【soi kèo trận indonesia】Hồi ức của vị tướng lái tăng yêu nhạc và thơ
Dù đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng nhiều người vẫn nhớ đến ông không đơn thuần là người hùng từng lái chiếc xe tăng 980 huyền thoại,ồiứccủavịtướngláităngyêunhạcvàthơsoi kèo trận indonesia mà còn là một ông bầu bóng đá, nhà thơ với nhiều tác phẩm còn sống mãi trong lòng bao thế hệ.
Duyên phận lính tăng
Vào lính ở cái tuổi “17 bẻ gẫy sừng trâu”, người thanh niên với nước da rắn giỏi của vùng đất Quảng Ninh bước chân vào quân ngũ năm 1966, làm lính bộ binh thuộc Trung đoàn 88, Sư đoàn 308. Sau đó, ông tham gia đánh trận lớn: Khe Sanh, Quảng Trị, Đường 9 rồi đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968.
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng (đứng thứ 3 từ trái qua) chụp ảnh lưu niệm với các bạn sinh viên Trường Đại học Kiến Trúc và Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội tại Nghĩa trang Việt Lào (Nghệ An). |
Trong chiến dịch Tây Nguyên (3/1975), ông đã được phong tặng Anh hùng khi chỉ huy Đại đội 9 phối hợp với Đại đội Bộ binh 1 đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, chiếm lại khu kho Mai Hắc Đế (Buôn Ma Thuột), đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 của ngụy, giải phóng Buôn Ma Thuột. Tiếp đó, trong trận đánh chiếm thị xã Tuy Hòa (Phú Yên), Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy xe tăng M41 vừa thu được của địch, bắn 9 quả đạn diệt 1 trận địa pháo 105mm, bắn chìm 1 tàu chiến, 1 xuồng chiến đấu. Ngày 29/4/1975, ông chỉ huy đại đội phối hợp với bộ binh và đặc công chốt tại Cầu Bông diệt và bắt toàn bộ đơn vị M113 của địch…
Theo lời kể của ông, chiếc xe 980 do ông chỉ huy đã dẫn đầu mũi đột kích tiến công vào Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 (quân đội Sài Gòn) trong cuộc tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, sau đó tiến ra sân bay Hòa Bình.
“Chúng tôi cho quân bí mật phòng thủ ở Chư Nga, đến giờ xuất kích thì càn rừng lao vào thị xã. Vì xe tăng ta xuất hiện bất ngờ nên địch không kịp trở tay. Chúng tôi lao thẳng tới Sở Chỉ huy Sư đoàn 23, cùng với Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 tiến công địch như vũ bão. Kíp xe của chúng tôi đã cùng đơn vị của anh Việt, Trung đoàn 24 bắt sống tên đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng Đắc Lắc”, ông kể.
Vậy là, chiếc xe tăng 980 đã theo Đoàn Sinh Hưởng cùng đoàn quân giải phóng thu về bao chiến thắng lẫy lừng trên chiến trường Tây Nguyên. Sau giải phóng, TP. Buôn Ma Thuột đã dựng tượng đài chiến thắng ở Ngã Sáu và lấy xe tăng 980 làm biểu tượng cho khí thế tiến công và lưu danh tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta.
Sau giải phóng ông định trở lại quê hương, nhưng nghiệp nhà binh đã níu chân ông lại. Năm 26 tuổi, ông được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1975) với quân hàm Thiếu úy, Đại đội trưởng Đại đội xe tăng 9, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 273, Quân đoàn 3. Sau này, ông dành nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học quân sự với bằng Tiến sĩ và trở thành Tư lệnh Tăng thiết giáp rồi Trung tướng - Tư lệnh Quân khu 4 cho tới khi trở về với đời thường năm 2009.
…Và duyên nợ với thơ ca
Nhiều người vẫn nói lính tăng là khô khan, thô ráp nhưng ít ai biết, chính những năm tháng chiến tranh khốc liệt lại nuôi dưỡng tình yêu thơ, yêu nhạc vô bờ bến trong một vị tướng. Trong chuyến hành quân về thăm lại Nghĩa trang Việt Lào (Nghệ An) và Thành cổ Quảng Trị mới đây, tôi may mắn được hát lại ca khúc “Tình yêu lính tăng” của ông tại đêm giao lưu với tuổi trẻ, Đoàn viên thanh niên TP. Vinh (Nghệ An). Ông tâm sự: “Lời hát chính là mối tình đầu giữa tôi và cô thanh niên xung phong tại Truông Bồn (Nghệ An), nhưng sau ngày giải phóng tôi trở lại tìm thì biết tin cô ấy đã hy sinh”. Bài hát có đoạn: “Em sẽ về nơi anh, đến với người lính tăng. Đồi hoa sim tím thế, ấm áp nhớ thương, nhớ thương hoài…”
Cũng viết về tình yêu người lính, bài thơ “Hương lòng em” kể về chuyện tình của một anh lính lái xe Trường Sơn và cô thanh niên xung phong với nhiều hẹn ước. “Vậy nhưng, dù biết chàng trai đã hy sinh nhưng cô gái ấy nay vẫn chung thủy đợi chờ, cô thường xuyên đến bên mộ anh khóc và nhang khói”, ông kể lại. Bài thơ đã được nhạc sỹ Hoàng Thành phổ nhạc và giới thiệu trong nhiều chương trình Tác phẩm mới của Đài Truyền hình Việt Nam, ca khúc đã trở thành một trong những ca khúc hay nhất về người lính: Đã bao lần em lại ngồi nhớ anh/Bím tóc ngày xưa xanh không còn nữa/Cây bưởi sau nhà chẳng muốn ra hoa/Mà em đợi anh nước mắt nhạt nhoà…
Nói về sự nghiệp âm nhạc, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng từng được trao Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc Việt Nam. Ông cho biết, từ năm tháng còn ở chiến trường cho đến nay, ông đã làm khoảng vài trăm bài thơ, trong đó có 50 bài đã được phổ nhạc. Ông chính là tác giả của bài hát Mãi mãi tuổi thanh xuân, sau khi đọc liền một mạch hết quyển nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và đây được coi như bài quốc ca của Qũy “Mãi mãi tuổi hai mươi” bây giờ.
Ngoài sự nghiệp âm nhạc, độc giả còn biết đến ông với vai trò là một “ông bầu”, một vị tướng mê bóng đá khi chính ông đã dìu dắt đội bóng phong trào của Quân khu 4 trở thành chuyên nghiệp và xếp thứ hạng cao.
Đến nay, dù đã về với cuộc sống đời thường nhưng “anh lính thép” Đoàn Sinh Hưởng năm nào vẫn hăng hái tham gia nhiều công tác xã hội, tiếp tục sáng tác nhạc và thơ. Ông hiện là Chủ tịch Quỹ Mãi mãi tuổi hai mươi, nhiệm kỳ 2011-2015./.
Bài, ảnh: Kim Thoa
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tác dụng 'ngược' của ứng dụng đếm bước với sức khỏe
- ·Triển lãm ảnh "Đẹp và chưa đẹp trong cuộc sống"
- ·Lễ hội cấp sắc của người Dao
- ·Nhà tù Côn Đảo đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt
- ·Hàng dỏm giăng bẫy đầy mạng
- ·700 công ty tham dự Diễn đàn du lịch lớn nhất châu Á
- ·Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng: Nâng tầm hoạt động văn hóa
- ·Lễ Kỳ yên
- ·Ô tô lỗi túi khí đã được Honda thu hồi toàn bộ
- ·Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt
- ·Điểm mặt những chất độc hại được tìm thấy trong đồ chơi
- ·Ðột phá sản lượng thuỷ sản
- ·Di tích lịch sử Trường Dục Thanh
- ·Những loại hình du lịch hút khách trong hè 2013
- ·12 chất độc trong thực phẩm bạn ăn hàng ngày
- ·10 kỷ lục Việt Nam được công nhận kỷ lục châu Á
- ·Du lịch Việt Nam vào tốp 10 văn hóa địa phương độc đáo
- ·Phát huy thế mạnh kinh tế tập thể
- ·Trà sữa thái giải nhiệt: Thận trọng với nguyên liệu ‘3 không’
- ·“Bà Năm rau mầm” truyền nghề