【keo bỉ】Thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ
Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp (Ảnh: Duy Linh). |
Sáng nay,ảoluậnkỹlưỡngđểviệcquyếtđịnhcôngtácnhânsựbảođảmchặtchẽkeo bỉ Quốc hội Khóa XV khai mạc Kỳ họp thứ 7. Phát biểu khai mạc, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các vị đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao.
Về công tác lập pháp, Phó chủ tịch Thường trực nói đây là nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian của Kỳ họp với số lượng 24 dự ánluật, dự thảo nghị quyết (đây là khối lượng nội dung về lập pháp lớn nhất được xem xét tại một kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay); trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật; 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác.
Lưu ý các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thu hút sự quan tâm nhiều của cử tri và Nhân dân cả nước, ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, tập trung đóng góp ý kiến toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật của dự thảo luật để bảo đảm chất lượng cao nhất khi được xem xét, thông qua.
Theo Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Đề nghị từ ông Mẫn với các vị đại biểu Quốc hội là phân tích khách quan, toàn diện, tập trung vào những vấn đề lớn, qua đó đánh giá chất lượng và những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành, nhất là công tác dự báo, dự toán ngân sách nhà nước.
Đối với tình hình những tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho những tháng còn lại của năm 2024, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội bám sát các yêu cầu, mục tiêu, giải pháp tại các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội…; lưu ý những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, khu vực để đánh giá đúng những kết quả quan trọng đã đạt được, những bất cập, hạn chế, yếu kém, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách năm 2024, tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng - Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội phát biểu.
Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định, cho ý kiến về Chủ trương đầu tưChương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số nội dung quan trọng khác.
Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, đóng góp ý về sự phù hợp, tính khả thi, hiệu quả của các chính sách; tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành, bảo đảm phát huy được nguồn lực, tận dụng được cơ hội phát triển, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội phát biểu.
Về giám sát tối cao, ông Trần Thanh Mẫn cho biết, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.
Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua các nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025. Báo cáo của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, kết hợp xem xét, thảo luận cùng các nội dung liên quan.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Sóc Trăng: Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường
- ·Quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói
- ·Thông báo của Canada về sản phẩm kiểm soát sâu bệnh
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Bạc Liêu: Đưa năng suất trở thành động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực,
- ·Tự động hóa: Chìa khóa giúp doanh nghiệp tăng năng suất làm việc
- ·Tiêu chuẩn công nghệ silica trong sản xuất cao su
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Thông báo của Vương Quốc Anh về sản phẩm xây dựng
- ·Hướng đến Ngày Đo lường Việt Nam năm 2022
- ·Vì sao cần ban hành Thông tư Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên t
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Rà soát, bổ sung quy chuẩn xe ô tô điện: Căn cứ kiểm tra, chứng nhận chất lượng phương tiện
- ·Lai Châu hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP vào các hệ thống cửa hàng, siêu thị
- ·Sửa đổi bổ sung Luật TC&QCKT và Luật CLSPHH: Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hội nhập quốc tế
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp