh “vẻ đẹp Việt” sau khi đổi chủ
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·3 đối tượng táo tợn ép xe đôi nam nữ, dùng súng uy hiếp cướp tiền và nhẫn
- ·Cách bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm chuyển trái phép 4,5 tỷ USD qua biên giới
- ·Sẽ khởi công FLC Quảng Bình vào 24
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Bắt nhân viên ngân hàng ở TPHCM chiếm đoạt 8 tỷ đồng
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Chân tướng kẻ đồi bại gây ra hàng loạt vụ dâm ô trẻ em
- ·Chiếm đoạt gần 610 triệu đồng của nhà trường rồi nhờ người dựng hiện trường giả
- ·Cái kết của chủ quán chuyên mua chó trộm và nhóm ‘cẩu tặc’ lộng hành ở miền Tây
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·“Đại gia” giãi bày cái khó khi đầu tư vào nông nghiệp
- ·Lãi âm sau thanh tra, cổ phiếu Eximbank bị cảnh báo
- ·Bắt tạm giam cô gái lái ô tô tông vào đuôi xế hộp của đối phương ở Đắk Lắk
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Vinamilk tặng sữa cho trẻ em trị giá 22,5 tỷ đồng