会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tsg hoffenheim vs】Tết của má!

【tsg hoffenheim vs】Tết của má

时间:2025-01-11 03:50:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:434次

Báo Cà Mau(CMO) Hai năm dịch giã, số lần tôi về thăm má cũng thưa thớt. Có bận, đi công tác cơ sở tạt ngang nhà khi đã tối mò. Má nấu gói mì, ngồi võng coi con ăn xong mới đi ngủ. Rồi một cuốc điện thoại thông báo: “Qua chỗ cách ly tập trung gấp! Chuyến công tác 2 hôm trước tiếp xúc với nhiều F0”. Lò dò điện cho anh em cơ sở mình tiếp xúc trong ngày, có biết đâu má ở ngoài nghe thấy hết. Vậy là đêm đó, má mất ngủ. Sáng 4 giờ, tôi thức dậy, má đeo sẵn khẩu trang, đưa bọc tôm cua cá đủ loại rồi nhắn: “Bây để ngoài cho cháu nội tao, rồi đi cách ly. Có gì nhắn má hay nghen con”.

Tánh má tôi là vậy. Hễ con cái, gia đình có chuyện gì là không ngủ được. Ba mất đã mấy năm, giờ mảnh đất hương hoả, ngôi nhà dưới quê chỉ có mình má thui thủi. Nhiều người quở: “Sanh chi một bầy 6 đứa con, giờ ở có mình ên, không đứa nào phụng dưỡng”. Mỗi lần nghe vậy, má xuề xoà: “Nó lớn hết rồi, phải lo công ăn chuyện làm. Tôi còn khoẻ, mắc mớ gì phải cung phụng”. Còn ai có hỏi thêm, má nói: “Cho tụi nó đi ăn học để đi làm công tác, còn mình nông dân phải gắn bó với đất đai, kêu nó về làm nông dân như mình thì uổng tiền học hành sao”.

Anh em tôi lớn lên, mỗi người một chí hướng, một mái ấm riêng. Tôi là con út, nhỏ nhất, dở nhất nhà cũng được ba má lựa chọn theo quan niệm của ông bà xưa “giàu út ăn, nghèo út chịu”. Ngặt nỗi, công việc, nhà cửa đều trên thành phố, thế nên má ở một mình. Vuông tôm, vườn tược, một tay má cáng đáng. Má hay nói: “Tao còn mần được là còn khoẻ, chừng nào nằm một chỗ thì hãy lo”. Quanh năm suốt tháng, hết cá tôm cua, rau củ, dừa tươi, dừa khô, chuối chín... má vun vén gởi cho khắp lượt mấy đứa con. Tiền má xổ vuông dành dụm, đứa nào thiếu, má cho mượn mà không bao giờ đòi.

Công việc ngược xuôi, mỗi lần về nhà thật bình yên. Má thích trồng bông vạn thọ, bông mồng gà quanh ngõ, trước sân nhà. Bông nở quanh năm, thế nên tôi hay chọc má: “Về nhà lúc nào cũng như Tết”. Những lần về không báo trước, đúng bữa cơm của má, giở ra chỉ là con cá phi kho, tô nước cơm chắt. Má nói, mình ên nấu nhiều mắc ngán, ai mà ăn. Hôm nào ăn chay, cũng đơn giản là đậu bắp luộc chấm nước tương, sang trọng lắm cũng chỉ miếng tàu hũ kho lạt. Nhưng bữa cơm nào, má cũng dành góc ghế quen, chén cơm cúng và ly nước cho ba. Má kể: “Có bữa làm mệt quá, đốt nhang cho ba mày mà đâm quạu. Chưa gì hết đã leo tuốt trên bàn thờ cười mỉm chi, bỏ mình ên tao cực thấy mồ”. Nói là quạu, nhưng thật ra là má nhớ ba.

Nhà ở quê, má nuôi vịt gà đàn đàn, lứa tiếp lứa. Cứ tụi tôi về là bày ra làm đủ món. Giờ lớn tuổi, những bữa vui má hay nhắc chuyện ngày xưa, cái thời anh em tụi tôi còn nhỏ nheo nhóc, nhà nghèo khó. Má chỉ anh Tư rồi cười: “Thằng cán bộ này hồi nhỏ, nhà cặp bên có đám cúng cơm, nó năn nỉ má qua xin nước thịt kho, xin nước thôi về chan cơm ăn đỡ thèm. Vậy mà quất một tô chà bá, ăn ngon lành”. Rồi chuyện anh chế tôi, học cách lớp, cách buổi, chỉ có 1 bộ quần áo mặc chung. Ông anh tôi đi học về làm biếng giặt, bà chế nổi máu xung thiên vì không có đồ mặc, đem bộ quần áo dơ ra chặt khúc. Ba về thấy dấu dao lằn trên bộ ván gõ của ông cố để lại, vậy là bắt cả 2 nằm cúi đánh đòn suốt đêm.

Má nói nhà nghèo, tôi mê coi phim “tề thiên”, cứ chiều xuống là phải bó đuốc lá dừa thủ sẵn đi coi ké nhà người ta. Có hôm, đang lúc “tề thiên” chưởng phép ì đùng đánh yêu quái, chủ nhà tắt cái rụp, nói ngang là hết bình, giải tán. Tôi về khóc ấm ức. Mấy hôm sau, ba má bán hết 2 bồ lúa ra chợ thị xã Cà Mau mua một cái vô tuyến kèm thêm cái máy thâu băng. Những bữa chạy chợ, má chèo về tới đầu doi nhà, tôi chạy ra đòi ổ bánh mì thịt, không có thì dùng dằng khóc nhè.

Mỗi mùa tựu trường, mỗi mùa Tết, ba má ngồi thâu đêm để tính toán sao cho đứa nào cũng có bộ quần áo mới, có cái ăn để khỏi “chết thèm” với người ta. Má còn nhớ vụ anh Hai, anh lớn trong nhà, lôi hũ bánh in đãi mấy thằng bạn trong xóm, thế nên tới khi em nhỏ khóc, không có gì cho em ăn. Rồi cái cảnh má đi mót lại cải tùa sại, dưa hấu đổ đống chiều 30 Tết của người ta đem về cho con. Còn bây giờ, cái gì cũng sẵn có, ê hề. Cứ món gì thèm là tụi tôi tụ tập lại bày ra nấu nướng. Ngồi trầm ngâm, má nói: “Giờ đúng là không thiếu thứ gì, mà anh em tụi bây, có mấy khi về đủ mặt”.

Nhà má, quanh năm bông vạn thọ, bông mồng gà nở rộ. Có chúng tôi về, bày biện nấu nướng không khí rôm rả, tụi nhỏ thì chạy giỡn tung tăng. Má nói vừa giỡn, vừa thiệt: “Có khi cuối tuần tụi bây về còn vui hơn Tết. Còn Tết, đứa thì trực, đứa thì bạn bè, hàng xóm, bên vợ, bên chồng. Hồi trước đón giao thừa còn ba mày, mấy năm nay chỉ có mình má, chui vô mùng ngủ là xong. Mấy ngày Tết, đứa về trước, về sau, rồi thì đồ ăn thừa mứa ở đó, hết đợi đứa này, tới đợi đứa khác, phát rầu”.

Niềm vui lớn nhất của má là những dịp con cháu về thăm.

Tết năm nào anh em chúng tôi cũng hẹn nhau về thăm má, nhưng phải qua mùng 1 Tết vì còn lu bu công chuyện. Thôi thì, với má, có con cháu về là có Tết. Còn má với đám bông vạn thọ, bông mồng gà, căn nhà hương hoả thì lúc nào cũng ở đó, đợi chúng tôi về.

Giao thừa năm nay, vợ chồng tôi sẽ về với má./.

 

Phạm Quốc Rin

 

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
  • Định vị thương hiệu sản phẩm thông qua việc truy xuất nguồn gốc
  • Vingroup và Intel ký MoU hợp tác chiến lược về công nghệ
  • Công bố tiêu chuẩn khí thải mới cho xe tải và xe buýt
  • Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
  • Sửa đổi Luật TC&QCKT, Luật CLSPHH: Thống nhất quy định về đánh giá sự phù hợp, công nhận, thừa nhận
  • Vi phạm về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói: Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý
  • Nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu chuẩn bị tốt cho chu kỳ tăng trưởng mới như VNM
推荐内容
  • Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
  • Tăng năng suất, chất lượng hàng hóa nhờ áp dụng đổi mới công nghệ
  • Chặn đứng nhiều hàng hóa do nước ngoài sản xuất nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam
  • Đảm bảo đo lường giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
  • Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
  • Cần đưa Hội chợ triển lãm nông nghiệp AgroViet thành sự kiện thường niên mang tầm quốc tế